Thứ tư, 13/10/2021 - 16:38 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Lực lượng Công an nhân dân đã chủ động làm tốt công tác nghiệp vụ, nắm tình hình, thu thập thông tin về hoạt động của tội phạm tham nhũng, kịp thời phát hiện, khởi tố, điều tra. Các vụ án đưa ra xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không có oan sai, được dư luận và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Các hoạt động này đã tạo hiệu ứng tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng.
Thụ lý điều tra 478 vụ án tham nhũng
Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của lực lượng Công an nhân dân (CAND) từ 1/8/2020 đến 31/7/2021 của Bộ Công an cho thấy, các cơ quan điều tra trong CAND đã thụ lý điều tra 478 vụ án, 1.051 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó, khởi tố mới 282 vụ, 536 bị can; thu hồi tài sản trong các vụ án đang thụ lý trên 503 tỷ đồng. Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 254 vụ, 650 bị can; hiện đang điều tra 190 vụ, 333 bị can; thay đổi tội danh 2 vụ, 2 bị can; chuyển vụ án 7 vụ, 11 bị can...
Trong đó, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 2 vụ, 8 bị can kỳ trước chuyển sang. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thụ lý điều tra 10 vụ, 36 bị can; đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 5 vụ, 25 bị can. Cục An ninh điều tra thụ lý điều tra 9 vụ, 63 bị can; kết luận điều tra, đề nghị truy tố 6 vụ, 57 bị can.
Cơ quan điều tra Công an các địa phương đã thụ lý điều tra 457 vụ, 944 bị can; đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 241 vụ, 560 bị can.
Theo Bộ Công an, cùng với việc triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm như bầu cử Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 và phòng, chống dịch Covid-19… công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc về tham nhũng vẫn được duy trì, quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh tiến độ điều tra, xử lý.
Việc chỉ đạo, hướng dẫn Công an các địa phương giải quyết vụ án, vụ việc khó khăn, vướng mắc được Bộ quan tâm chú trọng (63/63 Công an địa phương đều thụ lý, điều tra vụ án tham nhũng).
Điểm nổi bật là, những năm trước đây, các địa phương chỉ phát hiện được các vụ án tham nhũng nhỏ, chủ yếu cán bộ cấp xã liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhưng gần đây đã phát hiện, khởi tố những vụ án tham nhũng lớn (như Công an các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Phú Thọ, Kiên Giang).
Ngoài ra, đã chủ động, tập trung xác minh, truy tìm và triển khai ngay các biện pháp thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát đạt tỷ lệ cao, nhiều vụ thu hồi đạt tỷ lệ 100% số tiền thiệt hại, trong đó nổi bật là đã phát hiện, kịp thời kê biên nhiều bất động sản của các bị can để đảm bảo việc khắc phục hậu quả.
Đáng chú ý, quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra với cơ quan Ủy ban Kiểm tra, cơ quan Thanh tra đã chặt chẽ, chủ động, theo phương châm việc kỷ luật đảng đi trước, tạo tiền đề cho công tác điều tra, xử lý hình sự theo pháp luật.
Thông qua điều tra các vụ án, Cơ quan điều tra đã phối hợp chuyển tài liệu cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương để kiểm tra, xử lý dấu hiệu sai phạm của các tổ chức đảng và đảng viên liên quan như tại Tỉnh ủy Bình Dương, Khánh Hòa, Phú Yên, Ban cán sự đảng Bộ Y tế.
Lãnh đạo Bộ Công an đánh giá, Thanh tra Công an các cấp đã tham mưu “đúng” và “trúng”, tập trung thanh, kiểm tra vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an
Tham nhũng tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực
Theo đánh giá của Bộ Công an, tình hình tội phạm, vi phạm về tham nhũng còn tiềm ẩn rất lớn, nhất là trong các ngành lĩnh vực kinh tế trọng điểm như: lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nổi lên là hành vi lợi dụng kẽ hở và công tác quản lý, giám sát chưa chặt chẽ để phạm tội. Các đối tượng đã ký các hợp đồng, thu chi vượt quy định, hạch toán trên hệ thống sổ sách kế toán nhưng không chuyển về quỹ công ty mà chuyển vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt, gây thiệt hại cho công ty.
Đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng cơ bản nổi lên hành vi cán bộ có chức quyền ở địa phương cấu kết với chủ đầu tư trong thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng không đúng đối tượng và mức đền bù.
Các hành vi lừa đảo tại dự án chưa có chủ đầu tư; tình trạng cấp phép dự án tràn lan nhưng để nhiều dự án “treo” dẫn đến nhiều người dân mất tài sản, thất nghiệp, gây bức xúc, khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Trong lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, mua sắm, đầu tư công và y tế xuất hiện tình trạng cán bộ thuộc các đơn vị Nhà nước lợi dụng chức vụ được giao, lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, lập khống hồ sơ, chứng từ để chiếm đoạt tài sản Nhà nước. Thông đồng, móc ngoặc nâng giá các thiết bị lên nhiều lần, làm tăng chi phí, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hoặc thông đồng, móc ngoặc trong cả quy trình, từ khâu lập hồ sơ đến thanh quyết toán, gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước, tập thể. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chỉ đạo nâng giá kế hoạch gói thầu để trúng thầu với giá cao hơn gấp nhiều lần giá thị trường, câu kết, dàn xếp để 1 nhà thầu trúng thầu, mua bán qua nhiều công ty trung gian, cấu kết với đơn vị thẩm định nâng giá lên nhiều lần trong các dự án để trục lợi…
Thời gian tới, Bộ Công an sẽ chủ động phân loại, phân công, phân cấp giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị khởi tố, nhất là các tin báo, tố giác liên quan đến tội phạm tham nhũng.
Đẩy mạnh công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; phối hợp với các đơn vị chức năng để thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa phục vụ thu hồi tối đa tài sản bị thất thoát.
Đăng Tân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh