Tất cả chuyên mục

Hội nghị các quốc gia thành viên CITES lần thứ 17: Liệu các loài nguy cấp, quý, hiếm có được bảo vệ tốt hơn?

Thứ sáu, 23/09/2016 - 11:02 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) kêu gọi các quốc gia thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) bỏ phiếu “Không đồng thuận” với đề xuất của Swaziland về hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác. ENV cũng phản đối hoạt động gây nuôi hổ và đề xuất các đại biểu tham gia Hội nghị các quốc gia thành viên CITES (COP 17) sắp diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi bỏ phiếu tăng cường các biện pháp bảo vệ đối với tê tê.

Trong khi các loài tê giác trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn săn bắn tại châu Phi thì Vương quốc Swaziland lại đệ trình lên COP 17 một dự thảo cho phép hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác quốc tế. Quốc gia này không chỉ đề nghị được bán lượng sừng tê giác đang lưu giữa tại các kho mà còn muốn tiếp tục cắt sừng từ những cá thể tê giác còn sống để cung cấp cho thị trường.

ENV cho rằng ý tưởng bán sừng tê giác rồi sử dụng khoản tiền đó cho các hoạt động ngăn chặn nạn săn trộm tê giác là hoàn toàn sai lầm. Nếu sừng tê giác hợp pháp và bất hợp pháp cùng song song tồn tại thì sẽ ảnh hưởng lớn đến những nỗ lực thực thi pháp luật quốc tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Việc khó có thể phân biệt giữa sừng tê giác hợp pháp và bất hợp pháp sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và dễ khiến cho các cán bộ thực thi pháp luật không muốn điều tra, phát hiện và xử lý các vi phạm liên quan đến sừng tê giác. Thêm vào đó, những nỗ lực và bước tiến nhằm giảm thiểu tiêu thụ sừng tê giác tại các quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong suốt những năm qua cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu COP 17 cho phép hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác quốc tế.

“Nếu cho phép buôn bán và tiêu thụ sừng tê giác một cách hợp pháp thì chúng tôi sẽ phải giải thích với người dân Việt Nam như thế nào trong khi chúng tôi khuyến khích họ không nên sử dụng sừng tê giác? Nếu chúng ta thực sự muốn bảo vệ tê giác thì thay vì tìm cách kiếm lời trên mỗi mạng sống của tê giác chúng ta cần quyết tâm và nỗ lực hết sức để bảo vệ các cá thể còn lại.” bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc phụ trách chương trình Chính sách – Pháp luật của ENV bức xúc. “Bởi vậy, ENV khuyến khích đại diện cơ quan CITES Việt Nam và tất cả các quốc gia thành viên bỏ phiếu phản đối đề nghị của Swaziland.”

Trong khuôn khổ COP 17, ENV cũng khuyến khích đại diện các quốc gia thành viên CITES có biện pháp chấm dứt các hoạt động gây nuôi hổ vì mục đích thương mại, bởi các hoạt động này không những không có giá trị bảo tồn mà còn đe dọa đến các quần thể hổ còn lại trên thế giới.

Tình trạng gây nuôi hổ đã gia tăng đến mức đáng báo động tại Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực. Tại Việt Nam, số lượng hổ được gây nuôi đã tăng từ 5 cơ sở tư nhân với 55 cá thể năm 2007 đến 14 cơ sở với 189 cá thể vào tháng 7/2016. ENV đã thường xuyên tiến hành khảo sát và theo dõi hoạt động gây nuôi hổ tại các trang trại này. Trong số 14 vườn thú tư nhân và trang trại ENV đã tiến hành khảo sát, hành vi nhập lậu và buôn bán hổ và các bộ phận của hổ đã được ghi nhận tại 6 cơ sở. Ba vườn thú tư nhân khác cũng có ghi nhận các vi phạm liên quan đến quản lý biến động các cá thể hổ. Việc gây nuôi hổ tràn lan, không kiểm soát tại các trang trại đã dẫn tới sự gia tăng bất ổn của số lượng hổ nuôi nhốt trong các trang trại tư nhân bất chấp đây là loài được pháp luật bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt và việc buôn bán hổ hoàn toàn bị nghiêm cấm. Gần đây nhất, một đối tượng đã từng hai lần bị kết án cho hành vi giết hại và buôn bán hổ, đã "núp" dưới tên vợ và được cấp phép thành lập cơ sở nuôi hổ tư nhân nhằm mục đích “giáo dục và bảo tồn”. Cơ sở này thậm chí còn được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp phép để nhập khẩu 9 cá thể hổ từ châu Âu. Ngoài ra cơ sở này còn có15 cá thể thổ khác trước đó đã nhập từ một trang trại khác. “Chẳng có gì ngạc nhiên khi đối tượng vi phạm núp dưới những cái tên có tư cách pháp nhân,” bà Hà cho biết thêm. “Các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm cần thể hiệncao tình thần “trách nhiệm” của mình và không nên tiếp tục đặt số phận của các cá thể hổ vào tay tư nhân.”

Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khẳng định: hổ nuôi nhốt không hề có giá trị bảo tồn. Cùng chung quan điểm, ENV cho rằng COP17 cần hướng tới giải quyết tình trạng gia tăng hoạt động gây nuôi hổ và nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng này.

Trước thềm Hội nghị COP 17, ENV cũng hoàn toàn ủng hộ đề xuất nâng mức bảo vệ cho tất cả các loài tê tê từ Phụ lục II lên Phụ lục I của CITES. Ở Việt Nam, việc thay đổi tình trạng bảo vệ, đặt cả 8 loài tê tê lên ngang mức bảo vệ với hổ, cùng với Bộ Luật Hình sự mới sớm có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng trong việc dễ dàng áp dụng các khung hình phạt liên quan tới tê tê: các vi phạm liên quan đến tê tê sẽ đều bị xử lý hình sự (trừ hành vi quảng cáo tê tê). 

Nhận định tổng quan về những kì vọng sẽ đạt được tại Johannesburg, bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc ENV nói: “Chưa bao giờ cả thế giới lại đang dõi theo chúng ta như lúc này. Chúng tôi rất hy vọng rằng những quyết định đúng đắn sẽ được đưa ra tại Hội nghị lần này để đảm bảo sự sinh tồn của những loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đang đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng từ nạn săn bắn và buôn bán. ENV hy vọng Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam sẽ hành động vì lợi ích tối cao của các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm tại COP 17.”

Tổng hợp

hangnt

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Nghị quyết 68: Thúc đẩy mạnh mẽ và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

K. Dung

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và 68 của Bộ Chính trị

(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

K. Dung

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.

Hữu Anh (TH)

Kiểm toán nhà nước kiến nghị rà soát, điều chỉnh hàng loạt chính sách về ưu đãi người có công

(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.

M. Phương (tổng hợp)

Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

K. Dung

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.

PV

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

K. Dung

Cần chú ý đến yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đại biểu và đảm bảo tính công bằng, minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lan Anh

Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng hoạt động thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.

Hữu Anh (TH)

Sửa đổi, bổ sung quy định về vận hành hồ chứa trong các tình huống bất thường, khẩn cấp về thiên tai

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

M. Phương

Chính phủ hỗ trợ Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn gần 700 tấn gạo

(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.

M. Phương

Linh hoạt và quyết đoán trong giải quyết các vấn đề cấp bách

(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, được Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát thẩm tra và trình bày trong Báo cáo số 440/BC-UBDNGS15 ngày 6/5/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bầu cử tại Việt Nam và thể hiện sự linh hoạt và quyết đoán của Quốc hội trong giải quyết các vấn đề cấp bách.

Lan Anh

Xem thêm