Tất cả chuyên mục

Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ sau khi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Thứ ba, 15/04/2025 - 10:22 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Ngân hàng Chính sách xã hội cần chú trọng thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ; kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác, uỷ nhiệm, sử dụng vốn vay.

Ngày 14/4/2025, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 177 kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Theo đó, sau 23 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đã thực sự đi vào cuộc sống, là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, với quyết tâm chính trị cao của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo được nhiều điểm sáng trong hoạt động; mô hình và phương thức hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ngày càng được khẳng định, hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai tích cực các nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả quan trọng: đã huy động được nguồn vốn đa dạng và quy mô ngày càng lớn, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt hơn 416 nghìn tỷ đồng, phục vụ hơn 6,8 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách. Chất lượng tín dụng chính sách được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp (0,55% tổng dư nợ)...

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nguồn vốn chưa thực sự đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; vốn ủy thác tại một số địa phương, nguồn vốn có nguồn gốc từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn; chưa có cơ chế, chính sách để thu hút nhân sự có trình độ cao, đặc biệt là nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội còn hạn chế.

Ảnh minh họa

Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong thời gian tiếp theo, Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội bám sát kết quả thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đơn vị hành chính các cấp theo chủ trương của Đảng. Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy hoạt động, đảm bảo phù hợp với quá trình sắp xếp của các cơ quan, tổ chức chính trị và yêu cầu thực tiễn hoạt động đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội. Lưu ý quá trình sắp xếp lại bộ máy phải đảm bảo được mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, tổ tiết kiệm và vay vốn để đảm bảo quản lý khoản vay, duy trì quan hệ với người vay.

Tập trung huy động, đa dạng hóa nguồn vốn nhằm tăng cường nguồn lực, cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương báo cáo, tham mưu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ưu tiên tập trung nguồn lực, đảm bảo nguồn vốn được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội được tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ và mở rộng các hình thức huy động vốn, nghiên cứu huy động các nguồn vốn nhận ủy thác từ các tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân...

Ngân hàng Chính sách xã hội cần chú trọng xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, uy tín, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân. Chú trọng tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chủ động nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện cơ chế tiền lương, các chế độ, chính sách đãi ngộ, đảm bảo thu nhập tốt hơn cho cán bộ, người lao động để thu hút, ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cần tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) dữ liệu lớn (Bigdata), … nhằm tiết giảm chi phí, nhân lực, tiết kiệm thời gian, tối ưu hoá quy trình quản lý, kiểm soát hoạt động, thực hiện nhiệm vụ được chính xác và an toàn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống, tạo điều kiện phục vụ, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Chú trọng thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ; kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác, uỷ nhiệm, sử dụng vốn vay. Tăng cường công tác quản trị và quản lý vốn chặt chẽ, hiệu quả.

Tập trung nghiên cứu và rà soát kỹ lưỡng các quy định, quy trình thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, cắt giảm và đơn giản hoá tối đa các thủ tục để nâng cao hiệu quả công việc, tiết giảm chi phí hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng.

Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Chủ động rà soát, tham mưu cho cơ quan thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng chính sách xã hội theo hướng bao trùm, bền vững, đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các chương trình mục tiêu quốc gia, Chiến lược tài chính toàn diện và Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030.

Từng bước mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia và khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước, khả năng thực hiện của Ngân hàng Chính sách xã hội...

PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Bộ Dân tộc và Tôn giáo bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.

K. Dung

Tạo điều kiện tối đa để phát triển kinh tế tư nhân toàn diện, hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Hoàng Minh

Thanh Tra Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.

Lan Anh

Phòng ngừa tham nhũng thông qua cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.

Lan Anh

Thanh tra, phòng chống tham nhũng: Đột phá tháo gỡ dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Lan Anh

Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…

Hoàng Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.

Thanh tra Chính phủ: Tăng cường kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.

Lan Anh

600 tấn sữa giả - Lời cảnh tỉnh từ Luật sư về lằn ranh kinh doanh và tội phạm

(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.

Lan Anh

Tăng tốc cải cách thủ tục hành chính

(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

P.V

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

K. Dung

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

K. Dung

Xem thêm