Thứ sáu, 12/10/2018 - 12:29 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) – Đó là một nhận định trong báo cáo Kinh tế Vĩ Mô Việt Nam Quý III do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (VEPR) vừa công bố.
Trong kinh tế Vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Điều này tác động rõ rệt đến nền kinh tế của một quốc gia.
Ở Việt Nam, với mức tăng trưởng tích cực 6,88% của GDP quý III 2018, mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 6,7% của GDP cả năm 2018 do Quốc hội đề ra gần như sẽ hoàn thành.
Phân tích cụ thể của VEPR, Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm nay tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - động lực chính của tăng trưởng - tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 12,9%. Bức tranh tăng trưởng kinh tế hiện tại có nhiều điểm sáng. GDP quý III/2018 của Việt Nam tăng trưởng tích cực, đạt mức 6,88%, cao hơn mức tăng của quý II và cao hơn dự báo trước đó. Nhiều khả năng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trên 6,8% trong năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mắt với nhiều thách thức.
Đánh giá về các tác động, nhóm nghiên cứu của VEPR cho rằng, những diễn biến của kinh tế thế giới hiện tại có thể tác động tới kinh tế Việt Nam ở nhiều góc độ.
Thứ nhất, tuy nguy cơ đối đầu thương mại trực tiếp với Mỹ không cao, nhưng cán cân thương mại có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp từ Trung Quốc. Hơn nữa, việc VND phụ thuộc vào USD cũng khiến hàng hóa Việt Nam ngày càng kém cạnh tranh hơn.
Thứ hai, dòng vốn vào Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất USD, khi dự kiến sẽ tăng thêm 1 lần trong năm 2018 và 2 lần trong năm 2019. Bên cạnh đó, việc USD mạnh lên còn gây áp lực lên lãi suất VND, ảnh hưởng tới chính sách ổn định tỷ giá và phòng ngừa lạm phát. Lãi suất tăng sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2019 và 2020. Vì vậy, việc chủ động giảm giá VND một cách khéo léo giữa mức mất giá của CNY so với USD là cần thiết để Việt Nam thích ứng trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc gia tăng.
Thêm vào đó, cần quan tâm đến lượng vốn nước ngoài giảm dần gần đây. Dù chưa đủ để kết luận dòng vốn đầu tư trực tiếp có rời khỏi Việt Nam hay không, nhưng dòng vốn này đang cho thấy sự chững lại. Đây là hiện tượng lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam sau nhiều năm thu hút vốn FDI rất khả quan nên rất cần lưu tâm.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý về sự suy giảm của dòng vốn gián tiếp trên thị trường chứng khoán, tuy không mạnh, nhưng vẫn cần lưu tâm tới sự sụt giảm của dòng vốn ngoại, nhất là khi xu hướng tăng lãi suất USD vẫn tiếp diễn. Khi đó, dòng vốn sẽ rút khỏi các thị trường mới nổi, nhất là những nền kinh tế có nền tảng vĩ mô còn yếu.
Tham nhũng làm nguy cơ lạm phát tăng cao
Liên quan đến lạm phát, báo cáo của VEPR cho thấy, lạm phát quý III/2018 tuy không còn tăng mạnh như quý trước đó, nhưng vẫn ở mức cao, chủ yếu do giá thực phẩm tiếp tục phục hồi mạnh, bên cạnh giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng.
Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng khả quan, song vẫn là nền kinh tế có nền tảng vĩ mô yếu, nên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Nhóm chuyên gia nghiên cứu của VEPR cho rằng, tuy lạm phát trong năm nay được đánh giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng nguy cơ gia tăng mạnh trong thời gian tới đã hiện hữu.
Trước những diễn biến của giá năng lượng thế giới hiện nay việc nâng kịch trần thuế bảo vệ môi trường lên mặt hàng xăng dầu (từ 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít) từ đầu năm 2019 sẽ tạo ra rủi ro lạm phát tăng mạnh. Theo đó, việc giữ mục tiêu lạm phát ở mức 4% như những năm vừa qua là rất khó khăn. Số liệu tính toán của VEPR cũng cho thấy, chỉ riêng việc tăng thuế môi trường có thể khiến tỷ lệ lạm phát tăng thêm 1,6 điểm phần trăm trong vòng 1 năm tới.
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (VEPR) khuyến nghị, cần thận trọng trong việc điều tiết cung tiền và chính sách tín dụng trong thời gian tới nhằm tránh lạm phát tăng vượt kiểm soát.
Về tổng thể, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội VEPR cho rằng, cần nhanh chóng cải cách, chuyển đổi thể chế theo hướng tạo lập nền kinh tế thị trường đẩy đủ để tránh những bất lợi theo cách Mỹ đang muốn tạo ra với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tranh thủ nỗ lực tạo thêm dự địa chính sách để tăng sức chịu đựng trước những rủi ro sắp tới từ môi trường toàn cầu, đó là việc tiếp tục giảm thâm hụt ngân sách, tăng thặng dư thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh và thủ tục hành chính, sắp xếp lại bộ máy nhà nước, chống tham nhũng…
PV
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ gia tăng ca mắc COVID-19 tại Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 do biến thể phụ XBB.1.16 lây lan nhanh, dù chưa ghi nhận ca nặng. Trên thế giới, Thái Lan đối mặt đợt bùng phát với hơn 53.000 ca từ đầu năm, trong khi số ca toàn cầu giảm mạnh.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Trước tình hình thực phẩm giả, kém chất lượng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đồng loạt ra quân, siết chặt quản lý an toàn thực phẩm. Trọng tâm của đợt này là quyết liệt ngăn chặn thực phẩm giả, nhất là sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện thị trường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025 - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Đây là một trong những biện pháp được UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 11/05, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể hội nông dân phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức đưa vào sử dụng công trình nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Kênh đường Cầm.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, thách thức đang đặt ra.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong năm 2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu rõ ràng là lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PV
(ThanhtraVietNam) - Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VietinBank