Thứ hai, 27/02/2017 - 15:36 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Dịch cúm A(H7N9) đã bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 3 năm 2013. Khi đó, hầu hết gia cầm nhiễm vi rút đều không có biểu hiện bệnh nhưng có khả năng lây bệnh cho người. Tuy nhiên, mới đây Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết vi rút cúm A(H7N9) đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm. Do đó, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm này.
Năm 2013 tại Trung Quốc lần đầu tiên báo cáo có ca nhiễm virus H7N9 ở người. Hầu hết các trường hợp được báo cáo nhiễm ở người đều dẫn đến bệnh hô hấp nặng. Keiji Fukuda, trợ lý tổng giám đốc của WHO về sức khỏe, an sinh và môi trường, đã xác định H7N9 là "một loại virus bất thường nguy hiểm đối với con người."
Từ tháng 10/2016, tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc. Kể từ năm 2013 đến nay, đã có 5 đợt dịch chủ yếu tập trung vào dịp cuối năm và đầu năm mới. Đáng chú ý gần đây nhất, đợt dịch lần thứ 5 bắt đầu từ tháng 10 năm 2016 tới nay là đợt dịch lớn nhất cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan với hơn 425 trường hợp mắc xảy ra tại 14 tỉnh thành phố, trong đó có hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây có chung đường biên giới với Việt Nam. Các trường hợp mắc hầu hết có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễm do gia cầm mắc bệnh. Tình hình dịch bệnh được đánh giá là cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016.
Điều đáng chú ý trong đợt dịch lần này là việc phát hiện một số thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) cho thấy vi rút đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm. Cụ thể, ngày 17/2/2017, theo thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Đài Loan (Trung Quốc) về kết quả giải trình tự gien của vi rút được phân lập từ 01 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Đài Loan (Trung Quốc) và ngày 18/2/2017, kết quả giải trình tự gien của vi rút được phân lập từ 2 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Quảng Đông, cả hai kết quả đều cho thấy phát hiện sự thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Ảnh minh họa
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sự liên tục thay đổi như là một đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp, do đó quan trọng là phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của vi rút cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác. Và hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A(H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người. Theo thông báo từ phòng xét nghiệm chuẩn thức của WHO tại Bắc Kinh, trong đợt dịch lần thứ 5 này, có 8/86 (9%) mẫu vi rút cúm A (H7N9) trên người có dấu hiệu chỉ điểm về gen (genetic markers) kháng neuraminidase; tuy nhiên WHO chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người.
Tại Việt Nam, nhờ chủ động triển khai tích cực việc giám sát thông qua giám sát thường xuyên và giám sát trọng điểm cúm quốc gia, từ năm 2013 đến nay chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), cúm A(H5N6) trên gia cầm và trên người. Đồng thời, ngành y tế Việt Nam cũng đã khống chế thành công cúm A(H5N1), trong 2 năm qua không ghi nhận trường hợp mắc mới ở người. Kết quả trên có được là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đối với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp tập trung vào việc giải quyết tốt việc ngăn ngừa nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ biên giới; giám sát phát hiện sớm và xử lý nhanh các ổ dịch cúm trên các đàn gia cầm cũng như ở người; phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, đơn vị tham gia công tác phòng chống dịch, sự hỗ trợ kịp thời của các Tổ chức quốc tế cũng như sự đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu kinh phí, thuốc, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch, trong đó ngành y tế đã thực hiện tốt vai trò tham mưu, chỉ đạo, triển khai các biện pháp giám sat, phòng chống dịch, cấp cứu điều trị bệnh nhân và tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân.
Hiện tại, trước diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng của tình hinh dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã đẩy mạnh các hoạt động chủ động ngăn ngừa các chủng vi rút cúm gia cầm xâm nhập và lây truyền sang người. Trong đó, Bộ nhấn mạnh triển khai các biện pháp quyết liệt ngăn ngừa việc nhập lậu gia cầm, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh, vận chuyển trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch để ngăn ngừa dịch bệnh lây truyền sang người; đồng thời đã ban hành các chỉ thị, công văn chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường giám sát phát hiện sớm và chủ động triển khai các biện pháp sẵn sàng đáp ứng, xử lý khi có ổ dịch xảy ra; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, điểm giám sát trọng điểm quốc gia và tại các cơ sở y tế, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ để xác định tác nhân gây bệnh... Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) trên cơ sở rà soát bản Kế hoạch đã được ban hành từ năm 2013 để làm cơ sở cho các đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động một cách chủ động theo 4 tình huống dịch bệnh.
Mặc dù hiện nay nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6) ở người, tuy nhiên nguy cơ có thể các dịch cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta, lây truyền sang người và gây bùng phát dịch rất cao ở nước ta nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng bệnh chủ động. Vì vậy, để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6) sang người, xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, người dân tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Dương Nguyễn
anhdt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ gia tăng ca mắc COVID-19 tại Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 do biến thể phụ XBB.1.16 lây lan nhanh, dù chưa ghi nhận ca nặng. Trên thế giới, Thái Lan đối mặt đợt bùng phát với hơn 53.000 ca từ đầu năm, trong khi số ca toàn cầu giảm mạnh.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Trước tình hình thực phẩm giả, kém chất lượng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đồng loạt ra quân, siết chặt quản lý an toàn thực phẩm. Trọng tâm của đợt này là quyết liệt ngăn chặn thực phẩm giả, nhất là sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện thị trường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025 - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Đây là một trong những biện pháp được UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 11/05, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể hội nông dân phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức đưa vào sử dụng công trình nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Kênh đường Cầm.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, thách thức đang đặt ra.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong năm 2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu rõ ràng là lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PV
(ThanhtraVietNam) - Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VietinBank