Thứ tư, 11/09/2024 - 12:40 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Theo cử tri thành phố Đà Nẵng, thời gian qua có nhiều trường hợp sau khi bị Cơ quan cảnh sát điều tra khám xét thì mới phát hiện ra khối tài sản rất lớn, không kê khai, không rõ nguồn gốc của người có chức vụ, quyền hạn. Cử tri kiến nghị cần quan tâm chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc hơn vấn đề này.
Trả lời kiến nghị nêu trên của cử tri thành phố Đà Nẵng gửi trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Thanh tra Chính phủ cho biết, thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập hiệu quả là giải pháp quan trọng trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC), phù hợp với chủ trương mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Đã có nhiều quy định, biện pháp trong quản lý kê khai tài sản, thu nhập
Thời gian vừa qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều quy định, biện pháp trong công tác quản lý việc kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Quy chế phối hợp giữa các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, đồng thời để siết chặt các quy định về kê khai tài sản góp phần tăng cường công tác PCTNTC, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 390/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”.
Theo Thanh tra Chính phủ, đây là dữ liệu quan trọng trong PCTN nhằm hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập. Đồng thời, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, các quy trình, quy định phục vụ việc hệ thống hóa, cập nhật, lưu trữ, bảo vệ an toàn và cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về PCTN và các quy định khác liên quan để góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 390 nói chung và việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trên phạm vi cả nước nói riêng.
Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo các cơ quan có liên quan tham gia phối hợp, nghiên cứu, xây dựng các báo cáo, Đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành và chỉ đạo ban hành, như: Báo cáo đánh giá thực trạng kiểm soát quyền lực để PCTNTC trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, đề xuất, kiến nghị; Quy định số 131-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực để PCTNTC trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 114-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và PCTNTC trong công tác cán bộ; Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công...
Kiểm soát tài sản, thu nhập hiệu quả là giải pháp quan trọng trong phòng, chống tham nhũng. (Ảnh: ITN)
Bên cạnh đó, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Hướng dẫn số 04-HD/TW của Ban Bí thư về thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc và một số Đề án khác liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng.
Qua đó có thể thấy, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và xác định công tác PCTNTC là nhiệm vụ xuyên suốt của cả hệ thống chính trị. Từ đó, đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, đồng thời giám sát công tác triển khai thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập.
4 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực
Thực hiện Luật PCTN, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Quy chế phối hợp giữa các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Định hướng xác minh tài sản, thu nhập hằng năm. Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn và các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch và triển khai việc xác minh tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo hình thức lựa chọn ngẫu nhiên.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 282.826 người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; có 2.518 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; 4 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
Trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có chức năng trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập tiếp tục tham mưu và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định.
Liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập, cử tri còn đặt vấn đề vì sao quy định của Đảng xác định đến 2 hành vi vi phạm, gồm “kê khai không đầy đủ” và “kê khai không trung thực”, trong khi Luật PCTN chỉ quy định 1 hành vi vi phạm là “kê khai không trung thực”.
Thanh tra Chính phủ cho biết, qua thời gian triển khai thực hiện các quy định về kiếm soát tài sản, thu nhập, Thanh tra Chính phủ nhận được nhiều ý kiến, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Luật PCTN năm 2018. Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Thanh tra Chính phủ đang tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đối với công tác PCTN, trong đó tập trung vào các nội dung, như: Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; kê khai, xác minh tài sản, thu nhập; xử lý người có hành vi tham nhũng; xử lý tài sản tham nhũng... Dự kiến sẽ hoàn thành Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật PCTN năm 2018 trong Quý III/2024; Thanh tra Chính phủ tiếp thu ý kiến của cử tri để nghiên cứu trong quá trình tham mưu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về PCTN trong thời gian tới./.
Hoàng Minh
Từ khóa:
phòng chống tham nhũng tiêu cực kiểm soát tài sản thu nhập thanh tra chính phủ trả lời kiến nghị cử tri cử tri quan nhiều đến công tác phòng chống tham nhũng chỉ đạo của đảng nhà nước về pctn nhiều quy định về kiểm soát tài sản thu nhậpÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh