Tất cả chuyên mục

Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng

Thứ hai, 02/12/2024 - 09:52 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng liên quan chủ yếu tới đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối tượng báo cáo trong lĩnh vực rủi ro cao như ngân hàng, bất động sản sẽ được tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018-2022.

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về phòng, chống rửa tiền (PCRT) giai đoạn 2018-2022 với sự tham dự của đại diện Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các Bộ Quốc phòng, Công an…

Tạp chí Thanh tra chia sẻ một số thông tin đánh giá của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng.

Theo đó, nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng đến từ nguy cơ rửa tiền quốc tế và nguy cơ rửa tiền trong nước. Đã có trường hợp tiền, tài sản phạm tội từ nước ngoài được chuyển bất hợp pháp vào Việt Nam thông qua lĩnh vực ngân hàng. Do đó, tồn tại nguy cơ lĩnh vực ngân hàng bị tội phạm bên ngoài lạm dụng vào rửa tiền.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người dân mở tài khoản ngân hàng ngày càng cao, khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng ngày càng dễ dàng, vì vậy, hệ thống ngân hàng dễ bị tội phạm lợi dụng vào hoạt động rửa tiền.

Bên cạnh đó, xu hướng số hóa và đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ mang đến những trải nghiệm mới, tăng tốc các quy trình giao dịch, xử lý thanh toán hay việc các công ty fintech kết hợp với các ngân hàng cũng tạo ra những thách thức mới; các đối tượng có thể lợi dụng để chuyển tiền lòng vòng, che giấu nguồn tiền.

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 6/2022, số lượng Báo cáo giao dịch đáng ngờ (STRs) được Cục PCRT nhận được từ khu vực ngân hàng là 8.482 báo cáo, chiếm 89% tổng số STRs nhận được, cao hơn đáng kể so với các lĩnh vực tài chính khác.

Điều này cũng là tất yếu bởi quy mô ngành, số lượng cũng như giá trị các giao dịch được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng là đáng kể hơn nhiều so với các lĩnh vực khác.

Số lượng STRs nhận được từ các đối tượng báo cáo trong lĩnh vực ngân hàng tăng qua các năm, đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng nhận được là 1.542 báo cáo (bằng 80.6% tổng số nhận được trong năm 2021).

Nguồn: Cục PCRT thuộc Ngân hàng Nhà nước

Căn cứ vào những vụ án lớn đã và đang bị điều tra về tội rửa tiền thời gian từ năm 2018 đến tháng 6/2022 và các số liệu STRs của Cục PCRT, có thể thấy nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ các loại tội phạm nguồn gồm tội đánh bạc (372 vụ việc chuyển giao, chiếm 66% tổng số vụ việc được chuyển giao cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (92 vụ việc chuyển giao, chiếm 16% tổng số vụ việc được chuyển giao cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền).

Nguồn: Cục PCRT thuộc Ngân hàng Nhà nước

Giao dịch thông qua ngân hàng có tính phát sinh theo chuỗi và qua nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng nên khả năng phân tán tiền từ nguồn gốc tội phạm dễ dàng hơn so với các ngành, lĩnh vực khác.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng tăng và phát triển thêm nhiều hình thức phạm tội trong thời gian qua (như đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…).

Thực tế này cho thấy, tội phạm rửa tiền có thể sử dụng thông tin, giấy tờ giả để mở tài khoản hoặc thuê người khác mở tài khoản, sau đó bán lại tài khoản cho đối tượng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Mục đích của hành vi này là nhằm che giấu thông tin về tài sản của cá nhân, tổ chức thực sự quản lý sở hữu, gây khó khăn, tránh né phát hiện của cơ quan quản lý.

Hệ thống ngân hàng đóng vai trò cửa ngõ, huyết mạch của hệ thống tài chính; phần lớn giao dịch tiền tệ trong nền kinh tế đều bắt nguồn và thông qua hệ thống ngân hàng, do đó, tội phạm rửa tiền coi đây là mắt xích không thể thiếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, là kênh thường xuyên sử dụng để đưa tiền bẩn vào hệ thống tài chính. Đây được coi là một hệ thống chuyển tiền không biên giới.

Thông qua ngân hàng, một số lượng lớn tiền có thể được chuyển, nhiều giao dịch có thể được thực hiện trong một thời gian ngắn, đến nhiều quốc gia.

Vì vậy, tội phạm thường xuyên sử dụng kênh ngân hàng để rửa các khoản tiền xuyên biên giới một cách nhanh chóng hay chuyển tiền lòng vòng nhằm che dấu nguồn gốc thực sự của các khoản tiền bất hợp pháp.

Căn cứ vào những phân tích nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền nhận định, nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng là cao.

Ngày 15/5/2024, Kế hoạch thực hiện sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018-2022 được ban hành theo Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ.

Kế hoạch được ban hành nhằm mục tiêu xây dựng cơ chế PCRT có hiệu quả ở Việt Nam, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về PCRT; kiểm soát, giảm thiểu rủi ro rửa tiền được xác định từ kết quả đã đánh giá.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về rửa tiền đối với đối tượng báo cáo trong các lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của các bộ ngành; nâng cao tính tuân thủ của các đối tượng báo cáo, đặc biệt đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao theo kết quả đánh giá đã chỉ ra trong việc thực hiện các quy định pháp luật về PCRT.

Thông tin về nguy cơ rửa tiền đối với lĩnh vực bất động sản được chia sẻ trong kỳ tới./.

Ngô Tân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Hải Phòng đặt mục tiêu phát triển kinh tế số đạt 35% GRDP trong năm 2025

(ThanhtraVietNam) - UBND thành phố ban hành Kế hoạch toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực trọng điểm, hướng tới xây dựng nền kinh tế hiện đại và bền vững.

PV

Cảnh báo của Bộ Công an về đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo

(ThanhtraVietNam) - Dùng hình ảnh cá nhân có ngoại hình đẹp, đối tượng lừa đảo tương tác bài viết có nội dung cho thuê, bán bất động sản, gửi yêu cầu kết bạn, sau đó, chủ động nói chuyện sang chủ đề khác như về hoàn cảnh gia đình, công việc…để chiếm cảm tình của nạn nhân và dụ dỗ tham gia vào các sàn đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo.

Ngô Tân

Chứng khoán Alpha bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì loạt sai phạm nghiêm trọng

(ThanhtraVietNam) - Không lưu giữ đầy đủ báo cáo phân tích, vi phạm quy định về phòng chống rửa tiền, bố trí nhân sự không đạt chuẩn, không đảm bảo đầy đủ thông tin trong hồ sơ chào bán trái phiếu và thay đổi phương án sử dụng vốn không qua cổ đông… là loạt hành vi vi phạm khiến Công ty Chứng khoán Alpha (APSC) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hơn 1 tỷ đồng cùng với nhiều biện pháp khắc phục nghiêm ngặt được yêu cầu áp dụng.

Minh Bạch

Quỹ KIM của Hàn Quốc bị phạt và đình chỉ giao dịch do vi phạm quy định báo cáo

(ThanhtraVietNam) - Uỷ ban chứng khoán nhà nước vừa ra quyết định xử phạt nặng đối với một trong những quỹ đầu tư nước ngoài do không tuân thủ quy định về công bố thông tin giao dịch.

PV

Quy định mới về đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán

(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

PV

Cơ chế thử nghiệm fintech chính thức được triển khai từ 1/7/2025

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, cho phép thử nghiệm ba loại giải pháp fintech gồm chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu qua API mở và cho vay ngang hàng với thời gian tối đa 2 năm.

PV

Nam A Bank nhận giải thưởng VietNam ESG Awards

(ThanhtraVietNam) - Tại Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”, Nam A Bank nhận giải thưởng ESG Việt Nam 2024 (Vietnam ESG Awards 2024). Đây là thành quả cho những nỗ lực của ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính xanh, ứng biến mạnh mẽ với xu hướng chuyển đổi số toàn cầu, hướng tới phát triển bền vững.

PV

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng điện 10% mỗi năm, bổ sung điện hạt nhân sau năm 2035

(ThanhtraVietNam) - Bộ Công Thương công bố quy hoạch đầy tham vọng nhằm đảm bảo nguồn điện cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đẩy mạnh năng lượng tái tạo và chuẩn bị cho sự trở lại của điện hạt nhân tại Việt Nam.

PV

Hưng Yên nghiên cứu mức chi mới cho công tác bồi thường thu hồi đất

(ThanhtraVietNam) - Chiều 28/4, tại phiên họp Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh và thành viên UBND tỉnh Hưng Yên do Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn chủ trì, hai nội dung quan trọng đã được đưa ra thảo luận là mức chi cho công tác bồi thường thu hồi đất và quy định về Chi cục Quản lý thị trường.

PV

Cho cổ đông lớn vay tiền, Xây dựng và Năng lượng VCP bị phạt nặng

(ThanhtraVietNam) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định xử phạt Công ty Xây dựng và Năng lượng VCP do vi phạm nghiêm trọng quy định về công bố thông tin liên quan trái phiếu doanh nghiệp và giao dịch với cổ đông lớn qua việc cho vay hàng trăm tỷ đồng.

Minh Bạch

VIB: Lợi nhuận quý 1.2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

(ThanhtraVietNam) - Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2025 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 7% so với trung bình quý năm 2024

Thanh tra Công ty Ngôi Sao Bắc Giang

(ThanhtraVietNam) – Dự án Nhà máy gạch Cotto của Công ty Cổ phần Ngôi Sao Bắc Giang đang được thanh tra về việc chấp hành chính sách pháp luật trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và nghĩa vụ tài chính.

Minh Bạch

Xem thêm