Thứ ba, 03/07/2012 - 06:36 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Từ ngày 01/7/2012, Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo chính thức có hiệu lực thi hành. Hai đạo luật này được đánh giá là rất quan trọng về mặt pháp luật cũng như nhu cầu thực tiễn, nó là sự thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, giúp hoàn thiện những lỗ hổng của Luật Khiếu nại, tố cáo 1998, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Để độc giả quan tâm, có thể hiểu rõ hơn về 2 Luật này, PV Thanh traVietnam.vn đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Đỗ Gia Thư, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ (cơ quan chủ trì xây dựng Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo) về một số nội dung mới quan trọng của 2 đạo luật này.Trước hết, xin trân trọng cảm ơn TS Đỗ Gia Thư đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay. Xin Tiến sĩ cho biết khái quát một số điểm mới cơ bản trong Luật Khiếu nại lần này?Điểm mới quan trọng bao trùm của Luật khiếu nại năm 2011 có thể thấy là đã tạo ra một cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại công khai, dân chủ, thuận lợi hơn cho công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại, đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, từ đó nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại và hiệu lực công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội.Có thể kể ra một số điểm mới cụ thể như sau:- Luật khiếu nại năm 2011đã đưa ra khái niệm quyết định hành chính- đối tượng khiếu nại với nghĩa rộng hơn so với Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể ” (Khoản 8 Điều 2) nhằm để phù hợp với Luật tố tụng hành chính hiện hành.- Luật khiếu nại đã mở rộng tối đa quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án cho công dân. Theo quy định thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần đầu, lần hai đến người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án, Việc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết khiếu nại.Việc quy định trình tự khiếu nại như trên vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn cách thức giải quyết khiếu kiện của mình, không bị hạn chế quyền ra Tòa như trước đây, vừa tạo ra cơ hội để người có quyết định hành chính, hành vi hành chính tự sửa chữa những sai sót của mình khi bị khiếu nại. - So với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định đầy đủ, chặt chẽ, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, trong đó đáng lưu ý là quy định mới về cơ chế xử lý trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung; vấn đề Hội đồng tư vấn và vấn đề tổ chức đối thoại. Việc quy định người giải quyết khiếu nại có quyền tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn khi cần thiết sẽ đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại được khách quan hơn. Về tổ chức đối thoại, trong thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu, Luật Khiếu nại quy định tổ chức đối thoại thực hiện trong trường hợp yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. Đối với thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai, việc tổ chức đối thoại là bắt buộc trong mọi trường hợp để đảm bảo tính khách quan, dân chủ của việc giải quyết khiếu nại.- Luật Khiếu nại quy định đầy đủ, cụ thể hơn quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và của luật sư, trợ giúp viên pháp lý. Người khiếu nại được ủy quyền cho luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Người khiếu nại có quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình; được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.Tiến sĩ Đỗ Gia Thư - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ.Thực tế hiện nay có tình trạng khiếu nại đông người. Xin ông cho biết Luật Khiếu nại đã quy định như thế nào để giải quyết vấn đề này?Trước hết nói khiếu nại đông người là không rõ. Nếu thấy đông người đến trụ sở tiếp dân mà mỗi người khiếu nại về mỗi vấn đề khác nhau thì việc tiếp dân và xử lý khiếu nại sẽ tuần tự và theo thủ tục giải quyết bình thường đối với từng người;.Luật khiếu nại năm 2011 có quy định việc giải quyết khiếu nại trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung.Nếu nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung đến trực tiếp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết khiếu nại thì cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại để họ cử đại diện trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản. Nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.Xin ông cho biết một số điểm mới của Luật Tố cáo 2011 ?Thứ nhất là, mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật để bao quát hết việc tố cáo và giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trên thực tế. Trong Luật Khiếu nại, tố cáo 1998, phạm vi điều chỉnh có quy định là tố cáo và giải quyết tố cáo trong tất cả các lĩnh vực, nhưng các quy định về thẩm quyền và trình tự giải quyết chỉ tập trung vào việc tố cáo đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Để khắc phục tình trạng này, Luật Tố cáo 2011 phân định rõ hành vi vi phạm pháp luật và đối tượng có hành vi bị tố cáo để xác định quy trình giải quyết cho phù hợp, theo đó có: (1)Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; (2)Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.Hai là về thẩm quyền giải quyết tố cáo. Để phù hợp với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật, thẩm quyền giải quyết tố cáo đã được quy định một cách đầy đủ hơn, tương ứng với việc giải quyết đối với hai loại hành vi vi phạm pháp luật nêu trên. Đó là thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.Ba là, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được quy định cụ thể, đầy đủ, chi tiết hơn, để phù hợp với tính chất, đặc điểm và yêu cầu của việc giải quyết đối với từng loại tố cáo.Bốn là, Xác định cơ chế bảo vệ người tố cáo, quyền yêu cầu của người tố cáo được bảo vệ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo. Ngoài ra, Luật Tố cáo 2011 cũng quy định đầy đủ hơn về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo; Ví dụ: một trong những quyền mới của người tố cáo được quy định là người tố cáo có quyền tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết.Trên thực tế thời gian qua, rất nhiều trường hợp người tố cáo đã phải chịu những rủi ro do bị trả thù. Vậy theo ông, Luật tố cáo lần này đã giải quyết vấn đề này như thế nào?Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 đã có một số quy định bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, những quy định đó chưa cụ thể, còn mang tính nguyên tắc. Thực tế, có những trường hợp người tố cáo bị trả thù, trù dập. Do đó, nhiều người không dám tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; một số người khác thì tố cáo dấu tên, không nêu địa chỉ của mình. Khắc phục tình trạng nêu trên, Luật tố cáo 2011 đã dành một chương quy định khá toàn diện và cụ thể về cơ chế bảo vệ người tố cáo, trong đó có nhiều quy định mới đáng chú ý như việc giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác của người tố cáo; bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc, tại nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo; người tố cáo được yêu cầu thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Luật cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhất là cơ quan công an trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo.Xin cám ơn Tiến sĩ về cuộc trao đổi này !
Thiên Cầm – Quang Vững
dotuanh
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.
Hữu Anh (TH)
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, được Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát thẩm tra và trình bày trong Báo cáo số 440/BC-UBDNGS15 ngày 6/5/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bầu cử tại Việt Nam và thể hiện sự linh hoạt và quyết đoán của Quốc hội trong giải quyết các vấn đề cấp bách.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung đảm bảo nguồn lực tài chính, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị theo các chủ trương của Đảng, Nhà nước.
TH
(ThanhtraVietNam) - Ngày 12/5/2025, Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát đã công bố báo cáo chi tiết về tình hình công dân lưu trú trên địa bàn liên quan đến hoạt động khiếu kiện. Báo cáo ghi nhận những nỗ lực trong công tác tiếp dân và vận động, góp phần duy trì trật tự và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) -Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình, các ý kiến cũng thống nhất với đề xuất chuyển từ đầu tư công sang hợp tác công tư; các cơ quan lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí
T.H
(ThanhtraVietNam) - Về kinh nghiệm thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng cho rằng các đồng chí lãnh đạo phải hoạt động tích cực, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, "lao tâm khổ tứ" như với công việc của chính mình.
T.H