Tất cả chuyên mục

Sở Y tế Thanh Hóa: Nhiều tồn tại, hạn chế trong đấu thầu mua sắm thuốc

Thứ sáu, 27/10/2017 - 15:05 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) – Kết luận thanh tra số 137/KL-TTrB của Thanh tra Bộ Y tế cho thấy, công tác quản lý nhà nước về đấu thầu thuốc, hoạt động thanh tra về giá thuốc, đấu thầu thuốc, quản lý chất lượng thuốc và mỹ phẩm của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Thực hiện chưa đúng nhiều khâu trong công tác đầu thầu

Theo đánh giá tại Kết luận thanh tra, trong giai đoạn từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/12/2016, do điều kiện hạn chế về kho chứa hồ sơ nên công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ liên quan đến đấu thầu thuốc của Sở Y tế Thanh Hóa chưa khoa học; việc sắp xếp còn chưa ngăn nắp, chưa thuận tiện cho việc tra cứu.

Đồng thời, việc đánh giá, xem xét các hồ sơ pháp lý của nhà thầu dự thầu chưa đúng theo pháp luật. Cụ thể, Sở Y tế rà soát chưa đầy đủ thông tin trong thư bảo lãnh dự thầu của hồ sơ dự thầu, về tính hợp lệ của thư bảo lãnh dự thầu tại hồ sơ dự thầu, như việc người ký thư bảo lãnh dự thầu của tổ chức tín dụng không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, chưa có văn bản ủy quyền theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Bản thỏa thuận liên danh mà đại diện các bên ký thỏa thuận liên danh không phải là người đại diện trước pháp luật.

Hơn nữa, việc cập nhật, tra cứu, đối chiếu chưa đầy đủ giá kê khai có hiệu lực của thuốc dự thầu, xem xét chưa đầy đủ hiệu lực của giá kê khai của mặt hàng dự thầu do nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu ở thời điểm dự thầu. Trong quá trình chấm thầu đã nhập dữ liệu nhầm lẫn nhóm thuốc, đã phát hiện và khắc phục nhưng chưa được báo cáo kịp thời. Với một số mặt hàng dự thầu vào Nhóm 1, Nhóm 2, Sở Y tế chưa đối chiếu đầy đủ thông tin nhà sản xuất của một sổ thuốc dự thầu (các thông tin: tên, địa chỉ, phạm vi chứng nhận đạt PIC/s-GMP và EU-GMP) so với thông tin được Cục Quản lý Dược công bố trong danh sách nhà sản xuất đạt PIC/s GMP và EU-GMP.

Ảnh minh họa, nguồn internet

Đặc biệt, thông tin của một số thuốc trúng thầu trong Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu chưa chính xác so với hồ sơ kỹ thuật của thuốc dự thầu, như: Ghi nhận hàm lượng, nồng độ của thuốc khi chưa có tài liệu làm rõ thông tin của thuốc dự thầu, xem xét tính phù hợp của mặt hàng dự thầu so với hồ sơ mời thầu; ghi nhận hoạt chất, dạng bào chế trong quyết định trúng thầu chưa chính xác so với thuốc dự thầu; ghi nhận số đăng ký của thuốc chưa chính xác.

Với một số thuốc tại thời điểm đóng thầu chưa được cấp lại số đăng ký và có giấy tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại số đăng ký của thuốc đó do Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp, sau khi thuốc trúng thầu. Tuy nhiên, Sở Y tế chưa thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết theo yêu cầu của hồ mời thầu với các nhà thầu trúng thầu.

Những tồn tại hạn chế trong công tác tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu nêu trên, trách nhiệm thuộc về các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và các cá nhân có liên quan.

Cùng với công tác quản lý nhà nước về đấu thầu thuốc, công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Y tế về hoạt động thực hiện các quy định về giá thuốc, đấu thầu thuốc, quản lý chất lượng thuốc và quản lý mỹ phẩm trên địa bàn cũng còn nhiều tồn tại.

Tại Kết luận thanh tra số 137/KL-TTrB, Thanh tra Bộ Y tế chỉ ra một số Biên bản kiểm tra chưa ghi rõ họ tên của Trưởng Đoàn.

Bên cạnh đó, trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm, có 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính xử phạt khung ở mức thấp nhưng chưa ghi tình tiết giảm nhẹ theo quy định; có 01 Quyết định xử phạt chưa ghi đầy đủ hành vi tái phạm phù hợp với Điều, Khoản, Điểm của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính đã dẫn chiếu; có 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ghi nội dung của biện pháp khắc phục hậu quả vào nội dung của hình thức xử phạt bổ sung.

Nghiêm túc xem xét, kiểm điểm cá nhân, tổ chức vi phạm

Từ những sai phạm nêu trên, Thanh tra Bộ Y tế kiến nghị Sở Y tế Thanh Hóa nghiêm túc xem xét, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân liên quan, rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc, quản lý chất lượng thuốc và quản lý mỹ phẩm.

Sở Y tế cần rà soát và chủ động triển khai, giám sát và đôn đốc các cơ sở dược trên địa bàn tuân thủ các yêu cầu trong việc thực hiện thu hồi thuốc và báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thuốc có vi phạm chất lượng.

Ngoài ra, Sở Y tế Thanh Hóa cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc, chú trọng việc tuân thủ quy định về sản xuất thuốc, bán buôn thuốc, kiểm tra chất lượng thuốc tại các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở bán buôn thuốc và cơ sở sử dụng thuốc trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị, cơ sở được thanh tra khắc phục những tồn tại và có báo cáo khắc phục cho Sở Y tế để Sở Y tế tổng họp báo cáo Thanh tra Bộ Y tế trước ngày 15/11/2017./.

Hoàng Minh

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Nghị quyết 57 không phải là khẩu hiệu chính trị, mà là chương trình hành động thực tế

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Nghị quyết 57 không phải là khẩu hiệu chính trị, mà là chương trình hành động thực tế để Việt Nam cất cánh. Vì vậy, các công việc triển khai phải được kiểm đếm thường xuyên. Những tồn tại hạn chế, điểm nghẽn phải được đánh giá, tháo gỡ kịp thời, không được chậm trễ.

Theo VGP

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng

Chiều 28/5, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.

Theo VGP

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Xem thêm