Hà Giang:

Công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội

Thứ năm, 09/09/2021 20:22
(ThanhtraVietnam) – Việc triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025” (Đề án) tại Hà Giang đã có những kết quả khả quan, đã góp phần phục vụ tốt cho công tác dân tộc trên địa bàn.

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Tổ quốc, có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, 193 xã, phường, thị trấn và 2.071 thôn, bản. Toàn tỉnh có hơn 182 nghìn hộ với trên 85 vạn người, trong đó có 5 dân tộc thiểu số rất ít người (Pà Thẻn, Lô Lô, Bố Y, Pu Péo, Cờ Lao). Hầu hết, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, cư trú chủ yếu là vùng cao, núi đá; địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thường xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất; khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt.

Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo được các cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định, đoàn kết giữa các dân tộc được giữ vững. Phát huy hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng đã góp phần giải quyết tốt đời sống vật chất, tinh thần, tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào DTTS, củng cố an ninh cơ sở; đồng bào DTTS đoàn kết thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc triển khai Đề án theo Quyết định 414 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Giang đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận thông tin, chú trọng các lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

Đã cấp trên 16 nghìn tài khoản thư điện tử công vụ, đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, MTTQ, đoàn thể và các cơ quan Nhà nước sử dụng trong công việc. Về ứng dụng chữ ký số, 100% lãnh đạo có thẩm quyền ký các cấp trong hệ thống chính trị được trang bị chữ ký số chuyên dùng.

Hệ thống hội nghị giao ban trực tuyến được triển khai tới 241 điểm cầu, trong đó có 193 điểm cầu cấp xã, đảm bảo 100% cơ quan hành chính tham gia các cuộc họp trực tuyến quy mô 4 cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Sử dụng hệ thống giao ban trực tuyến nhằm trao đổi, làm việc trên môi trường mạng với các đối tác, địa phương trong và ngoài tỉnh, nước ngoài. Qua đó, đảm bảo duy trì các hoạt động đối ngoại trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Cổng Thông tin điện tử tỉnh, 21/21 Trang Thông tin điện tử sở, ngành, 11/11 Trang Thông tin điện tử huyện, thành phố và 193/193 Trang Thông tin điện tử cấp xã đáp ứng quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến.

Mạng lưới các cơ sở giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, điện lực đã được đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin từ tỉnh đến xã và tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, mở rộng và đã có nhiều mô hình xã hội hóa trong lĩnh vực này đi vào hoạt động có hiệu quả. Một số ngành đã chủ động xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa: PV&BT

Nâng cấp nền tảng công nghệ thông tin phục vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc

Nhằm triển khai nền tảng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và công tác dân tộc nói riêng trên địa bàn, Hà Giang đã triển khai một số nội dung như sau:

Về mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn, hoàn thành triển khai 225 điểm gồm 32 điểm sở ngành, UBND cấp huyện và 193 cấp xã. 100% sở, ban, ngành, huyện, xã đã có mạng LAN, kết nối Internet. Gần 9.000 máy tính được trang bị tại các cơ quan Nhà nước.

Cơ bản các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn đã có mạng cáp quang. Số trạm thu phát sóng đạt hơn 2.400 trạm, trong đó có hơn 700 trạm 4G. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có mạng Internet bang rộng đạt 98%, riêng khu vực trung tâm xã, khu vực tập trung đông dân cư đạt 100%. Tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98,6%, riêng khu vực trung tâm, tập trung đông dân cư đạt 100%.

Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đã được triển khai, trở thành hạ tầng kỹ thuật CNTT quan trọng, cho phép kết nối, liên kết tích hợp ứng dụng CNTT của các cơ quan Nhà nước.

Một số ngành, đơn vị đã triển khai và từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành như: Sở Tài nguyên và Môi trường, ngành Tài chính.

Xây dựng và hoàn thành, đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu: về tài sản công; quản lý giá; mã số đơn vị có quan hệ với Ngân sách; kho thu chi Ng sách Nhà nước; khoa học và công nghệ (thư viện); nhiệm vụ của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; ngành Giáo dục và Đào tạo; quản lý cán bộ công chức, viên chức trên dịa bàn…

Ngoài ra, hàng năm tỉnh đều tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng về an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn.

UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Để triển khai hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh đã tham gia tổng hợp và đưa dữ liệu thống kê thực trạng kinh tế xã hội của các DTTS lên Trang Thông tin điện tử để các cơ quan khai thác./.

Đăng Tân

 

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra