Tất cả chuyên mục

Cần công khai, minh bạch trong lập quy hoạch

Thứ hai, 23/10/2023 - 13:02 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Luật Quy hoạch ban hành ngày 24/11/2017 yêu cầu việc lập quy hoạch phải bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch; việc điều chỉnh quy hoạch phải dựa vào các căn cứ đã quy định…Để hạn chế tối đa tiêu cực, Luật này đã quy định rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch.

Phải có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân

Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Theo Luật Quy hoạch năm 2017,  việc lập quy hoạch phải bảo đảm: Tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường; Sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia; Tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; Tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn; Tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch; Thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước…

Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch. Cơ quan lập quy hoạch là cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia.

Khi lập quy hoạch cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan và đối tượng chịu sự tác động của quy hoạch, cụ thể: Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp của địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch.

Đối với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến của UBND cấp tỉnh các địa phương liền kề.

Cơ quan lập quy hoạch lấy ý kiến về quy hoạch thông qua việc gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch; cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

Việc lấy ý kiến cộng đồng được thực hiện bằng hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch.

Căn cứ điều chỉnh và hành vi bị cấm

Việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây: (1) Có sự điều chỉnh mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch; (2) Có sự điều chỉnh của quy hoạch cao hơn làm thay đổi nội dung quy hoạch hoặc có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp; (3) Có sự thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính làm ảnh hưởng đến tính chất, quy mô không gian lãnh thổ của quy hoạch; (4) Do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh làm thay đổi mục tiêu, định hướng, tổ chức không gian lãnh thổ của quy hoạch; (5) Do biến động bất thường của tình hình kinh tế - xã hội làm hạn chế nguồn lực thực hiện quy hoạch; (6) Do sự phát triển của khoa học, công nghệ làm thay đổi cơ bản việc thực hiện quy hoạch; (7) Do yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Để hạn chế tối đa tiêu cực, Luật Quy hoạch quy định rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch gồm:

Một là, lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Hai là, lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ.

Ba là, lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn phản biện độc lập không đủ điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận hoặc trái với quy định của pháp luật.

Bốn là, cản trở việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân.

Năm là, không công bố, công bố chậm, công bố không đầy đủ quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cố ý công bố sai quy hoạch; cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch; hủy hoại, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu.

Sáu là, thực hiện không đúng quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.

Bảy là, can thiệp bất hợp pháp, cản trở hoạt động quy hoạch.

Một khu đô thị tại huyện Thanh Oai, Hà Nội. Ảnh: NT

Trách nhiệm thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Về trách nhiệm quản lý nhà nước, Luật Quy hoạch nêu rõ, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch; ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp và bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp và bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch và có nhiệm vụ, quyền hạn như: Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; Hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh trong việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; Ban hành định mức cho hoạt động quy hoạch…

Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch và kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quy hoạch.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh trình Chính phủ ban hành chính sách, giải pháp bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện quy hoạch và ban hành quy định về giá trong hoạt động quy hoạch.

UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn trong tổ chức thực hiện quy hoạch tỉnh; phối hợp lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng liên quan; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quy hoạch…

Báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” thành lập theo Nghị quyết số 19/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội nhận định, quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do quy định của Luật Quy hoạch còn có những bất cập, chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 chậm, trong khi các quy hoạch thời kỳ 2011 - 2020 hết hiệu lực nên thiếu cơ sở để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; quy định pháp luật có liên quan đến quy hoạch trong một số văn bản luật còn mâu thuẫn, chồng chéo và khó triển khai trên thực tiễn…

Thái Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 08/2025/QĐ-TTg ngày 4/4/2025 về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2025.

PV

Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg ngày 17/03/2025 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

M. Phương (TH)

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh xác minh tài sản, thu nhập tại huyện Lương Tài năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Năm 2025, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của 20 người tại 8 cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó huyện Lương Tài được lựa chọn với 2 cá nhân thuộc diện kiểm soát.

Lan Anh

Thanh tra Chính phủ tháo gỡ khiếu nại đất đai cho hơn 300 hộ dân phường Phúc La

(ThanhtraVietNam) - Hơn 300 hộ dân tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, đã chờ đợi đất dịch vụ và đất giãn dân từ năm 2007. Tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2025, Thanh tra Chính phủ cùng các cơ quan chức năng quyết tâm giải quyết vướng mắc kéo dài, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.

Lan Anh

Bắc Ninh: Trụ sở huyện Lương Tài sau nhiều năm xây dựng vẫn chưa được đưa vào sử dụng

(ThanhtraVietNam) - Được khởi công xây dựng từ tháng 7/2020, dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Thế nhưng, đến nay dự án xây dựng trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa được bàn giao, đưa vào sử dụng.

Minh Châu

Chuyển đổi số y tế, công nghệ gắn kết triệu trái tim

(ThanhtraVietNam) - 70 năm trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi ngành y tế, có lẽ không ai hình dung được rằng từ những cuốn sổ khám bệnh lem mực, những hàng người dài chờ đợi trong trạm xá nhỏ bé, ngành y Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của chuyển đổi số.

Lan Anh

TS. Phạm Như Hùng: “Tận tâm với bệnh nhân là ngọn lửa dẫn lối hành trình tim mạch”

(ThanhtraVietNam) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi có cơ hội trò chuyện với TS. Phạm Như Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, một trong những bác sĩ tiên phong trong lĩnh vực điện sinh lý học và tạo nhịp tim tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với hành trình hơn 30 năm gắn bó với ngành y, ông không chỉ là người thầy, người bác sĩ tận tâm, mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ. Từ cơ duyên đến với nghề, những ca bệnh để đời, đến tầm nhìn phát triển y tế tim mạch, câu chuyện của ông là minh chứng sống động cho tinh thần “lương y như từ mẫu”.

Lan Anh (thực hiện)

Nghị quyết số 190/2025/QH15: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là hướng dẫn cụ thể về thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực trong bối cảnh tổ chức bộ máy nhà nước được sắp xếp lại.

Lan Anh

Bắc Ninh: Doanh nghiệp kêu cứu vì dự án Cụm công nghiệp Lâm Bình

(ThanhtraVietNam) – Căn cớ là từ việc điều chỉnh quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình (tỉnh Bắc Ninh) chồng lên phần diện tích đất mà Công ty Đông Đô đang sử dụng sẽ gây thiệt hại và khó khăn cho hoạt động của đơn vị, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý.

Minh Châu

Quốc hội thông qua các luật và nghị quyết quan trọng, góp phần sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) – Trong kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật và nghị quyết quan trọng nhằm tiếp tục cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.

Lan Anh

Thí điểm chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(ThanhtraVietNam) - Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn đời sống và sản xuất, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Đây là một quyết định có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi theo hướng dựa vào tri thức, công nghệ và sáng tạo.

Lan Anh

Quốc hội bế mạc kỳ họp bất thường với nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, Quốc hội đã đưa ra một nghị quyết quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho đất nước. Đây là một quyết sách có tầm nhìn chiến lược hướng đến các chỉ tiêu tăng trưởng và đặt nền tảng cho sự ổn định lâu dài.

Lan Anh

Xem thêm