Tất cả chuyên mục

Chính sách tín dụng theo Nghị quyết về “tam nông” ở Quảng Ninh

Thứ ba, 28/03/2023 - 09:34 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Quảng Ninh còn hạn chế, nhất là đối với các hợp tác xã nông nghiệp. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đang được tỉnh này triển khai như thế nào?

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết 26), với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng, sự chung sức, đồng lòng của toàn dân, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất to lớn.

Nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể, tham gia hợp tác, liên kết, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, về đích sớm hơn so với mục tiêu Nghị quyết đề ra; thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, số hộ khá và giàu tăng; diện mạo nông thôn Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta ngày càng được củng cố, nâng cao…

Bên cạnh những thành tựu đạt được như trên, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết; chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao; thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gặp nhiều khó khăn…

Một trong những nguyên nhân của hạn chế này là nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thật đầy đủ, đúng mức, nên có lúc, có nơi cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền còn thiếu chủ động, trông chờ, ỷ lại, chưa sâu sát, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết.

Ngoài ra, việc đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra; hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa cao.

Thống kê đến 31/10/2022, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Quảng Ninh là 21.357 tỷ đồng, chiếm 13,3% dư nợ toàn địa bàn, với 104.544 khách hàng còn dư nợ. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn là 12.252 tỷ đồng, dư nợ trung, dài hạn là 9.105 tỷ đồng; dư nợ tại địa bàn nông thôn là 16.191 tỷ đồng, dư nợ ngoài địa bàn nông thôn là 5.166 tỷ đồng; cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là 6.662 tỷ đồng, chiếm 26,5% dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Thông tin từ tỉnh Quảng Ninh về kết quả thực hiện chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 26, tỉnh Quảng Ninh cho thấy, mặc dù là tỉnh công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GRDP của tỉnh và có xu hướng giảm dần nhưng nhu cầu vốn đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn rất lớn và cần thiết.

Bám sát tình hình kinh tế xã hội địa phương, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và của Tỉnh, các ngân hàng trên địa bàn đã tập trung, ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn chủ yếu tập trung ở đối tượng hộ gia đình, cá nhân và các doanh nghiệp, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp, có sự tăng trưởng đáng kể về tỷ trọng dư nợ và số lượng doanh nghiệp có dư nợ.

Trong 13 năm, Ngân hàng Chính sách xã hội đã mở rộng cho vay đối với các đối tượng chính sách, giúp các đối tượng này có vốn đầu tư cho phát triển kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống; góp phần giảm nghèo bền vững và thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh và các chi nhánh tổ chức tín dụng (TCTD) đã tổ chức họp tập, quán triệt Nghị quyết 26 tới đảng viên, cán bộ công nhân viên và lao động trong toàn ngành nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các quan điểm, chủ trương thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Đến 31/5/2021, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 2.855 tỷ đồng, tăng 2.042 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với 31/12/2008, với 80.181 khách hàng còn dư nợ. Trong đó có 79.939 khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản, chiếm 99,7% số khách hàng với dư nợ 2.758 tỷ, chiếm 96,6% dư nợ. Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm 16,3% trong tổng dư nợ cho vay lĩnh vực này trên địa bàn, song số khách hàng vay chiếm tỷ trọng lớn 71,4%.

Về những khó khăn, hạn chế trong triển khai chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết, đối tượng vay vốn là các hợp tác xã (HTX), nhất là HTX nông nghiệp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Nguyên nhân do khả năng tài chính ở nhiều HTX yếu hoặc không xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả. Để được vay vốn không có tài sản bảo đảm, các HTX phải có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

Mặt khác, theo quy định, các HTX vay trong hạn mức ưu đãi không phải làm thủ tục thế chấp tài sản chỉ cần nộp ngân hàng cho vay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc HTX chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp, tuy nhiên thực tế rất ít HTX có được điều kiện này.

Thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07//3/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa có dự án đáp ứng điều kiện theo quy định tại Quyết định này.

Agribank là ngân hàng duy nhất triển khai cho vay xây dựng nông thôn mới đến 100% số xã trong cả nước. Ảnh: NT

Cần phát huy vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Nghị quyết 19) đã xác định một số giải pháp, nhiệm vụ để hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có nội dung tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh; nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

Đặc biệt là cần phát huy vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cung cấp tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, nhất là với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; ngăn chặn, xử lý nghiêm tín dụng đen…

Được biết, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết 19; Ban Cán sự đảng UBND tỉnh cũng đã gửi báo cáo dự thảo tới Ban Thường vụ Tinh ủy để ban hành.

Theo đó, nội dung về lĩnh vực tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là huy động tối đa các nguồn lực xã hội từ nguồn vốn tín dụng, lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn các chương trình, đề án, dự án có cùng mục tiêu để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

Về triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1630/QĐ -TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 26-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh cũng đã phổ biến, triển khai Nghị quyết 19 đến các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn; chỉ đạo các TCTD, chi nhánh TCTD tăng cường triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chú trọng ưu tiên nguồn vốn tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ nông thôn, hợp tác xã, doanh nghiệp...; tạo điều kiện thuận lợi tối đa theo quy định và hỗ trợ tích cực để các tổ chức và cá nhân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển mạnh mạng lưới hoạt động và mở rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến các địa bàn các xã, thôn, bản miền núi, biên giới, hải đảo để các hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thái Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 08/2025/QĐ-TTg ngày 4/4/2025 về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2025.

PV

Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg ngày 17/03/2025 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

M. Phương (TH)

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh xác minh tài sản, thu nhập tại huyện Lương Tài năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Năm 2025, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của 20 người tại 8 cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó huyện Lương Tài được lựa chọn với 2 cá nhân thuộc diện kiểm soát.

Lan Anh

Thanh tra Chính phủ tháo gỡ khiếu nại đất đai cho hơn 300 hộ dân phường Phúc La

(ThanhtraVietNam) - Hơn 300 hộ dân tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, đã chờ đợi đất dịch vụ và đất giãn dân từ năm 2007. Tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2025, Thanh tra Chính phủ cùng các cơ quan chức năng quyết tâm giải quyết vướng mắc kéo dài, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.

Lan Anh

Bắc Ninh: Trụ sở huyện Lương Tài sau nhiều năm xây dựng vẫn chưa được đưa vào sử dụng

(ThanhtraVietNam) - Được khởi công xây dựng từ tháng 7/2020, dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Thế nhưng, đến nay dự án xây dựng trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa được bàn giao, đưa vào sử dụng.

Minh Châu

Chuyển đổi số y tế, công nghệ gắn kết triệu trái tim

(ThanhtraVietNam) - 70 năm trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi ngành y tế, có lẽ không ai hình dung được rằng từ những cuốn sổ khám bệnh lem mực, những hàng người dài chờ đợi trong trạm xá nhỏ bé, ngành y Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của chuyển đổi số.

Lan Anh

TS. Phạm Như Hùng: “Tận tâm với bệnh nhân là ngọn lửa dẫn lối hành trình tim mạch”

(ThanhtraVietNam) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi có cơ hội trò chuyện với TS. Phạm Như Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, một trong những bác sĩ tiên phong trong lĩnh vực điện sinh lý học và tạo nhịp tim tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với hành trình hơn 30 năm gắn bó với ngành y, ông không chỉ là người thầy, người bác sĩ tận tâm, mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ. Từ cơ duyên đến với nghề, những ca bệnh để đời, đến tầm nhìn phát triển y tế tim mạch, câu chuyện của ông là minh chứng sống động cho tinh thần “lương y như từ mẫu”.

Lan Anh (thực hiện)

Nghị quyết số 190/2025/QH15: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là hướng dẫn cụ thể về thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực trong bối cảnh tổ chức bộ máy nhà nước được sắp xếp lại.

Lan Anh

Bắc Ninh: Doanh nghiệp kêu cứu vì dự án Cụm công nghiệp Lâm Bình

(ThanhtraVietNam) – Căn cớ là từ việc điều chỉnh quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình (tỉnh Bắc Ninh) chồng lên phần diện tích đất mà Công ty Đông Đô đang sử dụng sẽ gây thiệt hại và khó khăn cho hoạt động của đơn vị, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý.

Minh Châu

Quốc hội thông qua các luật và nghị quyết quan trọng, góp phần sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) – Trong kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật và nghị quyết quan trọng nhằm tiếp tục cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.

Lan Anh

Thí điểm chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(ThanhtraVietNam) - Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn đời sống và sản xuất, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Đây là một quyết định có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi theo hướng dựa vào tri thức, công nghệ và sáng tạo.

Lan Anh

Quốc hội bế mạc kỳ họp bất thường với nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, Quốc hội đã đưa ra một nghị quyết quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho đất nước. Đây là một quyết sách có tầm nhìn chiến lược hướng đến các chỉ tiêu tăng trưởng và đặt nền tảng cho sự ổn định lâu dài.

Lan Anh

Xem thêm