Thứ tư, 26/03/2025 - 08:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Việc giải quyết dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định "bằng cơ chế, chính sách pháp luật phù hợp, căn cơ, thuận theo tự nhiên, trong đó có vai trò, trách nhiệm của Nhà nước", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý.
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ngày 25/3 tại buổi làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số tỉnh ven biển có đội tàu đánh cá lớn để góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản.
Phải quản lý bằng được đội tàu cá, nhất là phương tiện hoạt động khai thác vùng khơi
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc áp dụng hai quy định về kích cỡ tối thiểu, trộn lẫn nguyên liệu đã từng phần đáp ứng yêu cầu, khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) tiến tới gỡ "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tuy nhiên, do hầu hết ngư dân vẫn chưa kịp thích nghi, thay đổi phương thức, ngư cụ khai thác phù hợp với quy định mới. Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định mới cho ngư dân, doanh nghiệp liên quan còn hạn chế, chưa kịp thời.
Vì vậy, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo kiến nghị của ngư dân, hiệp hội doanh nghiệp thủy sản về kích thước tối thiểu được phép khai thác thủy sản và trộn lẫn nguyên liệu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. (ảnh: VGP/Minh Khôi)
Liên quan đến nội dung này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Việc thực hiện quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) giúp công tác quản lý hoạt động khai thác thủy, hải sản bền vững.
Vì vậy, dự thảo Nghị định cần phải có thêm các quy định, giải pháp nhằm giải quyết dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định "bằng cơ chế, chính sách pháp luật phù hợp, căn cơ, thuận theo tự nhiên, trong đó có vai trò, trách nhiệm của Nhà nước", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.
Được biết, để gỡ "thẻ vàng" IUU thì nhiệm vụ cấp thiết, trước mắt là phải quản lý bằng được đội tàu cá, nhất là phương tiện hoạt động khai thác vùng khơi.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều vụ việc khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài thuộc về nhóm tàu cá "3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép), hoặc những tàu cá đã hết hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép khai thác, thậm chí có cả tàu cá đã xóa đăng ký. Các địa phương đều gặp nhiều khó khăn để xác minh, xử lý chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân và phương tiện vi phạm.
Cần thể chế hóa quyền lợi, trách nhiệm của nhà mạng khi xảy ra hư hỏng, mất kết nối không do lỗi của ngư dân
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng cần xác định rõ trách nhiệm của các nhà mạng trong trường hợp xảy ra mất kết nối VMS do khách quan, bất khả kháng nhưng gây thiệt hại kinh tế cho ngư dân khi tàu cá phải quay lại bờ để khắc phục sự cố.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy. (ảnh: VGP/Minh Khôi)
"Chúng ta phải giải quyết bài toán duy trì hoạt động của thiết bị VMS. Các nhà mạng cần nâng cao quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, có công cụ xác định đúng nguyên nhân khi thiết bị VMS không hoạt động, mất kết nối là do lỗi ngư dân, lỗi kỹ thuật hay lỗi bất khả kháng, chỉ rõ trách nhiệm của ai, bồi thường như thế nào nếu xảy ra thiệt hại kinh tế của ngư dân", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu tối đa những vấn đề, ý kiến được các địa phương, doanh nghiệp nêu ra.
Việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản phải có tầm nhìn xa hơn, căn cơ hơn, tập trung giải quyết dứt điểm một số vấn đề mấu chốt để gỡ "thẻ vàng" IUU như: Quản lý hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản bền vững theo ngư trường, mùa sinh sản; tập trung xóa bỏ hoàn toàn tàu "3 không"; rà soát các quy định, điều kiện để các cảng cá tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ tiếp nhận tàu cá, xác nhận nguồn gốc hải sản từ khai thác…
Phó Thủ tướng đề nghị đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính đối với tàu cá cập cảng trên cơ sở dữ liệu giám sát hành trình, nhật ký điện tử, "đúng hành trình, đúng thời gian, đúng khối lượng khai thác đã báo cáo thì được chuyển ngay sang "luồng xanh", tự động xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác theo quy trình hậu kiểm".
Đối với các tàu đánh bắt dài ngày sử dụng tàu hậu cần nghề cá cũng cần có biện pháp quản lý linh hoạt, không cứng nhắc để xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác đưa từ tàu hậu cần lên bờ.
Phó Thủ tướng yêu cầu: "Thông tin, dữ liệu về hoạt động của tàu cá, tàu hậu cần nghề cá, đơn vị thu mua, cơ sở/doanh nghiệp chế biến... phải được quản lý theo chuỗi khép kín bảo đảm nguồn gốc hải sản khai thác".
Ngoài ra, cần nâng cao quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm thiết bị VMS hoạt động an toàn, liên tục; thể chế hóa quyền lợi, trách nhiệm của các nhà mạng khi xảy ra hư hỏng, mất kết nối không do lỗi của ngư dân./.
M. Phương (TH)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Cao Bằng vừa ban hành quy trình mới về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, nhằm nâng cao tính khách quan, chính xác và hiệu quả của công tác thanh tra.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Bến Tre vừa tổ chức buổi họp mặt và hội thao chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 – 01/5/2025). Chương trình do Ban Lãnh đạo Thanh tra tỉnh phối hợp cùng Công đoàn cơ sở Thanh tra tỉnh tổ chức, với sự tham gia của 130 công chức, người lao động toàn ngành.
Huỳnh Như - Văn phòng TTT Bến Tre
(ThanhtraVietNam) - Đảng ủy và cơ quan Thanh tra tỉnh Yên Bái đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, khuyến khích công chức tham gia phong trào phát minh sáng chế, nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyên môn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Sở Tài chính Kon Tum đã chỉ ra một số hạn chế, sai sót trong quản lý tài chính năm 2022-2023 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, như: Quy đổi diện tích trồng rừng tập trung sang trồng cây phân tán chưa phù hợp; chưa tổng hợp dự kiến hết nguồn thu năm đầu thời kỳ ổn định; thanh toán một số khoản chi vượt dự toán được phê duyệt…
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra một số khuyết điểm, vi phạm về đầu tư xây dựng Tiểu dự án đầu tư tu bổ, nâng cấp đê điều năm 2020, tỉnh Thanh Hóa.
PV
(ThanhtraVietNam) - Từ ngày 05/5 - 07/5/2025, Thanh tra Chính phủ sẽ ký biên bản bàn giao với đại diện Lãnh đạo của 12 Bộ.
K. Dung
(ThanhtraVietnam) – Đó là kết quả nổi bật của Ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiện nhiệm vụ của quý 1/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) – Đó là điểm nổi bật của Thanh tra tỉnh Bến Tre trong thực hiện nhiệm vụ quý 1/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Với tổng mức đầu tư 176,4 tỷ đồng, Dự án Nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa làm Chủ đầu tư được Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quá trình đầu tư xây dựng.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại tỉnh Lâm Đồng đã được triển khai một cách nghiêm túc và hiệu quả trong thời gian qua. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
H.T
(ThanhtraVietNam) – Đó là số tiền mà Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần DNP Holding.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng phát hiện nhiều sai sót trong quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã tại huyện Kiến Thụy, đặc biệt là việc lập hồ sơ không đúng mẫu biểu và thiếu thành phần hồ sơ theo quy định.
PV