Thứ sáu, 25/06/2021 - 21:02 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Không phải bây giờ, trong thời đại cách mạng 4.0, vấn đề đạo đức nghề nghiệp mới được coi trọng, mà đối với người làm báo, ở thời nào, trong bất cứ nền báo chí nào, đạo đức nghề nghiệp cũng là yêu cầu tất yếu, cốt lõi. Tôn trọng và tuân thủ nghiêm đạo đức nghề nghiệp là cách duy nhất để báo chí tồn tại và đứng vững trong lòng công chúng.
Không thể phủ nhận công nghệ điện tử và nền tảng Intennet phát triển nhanh, mạnh, tiện ích cao đã giúp cho hơn nửa trong số 96 triệu dân Việt Nam tham gia khai thác nền tảng internet, mạng xã hội. Hàng chục triệu cá nhân có Facebook, thực sự là một địa chỉ cung cấp tin tức nhanh nhạy và linh hoạt. Cùng với tính tích cực của công nghệ và bùng nổ thông tin, phát triển báo chí, có thể nói chưa bao giờ tác nghiệp và hưởng thụ báo chí thuận lợi như hiện nay.
Các đại biểu tham dự Hội thảo trực tuyến “Quy tắc đạo đức báo chí trong môi trường số: Thách thức và thích nghi của Việt Nam". Ảnh: K. Dung
Hội thảo trực tuyến “Quy tắc đạo đức báo chí trong môi trường số: Thách thức và thích nghi của Việt Nam". Ảnh: K. Dung
Cùng với việc phát triển của kinh tế thị trường, xu hướng thương mại hóa báo chí đang gây ra tác hại nhiều mặt. Hiện tượng “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” diễn ra với các báo điện tử, trang thông tin điện tử đã gây không ít bức xúc đối với dư luận xã hội. Một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại các địa phương hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ; tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo dọa dẫm, sách nhiễu để vụ lợi, vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, những sai sót về tư tưởng chính trị, lịch sử trong ấn phẩm, ảnh hưởng tới niềm tin, gây tâm lý băn khoăn, hoài nghi về đội ngũ người làm báo hiện nay.
Trước tình hình đó, hơn lúc nào hết, để xây dựng một nền báo chí Việt Nam thực sự chuyên nghiệp và nhân văn, chúng ta cần nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về báo chí, đảm bảo để nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đi vào đời sống. Trong đó, quy tắc đạo đức nghề báo của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thống nhất với báo chí quốc tế và thực tiễn hoạt động của báo chí Việt Nam
Tại Hội thảo về Quy tắc đạo đức báo chí trong môi trường kỹ thuật số, PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết để các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đi vào đời sống, đặc biệt trong môi trường số, Việt Nam đã triển khai nhiều bước đi và cần phát huy hơn nữa các giải pháp sau:
Thứ nhất, chủ động truyền thông, giáo dục cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ sử dụng mạng xã hội những nguyên tắc về đạo đức báo chí trong môi trường số.
Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân cho đội ngũ người làm báo. Truyền thông rộng rãi 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam; thực hiện tập huấn, phổ biến bản quy tắc đến các chi hội nhà báo thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, toạ đàm, buổi nói chuyện… để nâng cao nhận thức của những người làm báo về đạo đức báo chí.
Thứ ba, tiếp tục đưa các học phần về đạo đức báo chí vào chương trình đào tạo báo chí của các trường đào tạo báo chí - truyền thông để nâng cao nhận thức của đội ngũ sinh viên báo chí - những nhà báo tương lai.
Thứ tư, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được luật hóa thông qua Luật Báo chí năm 2016 và gắn liền với vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam – một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Vi phạm quy định đạo đức người làm báo Việt Nam cũng đồng nghĩa với vi phạm Luật Báo chí và sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo nếu việc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Điều này giúp cho việc thực thi các quy định đạo đức nghề nghiệp hiệu quả và hiệu lực hơn.
Thứ năm, các cơ quan báo chí, liên chi hội, chi hội nhà báo có những hình thức phong phú nhằm bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo, tiếp tục cụ thể hóa các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và các quy tắc khi tham gia mạng xã hội thành các điều trong quy chế, quy định của cơ quan, hay xây dựng riêng các bộ quy tắc báo chí; đồng thời, thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi về đạo đức nghề nghiệp, các cuộc về nguồn, động viên tham gia các giải báo chí cho các nhà báo, đặc biệt là các nhà báo trẻ.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác khen thưởng, tôn vinh những tấm gương đạo đức trong đội ngũ những người làm báo.
Thứ bảy, quyết liệt triển khai hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý kỷ luật nhằm chấn chỉnh những vi phạm đạo đức nghề nghiệp trên không gian số của nhà báo được thực hiện quyết liệt.
Thứ tám, tăng cường vai trò giám sát của nhân dân, công chúng để phát hiện những biểu hiện, hiện tượng vi phạm, đặc biệt là rà soát, đánh giá hoạt động các chuyên trang của báo điện tử, trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí sau cấp phép. Đây là cơ sở quan trọng để chấn chỉnh hoạt động, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí.
Thứ chín, đội ngũ làm báo tự trau dồi, tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp. Đây cũng được coi là vấn đề tự thân với nét đặc trưng là lương tâm, trách nhiệm và lòng tự trọng của người làm báo. Điều đáng nói là những yếu tố này phải rèn luyện thường xuyên, tích cực và chỉ có thể hình thành trên cơ sở nhận thức và ý thức của người làm báo.
Có thể nói, trong kỷ nguyên số, hoạt động báo chí có nhiều cơ hội cùng nhiều thách thức, đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp để thích ứng hơn nữa. Từ bối cảnh mới với nhiều vấn đề nảy sinh, đòi hỏi báo chí tiếp tục nêu cao chức năng định hướng dư luận xã hội, trở thành luồng thông tin chính thống, chủ lưu trong môi trường truyền thông rất đa dạng và phức tạp hiện nay. Cách thức làm nghề, phương thức làm nghề không ngừng đổi mới nhưng đạo đức làm nghề, lý tưởng làm nghề thì không thể khác. Đó là vì lợi ích của đất nước và Nhân dân, vì những giá trị tốt đẹp, bằng tinh thần trách nhiệm, tính chuẩn mực và đạo đức làm nghề của người làm báo.
K. Dung
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025 - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Đây là một trong những biện pháp được UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 11/05, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể hội nông dân phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức đưa vào sử dụng công trình nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Kênh đường Cầm.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, thách thức đang đặt ra.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong năm 2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu rõ ràng là lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PV
(ThanhtraVietNam) - Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VietinBank
(ThanhtraVietNam) – Chủ tịch UBND Tp Huế yêu cầu tập trung triển khai công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, giám sát thị trường nhằm phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng
T.H
(ThanhtraVietNam) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững là hai nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
BS