Thứ năm, 26/12/2024 - 11:13 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Hàng loạt những vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về đê điều của UBND thành phố Hà Nội như chưa lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều; chưa cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều; chưa xử lý dứt điểm một số vụ việc nổi cộm vi phạm về đê điều… được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.
Hàng loạt nội dung chưa thực hiện hoặc chậm, chưa đạt kết quả
Theo Kết luận thanh tra (KLTT) số 495/KL-UBND của Thanh tra Chính phủ, UBND thành phố (TP) Hà Nội chưa kịp thời rà soát, lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trình Hội đồng nhân dân TP phê duyệt, là chậm trễ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Đê điều năm 2006 và điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Hà Nội còn chưa thực hiện lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều thuộc phạm vi quản lý của TP trình Bộ NNPTNT phê duyệt. Đến thời điểm 31/12/2023, Hà Nội chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch TP nên phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và phương án phát triển hệ thống đê điều chưa được phê duyệt.
Tính từ khi Quy hoạch 257 có hiệu lực (ngày 18/02/2016) đến thời điểm thanh tra (khoảng 6 năm 10 tháng) quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều của Hà Nội chưa được phê duyệt; chưa cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều.
Về thực hiện Quy hoạch 257, Hà Nội có một số nội dung chưa thực hiện/hoặc chậm/chưa đạt kết quả, như: Việc ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều còn một số vụ việc nổi cộm chưa xử lý dứt điểm; việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều trên địa bàn theo Quy hoạch 257 chậm xây dựng, hoàn thành; việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất bãi sông, quy hoạch xây dựng khu vực bãi sông phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ chi tiếu của từng tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều trên địa bàn đến nay chưa thực hiện, chậm tiến độ…
Đáng chú ý, KLTT còn chỉ rõ, UBND TP Hà Nội chưa thực hiện các công việc, như: Di dân tái định cư ra khỏi hành lang thoát lũ; rà soát quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch đê điều trên địa bàn; xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành các công trình đầu mối nhằm đảm bảo chống lũ, chống úng về mùa lũ và cấp nước mùa kiệt của hệ thống sông Đáy; xây dựng phưng án ứng phó khẩn cấp, đảm bảo an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng vùng bãi sông Đáy trong trường hợp lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.
Đê hữu Hồng, Hà Nội là nơi xảy ra nhiều vi phạm về đê điều. (Ảnh: Bùi Tường/TTXVN)
Hàng loạt công ty vi phạm về bảo vệ, sử dụng đê điều
Tương tự như vi phạm của Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà đã được ThanhtraVietNam đưa tại bài viết trước, Thanh tra Chính phủ còn điểm tên hàng loạt công ty trên địa bàn thành TP Hà Nội vi phạm Quy hoạch 257 (dự án, công trình… hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông không được phép xây dựng).
Đó là trường hợp Công ty Sao nam sông Hồng, địa chỉ tại đê hữu Hồng, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng vi phạm tại thời điểm tháng 01/2014, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo xử lý vi phạm 12 lần.
Công ty cổ phần cây cảnh Bảo Linh, địa chỉ tại đê hữu Hồng, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, vi phạm đổ phế thải khối lượng lớn để tôn nền, xây dựng nhà, xây dựng nhà kho để vật liệu xây dựng, bãi trông xe ô tô quy mô lớn, thời điểm vi phạm tháng 6/2018.
Như vậy, cả 2 công ty nêu trên đều vi phạm hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 7 Luật Đê điều, Điều 12 Luật Đất đai, dù các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã chỉ đạo xử lý vi phạm tại 9 văn bản. Song điều đáng nói là các cơ quan chức năng vẫn chưa xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, năm 2013 dù Luật này đã có quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm và hình thức xử lý khi vi phạm.
“Các quận/huyện, phường/xã, các sở ngành liên quan đã xử lý vi phạm không dứt điểm, triệt để (tháo dỡ, hoàn trả lại nguyên trạng)”, KLTT nêu rõ.
Bên cạnh đó, kiểm tra xác suất việc UBND TP Hà Nội cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều cho thấy, UBND TP cấp giấy phép cho 11 công ty thực hiện đầu tư 25 trạm trộn bê tông ở bãi sông Hồng không đúng đối tượng. Đây là các dự án phải được Bộ NNPTNT thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thanh tra Chính phủ xác định, là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai nhưng UBND cấp tỉnh có lúc, có nơi chưa thấy rõ trách nhiệm, tầm quan trọng của công tác này; có biểu hiện chủ quan, lơ là, buông lỏng quản lý, chưa thực hiện kiên quyết, đầy đủ trách nhiệm để ngăn chặn, xử lý dứt điểm các vi phạm; việc giao, cho thuê đất, cấp phép, quản lý các hoạt động liên quan ở khu vực bãi sông, ven đê chưa chặt chẽ, thậm chí buông lỏng; việc phê duyệt dự án xây dựng còn tồn tại, hạn chế, vi phạm các quy định của pháp luật về đê điều…
Theo đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND TP Hà Nội thanh tra, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ vi phạm về đê điều trên địa bàn; xem xét, xử lý nghiêm minh, kịp thời về trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan.
Đồng thời, đề nghị Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đê điều, phòng, chống thiên tai.
11 Công ty được UBND TP Hà Nội cấp giấy phép xây dựng trạm trộn bê tông không đúng đối tượng, gồm:
1. Công ty cổ phần Cảng Khuyến Lương
2. Công ty TNHH vận tải sông Hồng
3. Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Đức Mạnh
4. Công ty cổ phần cảng Hồng Hà
5. Công ty cổ phần Thương mại Nam Thăng Long
6. Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Bách Khoa
7. Công ty cổ phần Đầu tư Xây lắp và Khai thác Cảng
8. Công ty TNHH kinh doanh vật tư và vận chuyển Hà Trang
9. Công ty TNHH Nam Sơn
10. Công ty cổ phần sản xuất và Thương mại THM-CONCRETE
11. Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Nguyễn
Minh Nguyệt
Từ khóa:
Thanh Tra Chính Phủ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ubnd thành phố hà nội vi phạm về quản lý đê điều quản lý đê điều tại hà nội vi phạm quản lý đê điều tại hà nội hà nội quản lý đê điều kết luận thanh tra về đê điềuÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Cao Bằng vừa ban hành quy trình mới về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, nhằm nâng cao tính khách quan, chính xác và hiệu quả của công tác thanh tra.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Bến Tre vừa tổ chức buổi họp mặt và hội thao chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 – 01/5/2025). Chương trình do Ban Lãnh đạo Thanh tra tỉnh phối hợp cùng Công đoàn cơ sở Thanh tra tỉnh tổ chức, với sự tham gia của 130 công chức, người lao động toàn ngành.
Huỳnh Như - Văn phòng TTT Bến Tre
(ThanhtraVietNam) - Đảng ủy và cơ quan Thanh tra tỉnh Yên Bái đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, khuyến khích công chức tham gia phong trào phát minh sáng chế, nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyên môn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Sở Tài chính Kon Tum đã chỉ ra một số hạn chế, sai sót trong quản lý tài chính năm 2022-2023 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, như: Quy đổi diện tích trồng rừng tập trung sang trồng cây phân tán chưa phù hợp; chưa tổng hợp dự kiến hết nguồn thu năm đầu thời kỳ ổn định; thanh toán một số khoản chi vượt dự toán được phê duyệt…
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra một số khuyết điểm, vi phạm về đầu tư xây dựng Tiểu dự án đầu tư tu bổ, nâng cấp đê điều năm 2020, tỉnh Thanh Hóa.
PV
(ThanhtraVietNam) - Từ ngày 05/5 - 07/5/2025, Thanh tra Chính phủ sẽ ký biên bản bàn giao với đại diện Lãnh đạo của 12 Bộ.
K. Dung
(ThanhtraVietnam) – Đó là kết quả nổi bật của Ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiện nhiệm vụ của quý 1/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) – Đó là điểm nổi bật của Thanh tra tỉnh Bến Tre trong thực hiện nhiệm vụ quý 1/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Với tổng mức đầu tư 176,4 tỷ đồng, Dự án Nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa làm Chủ đầu tư được Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quá trình đầu tư xây dựng.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại tỉnh Lâm Đồng đã được triển khai một cách nghiêm túc và hiệu quả trong thời gian qua. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
H.T
(ThanhtraVietNam) – Đó là số tiền mà Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần DNP Holding.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng phát hiện nhiều sai sót trong quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã tại huyện Kiến Thụy, đặc biệt là việc lập hồ sơ không đúng mẫu biểu và thiếu thành phần hồ sơ theo quy định.
PV