Thứ hai, 17/03/2025 - 15:08 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính đề nghị các bộ ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo công tác tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, bao gồm, kiểm tra trực tiếp tại một số đơn vị có tiến độ thực hiện chậm, số liệu tài sản kiểm kê không bảo đảm tính logic.
Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý là cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.
Việc tổng kiểm kê đối với các tài sản này là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy nguồn lực tài sản công trong nền kinh tế, tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Căn cứ Nghị quyết số 74 của Quốc hội về việc đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án là nắm được thực trạng làm cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; phục vụ việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công tác báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công, cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính nhà nước, báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, phê duyệt nội dung, kế hoạch chi tiết để thực hiện trên phạm vi cả nước; tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện việc kiểm kê và tổng hợp kết quả kiểm kê; hướng dẫn kiểm kê cho các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc tổ chức thực hiện…
Việc tổng hợp kết quả kiểm kê được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/7/2025.
Theo Đề án, đến 31/3/2025 hoàn thành việc kiểm kê. Nguồn đồ họa: BTC
Trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Quản lý công sản Nguyễn Tân Thịnh cho biết, thực hiện Công điện số 138 ngày 20/12/2024 của Thủ tướng về tổng kiểm kê, Bộ Tài chính đã hoàn thiện các văn bản hướng dẫn cho các bộ ngành, địa phương thực hiện và trực tiếp tổ chức kiểm tra tình hình triển khai công tác tổng kiểm kê ở 37 Bộ, cơ quan trung ương, các tổ chức hội và 32 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bắt đầu từ tháng 2/2025, Bộ Tài chính công khai tiến độ thực hiện tổng kiểm kê của các bộ ngành, địa phương.
Kết quả trên Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công tính đến 22h00 ngày 13/3/2025 cho thấy, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa hoàn thành việc đăng ký đối tượng kiểm kê, chậm so với thời hạn yêu cầu của Bộ Tài chính (chậm nhất ngày 20/2/2025) là:
(1) Văn phòng Quốc hội, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Cơ quan Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
(2) Các thành phố Hà Nội, Cần Thơ và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Điện Biên, Hà Nam, Hậu Giang, Kiên Giang, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thanh Hoá.
Ngày 14/3/2025, Bộ Tài chính đã công khai các thông tin về đăng ký đối tượng kiểm kê; gửi báo cáo kết quả kiểm kê, duyệt báo cáo kết quả kiểm kê của các bộ ngành, địa phương cũng như về chất lượng số liệu kiểm kê và đề xuất giải pháp…
Đại diện Bộ Tài chính khẳng định, việc công khai tiến độ tổng kiểm kê cho thấy có tác dụng hữu hiệu, giúp các đơn vị thuộc đối tượng kiểm kê nắm bắt và quan tâm hơn, giúp tiến độ được đẩy nhanh.
Bộ Tài chính cũng đã đề nghị các bộ ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo công tác tổng kiểm kê, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
Một là, thực hiện rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo kiểm kê của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và kế hoạch kiểm kê của mình khi có sự thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ.
Hai là, chỉ đạo các đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp tổ chức bộ máy đẩy nhanh tiến độ thực hiện tổng kiểm kê và bàn giao các công việc đã và đang triển khai liên quan đến công tác tổng kiểm kê cho cơ quan, đơn vị mới sau khi thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy.
Ba là, chỉ đạo các đơn vị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp là đối tượng kiểm kê thuộc phạm vi quản lý hoàn thành công tác kiểm kê thực tế và nhập dữ liệu vào Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, logic của số liệu; thời hạn hoàn thành trước ngày 31/3/2025.
Bốn là, chỉ đạo các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng kiểm kê thực hiện rà soát kỹ tính logic, chính xác của số liệu tài sản trước khi duyệt báo cáo của đơn vị kiểm kê.
Việc duyệt báo cáo kiểm kê cần phải được thực hiện kịp thời, ngay sau khi đối tượng kiểm kê gửi báo cáo trên Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.
Năm là, chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện kiểm tra trực tiếp tại một số đơn vị có tiến độ thực hiện chậm, số liệu tài sản kiểm kê không bảo đảm tính logic để đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và chỉnh lý số liệu; xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm kê, duyệt số liệu kiểm kê, tổng hợp số liệu kiểm kê làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng số liệu kiểm kê của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương./.
Ngô Tân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh