Chủ nhật, 20/05/2012 - 08:23 (GMT+7)
Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta tại Hội thảo quốc tế "Các giải pháp đổi mới chính sách tài khóa với việc tái cơ cấu nền kinh tế" do Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội tổ chức sáng 18/5 nói rằng, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực công cho phép tạo ra không gian tài khóa để giảm nhẹ tác động của khủng hoảng và tiến hành tái cơ cấu kinh tế.
Chính sách tài khóa với sự minh bạch và linh hoạt cũng là những vấn đề được đề cập rộng, phân tích sâu ở cuộc hội thảo mà theo nhận xét của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên là "đã đặt ra vấn đề rất nóng bỏng" trong hình hình hiện nay.
Với sự có mặt của nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính nổi tiếng cả trong và ngoài nước, trong thời gian 1 ngày, hội thảo tập trung thảo luận 6 chuyên đề.
Gồm, chính sách tài khóa tích cực và cơ cấu nền kinh tế bền vững; tái cơ cấu kinh tế: từ nguyên lý đến hành động – một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; giải pháp đổi mới chính sách thuế phục vụ tái cơ cấu kinh tế; cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước và đầu tư công hướng tới tái cấu trúc nền kinh tế; các giải pháp về chính sách tiền tệ phối hợp với chính sách tài khóa hướng tới tái cơ cấu lại nền kinh tế; giới thiệu về kinh nghiệm điển hình của một số quốc gia tiêu biểu về các giải pháp đổi mới chính sách tài khóa với việc tái cơ cấu nền kinh tế.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh sự cần thiết phải tái cơ cấu nền kinh tế khi tăng trưởng của Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào gia tăng vốn đầu tư và khai thác tài nguyên. Và theo dự báo của một số tổ chức và các chuyên gia cả trong và ngoài nước thì kinh tế Việt Nam năm 2012 khó đạt mức tăng trưởng như 2011.
Hiện Chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu đưa ra gói hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường, vấn đề đặt ra là gói giải pháp này có phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hay không và tác động như thế nào đến chính sách tài khóa?
Cùng với câu trả lời cho câu hỏi này, bà Ngân cũng mong nhận được những ý kiến đóng góp cho quá trình tái cơ cấu kinh tế đang được khởi động mạnh mẽ tại Việt Nam.
Nhấn mạnh ba ý tại phát biểu ngắn sau đó, bà Pratibha Mehta cho rằng cần thiết kế chính sách, trong đó có chính sách tài khóa phù hợp để cải thiện phúc lợi cho dân và không dẫn tới gia tăng bất bình đẳng trong xã hội.
Chỉ ra thách thức của chính sách tài khóa cho tái cơ cấu nền kinh tế khi thâm hụt ngân sách luôn tăng và dự trữ ngoại hối thấp, vị đại diện UNDP này cũng cho rằng cần cân nhắc nguồn lực công vì sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực công cho phép tạo ra không gian tài khóa để giảm nhẹ tác động của khủng hoảng.
Nhưng, giảm chi tiêu công phải không gây ra giảm chi xã hội nhất là y tế và giáo dục, bà Pratibha Mehta đặc biệt lưu ý.
Đề cập vai trò quan trọng của Quốc hội trong việc tạo ra không gian về chính sách tài khóa, theo bà Pratibha Mehta việc minh bạch tài khóa sẽ rất tốt để Quốc hội bảo đảm vai trò giám sát của mình.
Đối phó với "bong bóng tài sản"
Là diễn giả chính của chuyên đề thứ nhất, GS.TS. Robert Brown, Khoa Kinh tế - Tài chính, Đại học W. Fielding Rubel, Hoa Kỳ đã nói về những trải nghiệm tiếp diễn trong sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm tái cơ cấu nền kinh tế qua so sánh các cuộc khủng hoảng tài chính lớn dẫn đến khủng hoảng kinh tế trên thế giới trong vòng 400 năm qua.
Khi trên màn hình tại cuộc hội thảo hiện lên đoạn trích "sự ngạo mạn của giới công quyền cần được kiềm chế và kiểm soát, và sự hỗ trợ cho các bàn tay ngoại quốc cần được giảm bớt, nếu không e rằng chúng ta sẽ thất bại", ông nói rằng thật kinh ngạc khi biết rằng nó được viết ra bởi Marcus Tullius Cicerio vào năm 55 trước công nguyên.
Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, có thể bắt nguồn từ các lý do cụ thể khác nhau song về bản chất các cuộc khủng hoảng đều liên quan đến vấn đề chính: Lòng tham không được kiểm soát của con người. Tâm lý đám đông và sự can thiệp chính sách không phù hợp của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các cuộc khủng hoảng được tích tụ và bùng phát, TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính - Bộ Tài chính) bình luận.
Cũng theo ông Cường, nghiên cứu của TS. Robert Brown cho thấy, tất cả các cuộc khủng hoảng đều liên quan đến bong bóng tài sản (được cho 8 điểm) được tạo ra bởi lòng tham và cảm xúc của con người (7,5 điểm) dẫn đến đầu cơ (7,5 điểm). Tâm lý đám đông và lòng tham là vấn đề muôn thuở song các Chính phủ ít khi nhận ra vấn đề cho đến khi khủng hoảng nổ ra.
Đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Chính phủ và các công cụ của Chính phủ để đối phó, ông Robert Brown cho rằng cần quyết tâm hành động cho dù đối phó với bong bóng giá tài sản không hề dễ dàng.
Đối với một nền kinh tế đang đối mặt với tình trạng, hay đúng hơn, nguy cơ nổ "bong bóng tài sản' với những dấu hiệu đặc trưng trên thị trường bất động sản và trên thị trường tín dụng như ở Việt Nam hiện nay, việc cung cấp tri thức về khủng hoảng tài chính qua nghiên cứu của TS. Robert Brown càng có giá trị to lớn do tính cấp bách của vấn đề và mức độ thiết thực của các nhận xét, kết luận và gợi ý, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận xét.
Theo Nguyên Hà / VnEconomy
tranthanhhuyen
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025 - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Đây là một trong những biện pháp được UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 11/05, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể hội nông dân phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức đưa vào sử dụng công trình nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Kênh đường Cầm.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, thách thức đang đặt ra.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong năm 2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu rõ ràng là lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PV
(ThanhtraVietNam) - Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VietinBank
(ThanhtraVietNam) – Chủ tịch UBND Tp Huế yêu cầu tập trung triển khai công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, giám sát thị trường nhằm phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng
T.H
(ThanhtraVietNam) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững là hai nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
BS