Chủ nhật, 02/02/2025 - 08:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Từ tháng 2/2025, nhiều chính sách mới trong lĩnh vực giáo dục chính thức có hiệu lực, tác động trực tiếp đến giáo viên, học sinh và các cơ sở đào tạo trên cả nước. Những quy định này không chỉ siết chặt quản lý dạy thêm học thêm mà còn thay đổi phương thức tuyển sinh, thi cử và tăng cường công tác thanh tra trong ngành giáo dục.
Giáo viên không được thu tiền dạy thêm từ học sinh chính khóa
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành quy định mới về dạy thêm học thêm, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng dạy thêm, bảo vệ quyền lợi học sinh và đảm bảo công bằng trong giáo dục.
Theo quy định này, học sinh tiểu học không được tổ chức dạy thêm, trừ trường hợp tham gia các lớp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao hoặc rèn luyện kỹ năng sống. Đồng thời, giáo viên đang giảng dạy tại trường không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường để thu tiền từ chính học sinh mình đang phụ trách trên lớp.
Dạy thêm trong nhà trường cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Chỉ ba nhóm học sinh được phép tham gia mà không phải đóng học phí: Học sinh có kết quả học tập chưa đạt yêu cầu ở học kỳ trước; học sinh được nhà trường chọn để bồi dưỡng nâng cao; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh hoặc tốt nghiệp theo kế hoạch của trường.
Riêng với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường, tổ chức hoặc cá nhân muốn thu phí từ học sinh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh và chịu sự quản lý của Luật Doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát các cơ sở đào tạo. Ảnh chỉ mang tính minh họa: L.A.
Tuyển sinh lớp 6 xét tuyển, thi vào lớp 10 cố định ba môn
Theo Thông tư 30 do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 8/1/2025, từ năm nay, tuyển sinh vào lớp 6 sẽ chỉ áp dụng hình thức xét tuyển, không tổ chức thi. Việc xét tuyển sẽ dựa trên hướng dẫn của Sở GD&ĐT từng địa phương nhằm đảm bảo công bằng, khách quan và phù hợp với thực tế.
Với tuyển sinh lớp 10, quy định mới xác định ba phương thức: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả hai. Đối với địa phương tổ chức thi tuyển, kỳ thi sẽ bao gồm ba môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và một môn thứ ba do Sở GD&ĐT lựa chọn. Danh sách môn thi thứ ba sẽ được công bố sau khi kết thúc học kỳ I nhưng không muộn hơn ngày 31/3 hàng năm. Một môn không được chọn liên tục quá ba năm để đảm bảo sự cân bằng trong đánh giá năng lực học sinh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 chỉ còn bốn môn, theo đó Thông tư 24/2024 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 8/2/2025, quy định rõ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ thay đổi theo hướng giảm số môn thi từ sáu xuống còn bốn.
Thí sinh phải thi hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Ngoài ra, mỗi thí sinh được chọn hai môn trong danh sách: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).
Một điểm đáng chú ý là cách tính điểm xét tốt nghiệp sẽ thay đổi, với tỷ lệ 50% điểm thi và 50% điểm đánh giá quá trình học tập (học bạ). Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được dùng để miễn thi nhưng không còn được quy đổi thành điểm 10 khi xét công nhận tốt nghiệp như trước đây.
Tăng cường thanh tra trong lĩnh vực giáo dục
Thông tư 28/2024 của Bộ GD&ĐT, có hiệu lực từ ngày 10/2/2025, quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát các cơ sở đào tạo.
Công tác thanh tra tập trung vào các vấn đề như ban hành quy định nội bộ, công khai thông tin giáo dục, kiểm định chất lượng, tổ chức giảng dạy và các hoạt động liên quan đến thu chi tài chính trong trường học. Đặc biệt, việc quản lý dạy thêm học thêm sẽ là một trong những nội dung thanh tra trọng điểm.
Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2025 được kỳ vọng sẽ giúp hệ thống giáo dục vận hành minh bạch hơn, hạn chế tiêu cực và nâng cao chất lượng đào tạo. Giáo viên, học sinh và các nhà trường cần chủ động cập nhật để thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm theo pháp luật.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
P.V
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
K. Dung