Thứ tư, 07/05/2025 - 06:38 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 diễn ra ngày 06/5, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4, 4 tháng đầu năm 2025 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 5, đến hết quý II và thời gian tới.
Triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ
Bám sát các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động triển khai nhiệm vụ.
Nổi bật là việc tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo tinh thần Nghị quyết 18/NQ-TW và các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị. Theo đó, đã giảm giảm cấp trung gian, tăng cường phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính. Đặc biệt, bộ máy chính quyền chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
Đồng thời, công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật tiếp tục đạt nhiều kết quả. Cụ thể, đã trình Bộ Chính trị, Quốc hội ban hành Nghị quyết 57 về Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế; Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân. Trình Quốc hội 44 dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9. Riêng trong 4 tháng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 98 nghị định, 132 nghị quyết, 914 quyết định và 13 chỉ thị, 54 công điện.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa bình phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: VGP)
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt từ 8% trở lên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tâp trung chỉ đạo, điều hành và có nhiều giải pháp hiệu quả, như: Tổ chức nhiều hội nghị quan trọng (có 9 hội nghị với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp); đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia…
Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng chiến lược được đẩy mạnh, ưu tiên cho các dự án trọng điểm, quan trọng về đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, sân bay, cảng biển, hạ tầng giáo dục, y tế, xã hội...; đặc biệt tổ chức khánh thành, khởi công đồng loạt 80 công trình, dự án chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đáng chú ý, hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra vô cùng ý nghĩa và thành công.
Ngoài ra, các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế quan trọng tiếp tục được đẩy mạnh; trong đó góp phần đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, nhiều nguyên thủ, lãnh đạo các nước; tổ chức thành công Hội nghị P4G lần thứ tư và Hội nghị Tương lai ASEAN.
Đặc biệt, trước việc Hoa Kỳ đột ngột công bố chính sách thuế quan đối ứng mới, chúng ta đã bình tĩnh, bản lĩnh, chủ động các biện pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp và đạt kết quả bước đầu tích cực. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên được Hoa Kỳ đồng ý đàm phán.
Nhiều kết quả tích cực toàn diện trên các lĩnh vực
Cùng với công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục chuyển biến tích cực. Trong đó, kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Nông nghiệp khắc phục rất nhanh hậu quả sau bão Yagi cuối năm 2024, phục hồi mạnh, phát triển ổn định, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thủy sản đều đạt kết quả tích cực.
Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 1,4% so với tháng 3 và tăng 8,9% so với cùng kỳ; tính chung 4 tháng tăng 8,4% (cùng kỳ tăng 6,3%), trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 10,1% (cùng kỳ tăng 6,5%).
Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 10%. Thu hút gần 7,7 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay, tăng 23,8%.
Các đại biểu dự Phiên họp phát biểu. (Ảnh: VGP)
Mặt khác, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng tăng bình quân 3,2%; thu ngân sách nhà nước đạt trên 944 nghìn tỷ, bằng 48% dự toán năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt trên 275 tỷ USD, tăng 15%, xuất siêu trên 5 tỷ USD. An ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo trên 3,4 triệu tấn); thị trường lao động tích cực, bảo đảm cân đối cung cầu lao động.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh các dự án kết cấu hạ tầng; bảo đảm hoàn thành trên 3.000 km đường bộ cao tốc và 1.000 km đường ven biển trong năm 2025.
Việc thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng. Cụ thể, tổng vốn FDI đăng ký 4 tháng đạt gần 13,8 tỷ USD, tăng 39,7%; vốn FDI thực hiện đạt trên 6,7 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ giai đoạn 2020-2025.
Một trong những kết quả đáng chú ý khác là công tác phòng, chống lãng phí được đặc biệt quan tâm. Cụ thể, đã hoàn thành rà soát, đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội tháo gỡ vướng mắc cho trên 2.200 dự án với tổng vốn gần 5,9 triệu tỷ đồng (khoảng 235 tỷ USD, tương đương hơn 50% GDP) và quy mô sử dụng đất khoảng 347 nghìn ha.
Mặt khác, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Kết quả, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng hỗ trợ, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được trên 201 nghìn căn. Thu nhập bình quân tháng của lao động quý I/2025 đạt 9,4 triệu đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Để đạt được các kết quả tích cực nói trên, Việt Nam đã duy trì chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững, tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.../.
PV
Từ khóa:
nhiệm vụ tích cực kết quả giải pháp thủ tướng chính phủ phiên họp chính phủ tháng 4 phiên họp thường kỳÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.
Hoàng Minh (t/h)
(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh