Thứ năm, 04/08/2022 - 22:53 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) – Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. Về lý thuyết thì mọi hành vi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đều có thể xảy ra tham nhũng.
Tham nhũng chính sách và lợi ích nhóm
Tùy theo mỗi nơi, mỗi lúc mà tham nhũng có khác nhau và cũng từ đó mà ảnh hưởng, quy mô và tác hại cũng khác nhau. Có những hành vi tham nhũng có tính chất vụ lợi cá nhân nhưng cũng có những hành vi tham nhũng hướng tới lợi ích của một nhóm người, một tập thể, một cộng đồng. Điều này thường thấy trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, diễn ra một cách tinh vi và mang đến những hậu quả lớn cần được nhận diện để hạn chế, loại trừ.
Xây dựng chính sách, pháp luật là hoạt động phức hợp bao gồm phạm vi rộng lớn các hành vi kế tiếp nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, do có nhiều chủ thể có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành nhằm chuyển hóa ý chí của giai cấp cầm quyền thành những quy tắc pháp lý, thể hiện chúng dưới những hình thức chính sách, pháp luật (chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật).
Tham nhũng xảy ra trong quá trình ban hành các văn bản này và như vậy nó tác động đến các chủ thể, những tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình chuẩn bị, soạn thảo, trình hoặc thông qua các văn bản này.
Cũng cần nói thêm rằng ngoài hệ thống văn bản quy phạm được nêu ra trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có nhiều văn bản không nằm trong hệ thống này nhưng chứa đựng những quy phạm pháp luật và trên thực tế những văn bản này lại chứa đựng nhiều nguy cơ “lợi ích nhóm”, một cách gọi khác của tham nhũng chính sách hay tham nhũng trong quá trình xây dựng pháp luật mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần sau.
Như vậy, có thể hiểu tham nhũng chính sách, pháp luật là việc tác động đến các chủ thể, những tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình chuẩn bị, soạn thảo, trình hoặc thông qua các chính sách, pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho một nhóm người (một cơ quan, tổ chức, một ngành, nghề, một địa phương…)
Cách hiểu này rộng dài hơn so với khái niệm về tham nhũng khi lược bỏ yếu tố về chủ thể (người có chức vụ, quyền hạn, vốn hiện nay đã mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước). Điều này có nghĩa bất kỳ cá nhân, tổ chức nào tác động vào việc xây dựng pháp luật để vụ lợi thì đều có thể bị coi là tham nhũng.
Ở nước ta, thời gian gần đây hay dùng khái niệm “tham nhũng chính sách” chính là để chỉ loại tham nhũng này. Nó cũng gắn bó chặt chẽ với một khái niệm khác mới xuất hiện đó là “lợi ích nhóm”. Thực tế thì tham nhũng chính sách là một dạng của “lợi ích nhóm”.
Đó là khi những người có quyền lực (chủ yếu là tiền) sử dụng nó để điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi cho nhóm của họ trong tương lai. Tất nhiên, quá trình “điều chỉnh” này đồng thời tước đoạt lợi ích của những người yếu thế hơn. Người giàu giàu hơn và người nghèo nghèo đi, sự bất công ngày càng gia tăng.
Khác với hành vi tham nhũng cụ thể, thường là từ sự vi phạm pháp luật hiện hành dễ nhận diện, “tham nhũng chính sách” là loại tham nhũng cực kỳ nguy hiểm nhưng phát hiện lại rất khó và nó qua nhiều khâu, nhiều tầng nấc.
Tham nhũng chính sách là một loại “lợi ích nhóm” trong xây dựng pháp luật, là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình xây dựng pháp luật để mang lại lợi ích không chính đáng cho cơ quan, tổ chức, địa phương, ngành nghề hoặc công tác quản lý nhà nước. Lợi ích nhóm là một nhóm có quyền lực và vị thế nhất định câu kết với nhau để mưu cầu lợi ích cho các thành viên trong nhóm, nhưng lợi ích này đi ngược lại với lợi ích quốc gia, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của đại đa số người dân.
Có hai nhóm lợi ích cơ bản mong muốn tác động vào chính sách, pháp luật: Một là các cơ quan quản lý bộ, ngành - là cơ quan được giao chuẩn bị các dự án luật và nghị định cũng như ban hành các thông tư thường hướng tới lợi ích của ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Hai là nhóm lợi ích từ các đối tượng chịu tác động của chính sách, mong muốn chính sách, pháp luật đưa ra có lợi cho nhóm của mình, rõ ràng nhất là lợi thế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tham nhũng ở giai đoạn hoạch định chính sách rất “khéo” và rất tinh vi
Tham nhũng chính sách xuất hiện ngay từ khâu đầu tiên là hoạch định chính sách. Những nhóm có thế mạnh thường tiếp cận nhanh đến cơ quan chức năng, những nhóm này có thể vận động “hành lang”, thậm chí “bôi trơn”… để được lựa chọn chính sách hoặc dự luật nào đó được đưa vào chương trình xây dựng. Một đất nước mỗi thời điểm có hàng ngàn vấn đề đang đặt ra cần được giải quyết bằng chính sách. Vậy những vấn đề nào cần ưu tiên giải quyết ngay hôm nay? Tham nhũng chính sách bắt đầu từ việc vận động để lợi ích của mình được “luật hóa”, trước hết là vấn đề đó được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật.
TS. Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ - Ảnh: Lan Anh
Trong giai đoạn xây dựng và ban hành chính sách, tham nhũng có thể xảy ra với những hình thức rất tinh vi. Nhóm lợi ích có thể “chèn” các câu chữ vào văn bản quy phạm pháp luật, nhất là những câu chữ liên quan đến lợi ích của họ. Mỗi câu chữ thêm bớt trong văn bản có thể sẽ là những thủ tục, những “giấy phép con” trong quá trình thực thi chính sách. Nhóm lợi ích có thể trực tiếp (nếu là cơ quan, tổ chức có trách nhiệm soạn thảo) hoặc gián tiếp (hối lộ những người có trách nhiệm soạn thảo) có thể đưa những nội dung hay phương án có lợi cho ngành mình, nhóm mình, “gài” các câu chữ vào văn bản quy phạm pháp luật, nhất là những câu chữ liên quan đến lợi ích của họ. Cũng có thể thêm các thủ tục, các loại “giấy phép con” không cần thiết để tạo ra quyền lực, sau này có thể lợi dụng gây khó khăn, sách nhiễu, đòi hối lộ.
Tham nhũng ở giai đoạn này rất “khéo” và rất tinh vi. Họ viện lý do sự “chặt chẽ’, việc bảo đảm hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, nhân danh “an ninh quốc gia”, nhân danh “lợi ích nhân dân”… để biện minh cho những quy định che đậy lợi ích của nhóm mình muốn bảo vệ. Kết quả là chủ trương, chính sách một đằng, khi thực hiện lại một nẻo, xung đột pháp lý, xung đột chính sách là hiện tượng nhức nhối đến nay vẫn chưa giải quyết được. Ngược lại, khi được bồi dưỡng, bôi trơn của các đối tượng tác động (phần lớn là từ các doanh nghiệp), họ lại dùng lý lẽ đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm… để nới lỏng các điều kiện lẽ ra cần phải có, để tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong kinh doanh, né tránh sự kiểm soát của Nhà nước, thậm chí tận dụng để buôn lậu, trốn thuế hay giảm thuế, gian lận thương mại…
Tham nhũng chính sách thực chất là hành vi hối lộ những người có thẩm quyền trong quá trình ban hành văn bản pháp luật nhằm đưa ra những nội dung có lợi cho một nhóm người nào đó và lợi ích đó sẽ thu được khi triển khai thi hành các văn bản pháp luật trên thực tế. Các biểu hiện dễ nhận thấy thường là: Tăng thêm quyền hạn cho cơ quan, tổ chức mình hoặc ngược lại đưa ra các thủ tục, giấy phép con, chẳng hạn các loại giấy tờ, các khâu kiểm tra, thẩm định... Rõ ràng hơn là hướng đến các quy định mang đến lợi ích vật chất cho đội ngũ công chức của ngành, lĩnh vực mình, chẳng hạn như các chế độ về thâm niên, ưu đãi nghề, tỷ lệ trích thưởng từ số thu hồi vi phạm qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thưởng từ thu thuế, hải quan...
Đáng nói, lợi ích nhóm còn lộ diện ngày càng rõ hơn trong các văn bản của các cơ quan chức năng trong thực thi chính sách. Đặc biệt là các văn bản dưới luật, thậm chí là các công văn hướng dẫn. Chẳng hạn như, đưa ra những lợi thế cho các hoạt động kinh doanh, nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm hoặc kinh doanh có điều kiện khi được “lobby”. Bản chất của hành vi này là đưa, nhận hối lộ.
Nhóm lợi ích đã chạy chọt, đưa hối lộ cho những người có thẩm quyền để ban hành các văn bản chứa đựng những quy định có lợi cho nhóm của mình để có quy định ưu đãi về thuế và các điều kiện kinh doanh, thậm chí là “mượn tay” cơ quan Nhà nước để buộc người dân phải dùng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó thuộc lĩnh vực mình kinh doanh. Lợi ích nhóm không chỉ dừng lại ở trong khu vực kinh doanh mà đôi khi còn bao gồm cả các cơ quan công quyền, các lĩnh vực công tác, tác động để có các quy định tăng thêm quyền hạn cho ngành của mình.
Tiếp đến là giai đoạn thông qua chính sách. Bởi tính chất quyết định của giai đoạn này mà việc “chạy chọt, bôi trơn, mua phiếu” thường được diễn ra một cách tinh vi. Quốc hội là cơ quan có tính chất đại diện nên trong đó có những đại biểu của các nhóm lợi ích khác nhau. Họ sẽ làm “lan tỏa” ảnh hưởng của mình đến các đại biểu khác để ủng hộ phương án có lợi cho nhóm của họ với sự trợ giúp về tài chính của chính các thành viên của nhóm. Tham nhũng sẽ xảy ra khi những đại biểu này không giữ được phẩm chất đạo đức, không ứng xử đúng đắn trong trường hợp xung đột lợi ích và như thế đã hy sinh lợi ích chung để phục vụ lợi ích của nhóm mình khi cố gắng tác động để thông qua đạo luật có lợi cho nhóm. Đối với những văn bản ở cấp độ thấp hơn (nghị định, thông tư, chỉ thị, thậm chí là các công văn hướng dẫn) thì việc chạy chọt, hối lộ hướng tới những người tham mưu, soạn thảo trực tiếp và những người có thẩm quyền ban hành văn bản đó./.
TS. Đinh Văn Minh Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
24°C
24°C - 29°C
T5
24°C - 29°C
T6
23°C - 30°C
T7
26°C - 36°C
CN
27°C - 41°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Công tác PCTN của tỉnh Trà Vinh tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát, kịp thời của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN được quan tâm thực hiện; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
Khánh Nghi
(ThanhtraVietNam) - Văn phòng UBND tỉnh Sơn La coi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục và là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, với trách nhiệm chính thuộc về người đứng đầu.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Mặc dù UBND tỉnh Quảng Bình đã có nhiều có biện pháp chỉ đạo quyết liệt đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, song vẫn còn khá nhiều dự án trên địa bàn tỉnh bị phê bình vì chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp (dưới 10%).
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm đảm bảo việc tổ chức thực hiện kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả, khả thi, an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí là một trong những quan điểm khi xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.
Ngô Tân
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 1390/KH-UBND nhằm triển khai Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, với mục tiêu đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm UBND tỉnh Kon Tum sẽ chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.
Nguyên Khôi
(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính tiếp tục hướng dẫn bổ sung việc bàn giao, quản lý, xử lý tài sản công là tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 15/5, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ ban hành thông cáo báo chí về Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ với một số nội dung đáng chú ý.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nhằm đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Với những kết quả cụ thể và định hướng rõ ràng, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bắc Ninh thể hiện sự quyết liệt thu hồi tài sản do vi phạm nói chung và thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế nói riêng.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trước yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới, ngày 13/5, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành văn bản chỉ đạo toàn diện, quyết liệt nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát quyền lực trên địa bàn.
T. Nhung