Thứ ba, 17/12/2024 - 09:35 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Từ thực tiễn tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Agribank, GPBank…và để bảo đảm phù hợp, khả thi, hiệu lực, hiệu quả của Luật Phòng, chống tham nhũng, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Thanh tra Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi một số nội dung.
Báo cáo về thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, công tác này của ngành Ngân hàng đã có bước tiến quan trọng; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tăng cường tổ chức triển khai thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN).
Đánh giá các quy định của pháp luật về PCTN, NHNN cho rằng, Luật PCTN 2018 có nhiều ưu điểm, khắc phục hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật cũ, cụ thể:
Một là, đã có những sửa đổi về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn khác, định mức, tiêu chuẩn, chế độ, việc tặng quà, nhận quà tặng, việc thanh toán qua tài khoản, kiểm soát xung đột lợi ích (là việc kiểm soát một tình huống mà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ có thể liên quan đến lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ đó không vô tư, không khách quan); kiểm soát thu nhập; trong đấu tranh chống tham nhũng, những chủ thể tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cũng phải chịu trách nhiệm nếu không phát hiện ra sai phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Hai là, bên cạnh quy định về trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, Luật cũng bổ sung quy định về giảm hoặc miễn trách nhiệm cho người đứng đầu đã áp dụng tốt biện pháp phòng ngừa tham những.
Ba là, quy định xử lý rất nghiêm với người kê khai tài TSTN không trung thực, giải trình tải sản tăng thêm không trung thực.
Bốn là, đã quy định hoàn thiện hơn hệ thống cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TSTN theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối, bảo đảm tính chuyên nghiệp, độc lập.
Cơ quan kiểm soát TSTN được bổ sung nhiều thẩm quyền hơn, trong đó có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm (tổ chức tín dụng, cơ quan thuế, công an, hải quan…) phải cung cấp thông tin có liên quan để phục vụ cho việc xác minh.
Căn cứ xác minh, trình tự, thủ tục xác minh TSTN được quy định rõ ràng, mở rộng hơn.
Hình thức kê khai, phương thức kê khai có đổi mới để bảo đảm tính hiệu quả cao hơn.
Quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng Lại Hữu Phước báo cáo trong một cuộc kiểm tra công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Thái Minh
Theo NHNN, bên cạnh những ưu điểm, thực tiễn thi hành cho thấy, có một số quy định không khả thi, không phù hợp, chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chưa có văn bản hướng dẫn, dẫn đến áp dụng không đúng, thậm chí có những quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, khiến cho việc thực thi có nhiều vướng mắc, bất cập.
Về những quy định không khả thi, không phù hợp thực tiễn, NHNN gửi đến Thanh tra Chính phủ là:
Khoản 2, Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 130 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quy định:
Kế hoạch xác minh hàng năm của Cơ quan kiểm soát TSTN phải bảo đảm số cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành xác minh tối thiểu bằng 20% số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của mình, riêng đối với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính phải bảo đảm tối thiểu bằng 10%.
Số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác minh, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
NHNN cho rằng, với quy định về tỷ lệ lựa chọn đơn vị được xác minh (tối thiểu 20% số đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát) và đối tượng được xác minh tại mỗi đơn vị được xác minh (tối thiểu 10% số lượng người có nghĩa vụ kê khai hằng năm) là không khả thi đối với cơ quan này bởi số lượng đơn vị được xác minh thuộc NHNN kiểm soát khoảng 104 đơn vị, trong đó có 06 đơn vị có quy mô cơ cấu tổ chức và số lượng người kê khai đặc biệt lớn:
(1) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có 8 vụ, cục trực thuộc với 295 người kê khai hằng năm;
(2) Bảo hiểm tiền gửi có 119 phòng ban trực thuộc trụ sở chính và 8 chi nhánh với 221 người kê khai hằng năm;
(3) Ngân hàng Agribank có 40 đơn vị tại trụ sở chính, 175 chi nhánh loại 1 và một số công ty với 12.654 người kê khai hằng năm;
(4) Ngân hàng GPBank có 5 khối, 14 chi nhánh với 368 người kê khai hằng năm.
Trong trường hợp Agribank được lựa chọn, số lượng người kê khai được xác minh khoảng 1.400 người cộng với những người được lựa chọn từ 20 đơn vị còn lại.
Với số lượng người được lựa chọn xác minh như vậy là không thể hoàn thành việc thực hiện trong phạm vi nguồn lực của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Do đó, NHNN đề nghị sửa đổi quy định theo hướng sau: Trên cơ sở định hướng hằng năm của Thanh tra Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch xác minh TSTN, Cơ quan kiểm soát TSTN thực hiện xây dựng kế hoạch xác minh có trọng tâm, trọng điểm về lựa chọn đơn vị được xác minh, phù hợp với nguồn lực, đảm bảo tần suất, đảm bảo hoàn thành kế hoạch.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 14 Nghị định số 130 đã nêu rõ: Kế hoạch xác minh phải có tổng số người được xác minh, số lượng người được xác minh phân bổ theo cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
NHNN cho rằng, thực tế khi xây dựng kế hoạch xác minh TSTN hàng năm, rất khó để xác định chính xác tổng số người được xác minh vì sau khi xây dựng kế hoạch xác minh, việc lựa chọn người được xác minh được thực hiện qua việc lựa chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ, trên cơ sở loại trừ những trường hợp không thực hiện xác minh theo khoản 3 Điều 16.
Do đó, NHNN đề nghị xem xét sửa đổi phù hợp với thực tiễn thực hiện; kế hoạch xác minh TSTN hằng năm chỉ nên có số lượng đơn vị được xác minh.
Ngô Tân
Từ khóa:
Thanh Tra Chính Phủ thu nhập ngân hàng nhà nước thanh tra ngân hàng luật phòng chống tham nhũng agribank giám sát ngân hàng kiểm soát tài sản gpbankÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh