Tất cả chuyên mục

Chuyện "xây" thể chế ngành Thanh tra

Thứ sáu, 31/01/2025 - 13:55 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế luôn được Thanh tra Chính phủ quan tâm nhằm tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xây dựng ngành Thanh tra. Hàng năm, Vụ Pháp chế tham mưu ban hành kế hoạch và phối hợp với các đơn vị để tổ chức thực hiện công tác xây dựng thể chế.

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động thanh tra

Năm 2024, Thanh tra Chính phủ trình Chính phủ ban hành quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11/01/2024); trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp (Quyết định số 1182/QĐ-TTg ngày 14/10/2024).

Theo thẩm quyền, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành 8 thông tư về hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo (Thông tư số 06/2024/TT-TTCP ngày 01/7/2024); thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng (Thông tư số 07/2024/TT-TTCP ngày 01/7/2024); trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra (Thông tư số 08/2024/TT-TTCP); xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra (Thông tư số 04/2024/TT-TTCP ngày 08/4/2024); mẫu Thẻ Thanh tra và việc cấp, quản lý, sử dụng Thẻ Thanh tra (Thông tư số 05/2024/TT-TTCP ngày 26/4/2024); chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Thông tư số 01/2024/TT-TTCP ngày 20/01/2024); quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” (Thông tư số 02/2024/TT-TTCP ngày 20/3/2024); quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng đối với ngành Thanh tra (Thông tư số 03/2024/TT-TTCP ngày 15/05/2024).

TS.Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ (Ảnh: Dương Nguyễn)

Thực hiện Nghị định 81/2023/NĐ-CP của Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành các quyết định ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.

Quá trình theo dõi thi hành pháp luật về thanh tra, khi phát sinh những vướng mắc, Thanh tra Chính phủ có văn bản trả lời, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng tinh thần của Luật Thanh tra và các văn bản thi hành Luật.

Có thể nói, các quy định của pháp luật về thanh tra cơ bản đã được ban hành, tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động thanh tra. Đến thời điểm giữa tháng 12/2024, Thanh tra Chính phủ xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Thông tư hướng dẫn quy trình xác minh tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, Thông tư quy định về quy trình tiếp công dân, Thông tư quy định về quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, Thông tư về trang phục ngành Thanh tra.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ góp ý các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành xây dựng khi có yêu cầu; cử công chức tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập các dự án Luật, Nghị định do các bộ, ngành chủ trì soạn thảo, tham gia Hội đồng thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật theo các quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; tham gia xây dựng Đề án của Đảng đoàn Quốc hội trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành luật của Nhà nước; Đề án của Ban Nội chính Trung ương trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục liêm chính…

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp chế tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và hiểu biết của người dân trên các lĩnh vực này.

Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra

Trong năm 2024, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tuyên truyền Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành; cử báo cáo viên tập huấn pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương như: Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam các tỉnh: Vĩnh Phúc, Nam Định, Lào Cai, Quảng Bình, Tuyên Quang…

Tiếp đó, hướng dẫn, trả lời nghiệp vụ và các vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo đề nghị của các bộ ngành, địa phương, như: Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đăk Lắk, Đà Nẵng, Bến Tre, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh…

Điểm nổi bật là phối hợp với Bộ Công an tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ về công tác xử lý tố giác, tin báo về tội phạm; công tác chuyển giao vụ việc có dấu hiệu tội phạm và kiến nghị khởi tố được phát hiện qua hoạt động thanh tra đến các cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Để hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam, Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch với nhiều hoạt động cụ thể, nhất là tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng” theo tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Một số khó khăn, thách thức

Bên cạnh đó, trong công tác xây dựng thể chế của Thanh tra Chính phủ cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đang đặt ra yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phải bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, hiệu lực, khả thi.

Lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đều là những lĩnh vực có nhiều khó khăn, phức tạp, có phạm vi, đối tượng tác động lớn, dư luận xã hội quan tâm và yêu cầu nhiệm vụ trong công tác ngày càng cao.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ phải tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành chủ trì soạn thảo; thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

Mặc dù vậy, lực lượng làm công tác pháp chế còn mỏng; trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn của một số công chức còn mức độ, đây chính là những khó khăn trong công tác xây dựng thể chế hiện nay.

Đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật về thanh tra

Trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ công tác pháp chế.

Thứ nhất, quán triệt, nghiên cứu thực hiện việc đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng nói riêng. Rà soát các quy định pháp luật có liên quan để chủ động chuẩn bị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo đúng quy định, bảo đảm chủ trương của Đảng được triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất sau khi Trung ương thông qua. Việc xây dựng các văn bản pháp luật cần phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, phù hợp với thực tiễn, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, bỏ bớt quy định gây khó khăn, phiều hà khi thực hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực; xóa bỏ cơ chế “xin - cho”; cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí theo hướng “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó tháo gỡ”, tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ hai, triển khai kế hoạch xây dựng thể chế của Thanh tra Chính phủ, tập trung ban hành các văn bản pháp luật đã và đang soạn thảo; tiến hành rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng nhằm tạo sự đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực này.

Thứ ba, tập trung thực hiện kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật, tăng cường tổng kết thực tiễn để hoàn thiện pháp luật; hoàn thành việc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng.

Thứ tư, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thực hiện việc thẩm định, góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng khi có yêu cầu.

Thứ năm, tiếp tục kiện toàn, củng cố nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ công chức pháp chế; tuân thủ pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và các cấp ủy, cơ quan cấp trên; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng một cách đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, khả thi.

Việc thực hiện tốt những nhiệm vụ nói trên sẽ góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, từ đó góp phần vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

TS.Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi): Hướng tới mô hình 2 cấp

(ThanhtraVietNam) – Việc chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ ba cấp xuống hai cấp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm sự thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Dự thảo luật mới đang hướng tới một mô hình quản trị hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính.

Dương Nguyễn

Vi phạm hành chính có thể áp dụng xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn

(ThanhtraVietNam) - Không những có nguyên tắc xử phạt khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo hướng linh hoạt, Nghị định số 68/2025/NĐ-CP mới ban hành còn quy định việc áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tạm giữ, giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong xử phạt vi phạm hành chính…

TA

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

T.A

Một số điểm mới về hóa đơn, chứng từ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2025.

PV

Quyết định 608/QĐ-TTg: Tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Quyết định số 608/QĐ-TTg không chỉ giúp cụ thể hóa các quy định về phân quyền, phân cấp mà còn đặt mục tiêu tháo gỡ những vướng mắc thể chế tồn tại lâu nay. Với trọng tâm là tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi và rà soát, sửa đổi hệ thống pháp luật, Chính phủ kỳ vọng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của đất nước.

Dương Nguyễn

Không để bỏ trống, lãng phí trụ sở khi sáp nhập, hợp nhất

(ThanhtraVietNam) - Sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất, các cơ quan, đơn vị tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm xác định tài sản dôi dư; không để tình trạng bỏ trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả gây lãng phí, thất thoát.

Hoàng Minh

Bổ sung chính sách bảo lưu lương và hỗ trợ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67/2025/NĐ-CP

(ThanhtraVietNam) - Một trong những điểm mới của Nghị định 67/2025/NĐ-CP là bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương", đồng thời sửa đổi chính sách trợ cấp đối với người nghỉ hưu trước tuổi, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Dương Nguyễn

Khẩn trương hoàn thiện, trình dự thảo Luật Cấp, Thoát nước trong tháng 3

(ThanhtraVietNam) - Thường trực Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Cấp, Thoát nước, trình Chính phủ xem xét trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.

Hoàng Minh

Để thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Để thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản với mục đích nâng cao nhận thức về Luật Địa chất và khoáng sản và trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.

T.A

Nâng cao hiệu quả thi hành các luật, nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ tuyên truyền mà các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, linh hoạt và giám sát, đôn đốc, theo dõi để việc thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội ban hành tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đạt hiệu quả; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Hoàng Minh

Quy định về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực

(ThanhtraVietNam) - Việc bảo vệ công trình điện lực, an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp cao, an toàn trạm điện; điều kiện để nhà ở trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không; bồi thường, hỗ trợ… vừa được Chính phủ quy định cụ thể.

Hoàng Minh

Nghị quyết 190/2025/QH15: Thay đổi căn bản chức năng thanh tra trong bối cảnh sắp xếp bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 190/2025/QH15 đưa ra những điều chỉnh then chốt về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra, đảm bảo không gián đoạn chức năng giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước.

Dương Nguyễn

Xem thêm