Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải trở thành điểm nghiên cứu, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, giải phóng Tổ quốc

Thứ hai, 24/05/2021 16:25
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu như vậy về nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.

Theo Quyết định mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị sẽ được xây dựng thành khu vực công viên lịch sử - văn hóa, điểm tham quan du lịch về nguồn hấp dẫn, góp phần tôn tạo cảnh quan sinh thái hai bờ sông Bến Hải, đưa di tích trở thành một trong những trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị. Xác định ranh giới bảo vệ di tích làm cơ sở quản lý và cắm mốc giới di tích. Xác định các khu chức năng, khu vực bảo vệ cảnh quan, môi trường. Tổ chức không gian và bố trí hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Định hướng kế hoạch, lộ trình và các giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững, hài hòa với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý và triển khai các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích theo quy hoạch được phê duyệt. Xây dựng quy định quản lý, bảo vệ di tích và kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan; lập, thẩm định, phê duyệt.

leftcenterrightdel
Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 

Phạm vi, quy mô nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích 120 ha, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thuộc địa phận xã Hiền Thành, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh) và xã Trung Hải (huyện Gio Linh), tỉnh Quảng Trị.

Một trong những nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch là khảo sát, điều tra, sưu tầm tài liệu, tổng hợp dữ liệu, số liệu, thông tin lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội liên quan đến di tích; đo, vẽ bổ sung các hạng mục kiến trúc, cảnh quan di tích; khảo sát đo đạc địa hình phạm vi quy hoạch; đánh giá hiện trạng kỹ thuật của các công trình.

Bên cạnh đó, đánh giá mối liên hệ của di tích trong hệ thống các di tích kháng chiến chống Mỹ của tỉnh Quảng Trị, vai trò của di tích trong mối liên hệ vùng về lịch sử, địa thế, cảnh quan; đánh giá thực trạng quản lý, hiệu quả và các nguyên nhân ảnh hưởng.

Xác định đặc trưng, nhận diện yếu tố cấu thành, cấu trúc không gian cảnh quan và các giá trị tiêu biểu khác của di tích; những hạn chế, khó khăn và các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Về định hướng quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố cấu thành di tích, tái hiện các đặc trưng của di tích. Định hướng bảo tồn cảnh xung quanh gắn với không gian lịch sử của di tích; xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; lập danh mục các di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, phục hồi.

H.T

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra