Thứ tư, 05/01/2011 - 09:58 (GMT+7)
(Thanhtravietnam.vn) - Nhập cư là cách nói chữ nghĩa. Còn nói nôm na dễ hiểu thì là người nhà quê ra tỉnh để tìm việc mưu sinh. Tình cảnh này đã diễn ra từ xa xưa khi hình thành các phố thị, tạo nên sự cách biệt địa dư, công việc làm ăn cũng như hoàn cảnh sống giữa phố xá với làng quê, khiến cho những khi thiếu việc cần tiền thì một số người đã từ các làng quê tìm ra thành phố.
Người nhập cư thường gặp nhiều khó khăn để duy trì đời sống ở thành phố, như không có điều kiện mua thẻ BHYT, khó xin cho con học... Ảnh minh họa. Nguồn: InternetCó điều khác với bây giờ, ấy là ngày trước phần nhiều những người từ làng quê ra tỉnh chỉ do hoàn cảnh nhà quá khó khăn, cùng kế sinh nhai, hay tranh thủ lúc nông nhàn, thì tạm xa u em, bố em, tôi ra thành phố kiếm việc làm thêm, ra rồi lại về, chứ ít ai ở lại. Vừa vì còn nặng tình nghĩa, thói quen với làng quê, vừa vì những khó khăn, xa lạ nhiều mặt của đời sống đô thị, nên không dễ gì người dân quê có thể ở lại lâu dài lập nghiệp rồi chuyển cả nhà theo. Tất nhiên cũng có một số người có chí, gặp may lập nghiệp được ở thành phố trở nên giàu có, rồi tài trợ lại cho nông thôn, thậm chí có thể kéo nhau về làng xây nhà xây cửa to tát, lập lên những làng phố để cho sang trọng, tiện nghi những khi về quê thăm thú, nghỉ ngơi, song số thành đạt như thế không nhiều. Còn phần đông tuy cũng nhập cư song không ở lại lâu dài nơi thành phố, mà chỉ nhập cư ngắn hạn lúc phải tha phương cầu thực, khi đời sống nơi làng quê trở lại ổn định thì họ quay về sống trọn vẹn quãng đời còn lại với cây đa, bến nước, cánh đồng… Nhưng vài mươi năm trở lại đây thì sự nhập cư thành phố của người từ các làng quê xem ra số người đến rồi không đi đã chiếm phần nhiều. Phần vì đô thị phát triển theo sự phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước, công việc ở nơi chốn phố phường cũng nhiều, sẵn hơn, dễ tìm việc để làm, lương trả, tiền thuê cũng khá hơn xưa, càng cao gấp nhiều lần giá trị ngày công nặng nhọc ở nhà quê, nên khuyến khích tâm lý cho người nhập cư thích ở lại. Phần vì nông thôn bị thu hẹp ruộng đất để mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp, làm thêm đường mới, người sinh đông thêm nên thiếu cả đất ở lẫn ruộng cấy cày, tất nhà nhà người người phải nghĩ đến việc ly nông, ly hương, chuyển cư lên miền rừng, vào Tây Nguyên, ra thành phố. Có điều là một khi quá đông, quá nhanh người nhập cư vào các đô thị thì trước hết sẽ muôn vẻ lắm nỗi, nhiều khó khăn cho chính ngay những người nhập cư. Theo báo cáo của các tổ chức nghiên cứu về tình hình người nhập cư đô thị tại các nước trên thế giới, thì người nhập cư thường gặp nhiều khó khăn để duy trì đời sống ở thành phố, như không có điều kiện mua thẻ bảo hiểm y tế, khó xin cho con học, khó có tiền đóng học phí và mua sách vở cho con. Họ rất khó kiếm được việc làm ổn định, mà chủ yếu là gặp gì làm nấy, ai thuê thì làm, do vậy thu nhập hàng tháng thấp, đời sống bấp bênh. Phần lớn người nhập cư vào các thành phố lớn kiếm sống bằng cách đứng bên đường phố, thành cầu chờ đợi, chen nhau khi có người đến mượn làm thuê, hay buôn thúng bán mẹt, xe ôm, phụ hồ… Ảnh minh họa. Nguồn: InternetỞ nước ta cũng vậy, phần lớn người nhập cư vào Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống bằng cách đứng bên đường phố, thành cầu chờ đợi, chen nhau khi có người đến mượn làm thuê, hay buôn thúng bán mẹt, xe ôm, phụ hồ,… thu nhập thấp và không cố định. Do thế đời sống của bản thân và gia đình người nhập cư rất chênh vênh, khó khăn, càng khó hơn khi giá cả thị trường lên cao, tiền điện, tiền nước cũng lên cao, càng cao đối với những người khôngcó hộ khẩu phải trả tiền điện, nước theo với mức thu của chủ cho thuê nhà, trong khi giá nhà thuê cũng ngày càng cao. Người nhập cư chưa có hộ khẩu thành phố xin cho con học, đăng ký các dịch vụ xã hội rất khó, gần như bị đẩy khỏi các dịch vụ này, không được xét vào diện hộ nghèo nên con cái họ không được miễn giảm học phí, không được hỗ trợ tiền mua bảo hiểm y tế. Giả như họ muốn phát triển kinh doanh cũng rất khó vay vốn vì không có nhà cửa thế chấp, không có hộ khẩu thường trú. Dân nhập cư còn gặp khó khăn khi làm các thủ tục như khai sinh, kết hôn, vay vốn xoá đói giảm nghèo. Đây chính là những điều mà chính quyền các thành phố cần phải biết tới, chấp nhận một thực tế và có sự quan tâm, giải quyết kịp thời, hợp tình, hợp lý vì trách nhiệm trước dân cũng như nhiệm vụ an sinh xã hội. Còn những người nhập cư thì thiết nghĩ cũng phải ý thức được một điều là họ đã làm cho các đô thị phải gánh thêm gánh nặng về quản lý dân cư, chính trị xã hội, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần, về sự bề bộn phức tạp thêm trong đời sống đô thị, dễ gây thêm ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự. Phải ý thức được những điều đó để đừng chỉ yêu cầu, đòi hỏi này nọ, đừng vô tình hay cố ý gây khó thêm, mà phải tự thân nỗ lực, thông minh ứng xử, nhập gia tuỳ tục, thì nhập cư cũng phải biết nhanh chóng hoà đồng nếp sống văn hoá văn minh đô thị./.
Người nhập cư thường gặp nhiều khó khăn để duy trì đời sống ở thành phố, như không có điều kiện mua thẻ BHYT, khó xin cho con học... Ảnh minh họa. Nguồn: InternetCó điều khác với bây giờ, ấy là ngày trước phần nhiều những người từ làng quê ra tỉnh chỉ do hoàn cảnh nhà quá khó khăn, cùng kế sinh nhai, hay tranh thủ lúc nông nhàn, thì tạm xa u em, bố em, tôi ra thành phố kiếm việc làm thêm, ra rồi lại về, chứ ít ai ở lại. Vừa vì còn nặng tình nghĩa, thói quen với làng quê, vừa vì những khó khăn, xa lạ nhiều mặt của đời sống đô thị, nên không dễ gì người dân quê có thể ở lại lâu dài lập nghiệp rồi chuyển cả nhà theo. Tất nhiên cũng có một số người có chí, gặp may lập nghiệp được ở thành phố trở nên giàu có, rồi tài trợ lại cho nông thôn, thậm chí có thể kéo nhau về làng xây nhà xây cửa to tát, lập lên những làng phố để cho sang trọng, tiện nghi những khi về quê thăm thú, nghỉ ngơi, song số thành đạt như thế không nhiều. Còn phần đông tuy cũng nhập cư song không ở lại lâu dài nơi thành phố, mà chỉ nhập cư ngắn hạn lúc phải tha phương cầu thực, khi đời sống nơi làng quê trở lại ổn định thì họ quay về sống trọn vẹn quãng đời còn lại với cây đa, bến nước, cánh đồng… Nhưng vài mươi năm trở lại đây thì sự nhập cư thành phố của người từ các làng quê xem ra số người đến rồi không đi đã chiếm phần nhiều. Phần vì đô thị phát triển theo sự phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước, công việc ở nơi chốn phố phường cũng nhiều, sẵn hơn, dễ tìm việc để làm, lương trả, tiền thuê cũng khá hơn xưa, càng cao gấp nhiều lần giá trị ngày công nặng nhọc ở nhà quê, nên khuyến khích tâm lý cho người nhập cư thích ở lại. Phần vì nông thôn bị thu hẹp ruộng đất để mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp, làm thêm đường mới, người sinh đông thêm nên thiếu cả đất ở lẫn ruộng cấy cày, tất nhà nhà người người phải nghĩ đến việc ly nông, ly hương, chuyển cư lên miền rừng, vào Tây Nguyên, ra thành phố. Có điều là một khi quá đông, quá nhanh người nhập cư vào các đô thị thì trước hết sẽ muôn vẻ lắm nỗi, nhiều khó khăn cho chính ngay những người nhập cư. Theo báo cáo của các tổ chức nghiên cứu về tình hình người nhập cư đô thị tại các nước trên thế giới, thì người nhập cư thường gặp nhiều khó khăn để duy trì đời sống ở thành phố, như không có điều kiện mua thẻ bảo hiểm y tế, khó xin cho con học, khó có tiền đóng học phí và mua sách vở cho con. Họ rất khó kiếm được việc làm ổn định, mà chủ yếu là gặp gì làm nấy, ai thuê thì làm, do vậy thu nhập hàng tháng thấp, đời sống bấp bênh. Phần lớn người nhập cư vào các thành phố lớn kiếm sống bằng cách đứng bên đường phố, thành cầu chờ đợi, chen nhau khi có người đến mượn làm thuê, hay buôn thúng bán mẹt, xe ôm, phụ hồ… Ảnh minh họa. Nguồn: InternetỞ nước ta cũng vậy, phần lớn người nhập cư vào Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống bằng cách đứng bên đường phố, thành cầu chờ đợi, chen nhau khi có người đến mượn làm thuê, hay buôn thúng bán mẹt, xe ôm, phụ hồ,… thu nhập thấp và không cố định. Do thế đời sống của bản thân và gia đình người nhập cư rất chênh vênh, khó khăn, càng khó hơn khi giá cả thị trường lên cao, tiền điện, tiền nước cũng lên cao, càng cao đối với những người khôngcó hộ khẩu phải trả tiền điện, nước theo với mức thu của chủ cho thuê nhà, trong khi giá nhà thuê cũng ngày càng cao. Người nhập cư chưa có hộ khẩu thành phố xin cho con học, đăng ký các dịch vụ xã hội rất khó, gần như bị đẩy khỏi các dịch vụ này, không được xét vào diện hộ nghèo nên con cái họ không được miễn giảm học phí, không được hỗ trợ tiền mua bảo hiểm y tế. Giả như họ muốn phát triển kinh doanh cũng rất khó vay vốn vì không có nhà cửa thế chấp, không có hộ khẩu thường trú. Dân nhập cư còn gặp khó khăn khi làm các thủ tục như khai sinh, kết hôn, vay vốn xoá đói giảm nghèo. Đây chính là những điều mà chính quyền các thành phố cần phải biết tới, chấp nhận một thực tế và có sự quan tâm, giải quyết kịp thời, hợp tình, hợp lý vì trách nhiệm trước dân cũng như nhiệm vụ an sinh xã hội. Còn những người nhập cư thì thiết nghĩ cũng phải ý thức được một điều là họ đã làm cho các đô thị phải gánh thêm gánh nặng về quản lý dân cư, chính trị xã hội, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần, về sự bề bộn phức tạp thêm trong đời sống đô thị, dễ gây thêm ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự. Phải ý thức được những điều đó để đừng chỉ yêu cầu, đòi hỏi này nọ, đừng vô tình hay cố ý gây khó thêm, mà phải tự thân nỗ lực, thông minh ứng xử, nhập gia tuỳ tục, thì nhập cư cũng phải biết nhanh chóng hoà đồng nếp sống văn hoá văn minh đô thị./.
dotuanh
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương ban hành Kết luận thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng theo Quyết định thanh tra số 324/QĐ-TTGSNH2. Đây là một trong những giải pháp cấp bách được đưa ra trong bối cảnh thị trường vàng trong nước có nhiều biến động phức tạp, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, xử lý nghiêm các vi phạm và ổn định thị trường. Kết quả thực hiện cần được báo cáo Thủ tướng trong tháng 5 năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Với việc ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP, Chính phủ đã chính thức khởi động kế hoạch hành động chi tiết nhằm hiện thực hóa chủ trương đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội. Nghị quyết này không chỉ đặt ra khung pháp lý mà còn phân công cụ thể, ấn định thời gian cho từng hạng mục, hướng tới mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2030 với chất lượng, hiệu quả và sự minh bạch cao nhất.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, những vụ việc thân nhân người bệnh hành hung nhân viên y tế tại các cơ sở y tế gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh bệnh viện.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong năm 2025, với quyết tâm đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp toàn trình trên môi trường mạng.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo công tác quản lý và triển khai các chương trình, dự án đầu tư công không bị gián đoạn hay đình trệ trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.
PV