Tất cả chuyên mục

“Soi” chất lượng sống trong khu đô thị mới

Chủ nhật, 05/09/2010 - 20:30 (GMT+7)

Chưa bao giờ người dân trong các KĐTM lại lo lắng cho nơi ở của mình như bây giờ. Mất điện, nước, rác không thông, không có chỗ gửi xe… tất cả đang là nỗi canh cánh lo của những cư dân các KĐTM và cả với những ai đang, sẽ mua nhà ở đó.

Bất cứ một khu ở nào, dù sang trọng, hay tiện nghi… niềm hạnh phúc ấy có thể đổ vỡ nếu không có đơn vị quản lý giỏi.

Phát triển nhanh - quản lý chậm

Theo một báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, hiện cả nước đã và đang xây dựng hơn 10.000 dự án nhà ở và KĐT. Trong đó có những KĐT mới “siêu lớn” đã triển khai khá lâu như Bắc Sông Hồng (Hà Nội) 8.000ha, Nam Sài Gòn 2.500ha, Bắc Thủ Dầu Một (Bình Dương) 4.300ha (nghĩa là sẽ có hàng triệu người ở đó). Theo Nghị định 02, KĐTM phải có quy mô từ 50ha trở lên (trường hợp dưới và chỉ lớn hơn 20ha là khi nó bị giới hạn bởi các dự án khác kề cận). Vậy có thể hiểu dưới 50ha gọi là khu dân cư. Nhưng dù ở quy mô nào thì KĐTM, hay khu cư dân mới cũng phải có đơn vị chuyên trách quản lý và cung cấp các dịch vụ cho người dân như: Điện công cộng, thang máy, nước, thu gom rác, bảo vệ… Chỉ cần tưởng tượng nếu không được quản lý và cung cấp các dịch vụ này (gọi tắt là quản lý), thì chỉ qua 1 tuần các toà nhà chung cư cao tầng trong các KĐTM sang trọng đến mấy cũng sẽ rác ngập tới mũi, cuộc sống dân rơi vào hỗn loạn.

Ở Hà Nội, bây giờ không cần phải ngược về tận các tiểu KĐT cũ như: Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Nam Đồng… mới hiểu công tác quản lý quan trọng thế nào. Mà nay, đến các toà nhà 15 - 16 tầng tại một số KĐT như: Nam Trung Yên, Định Công… vẫn có thể có các biển hàng bánh cuốn, tiết canh, may đo quần áo, thịt sống… dán, viết treo nhằng nhịt trên các tầng. Dân KĐTM Định Công - Đại Kim, Đền Lừ… của Hà Nội cũng ăn uống, mua bán, phơi phóng ngay tại hành lang, lối đi, cầu thang… Những chuyện bê bối ở các khu dân hay KĐTM, có thể nói, một phần không nhỏ là do công tác quản lý rất tồi. Và nó cũng là nguyên nhân của tình trạng xuống cấp mọi mặt ở các KĐT, khu cư dân mới vừa ra đời.

Chưa có hồi kết

Mặc dù đã có Quy chế KĐTM (của Nghị định 02/2006/NĐCP tháng 1/2006), nhưng đến nay, tại nhiều KĐTM, các DN hoạt động trong lĩnh vực này còn thiếu chuyên nghiệp. Do thiếu chuyên nghiệp, cộng thêm sự chưa rõ ràng trong các quy định về quyền sở hữu nên mới nảy sinh chuyện tranh chấp đâu là phần chung, đâu là phần riêng. Đặc biệt là phần ngầm (hay tầng hầm) của các tòa nhà. Và do sự sinh lợi quá cao (cho thuê, gửi xe…) nên các chủ đầu tư không bao giờ “nhả” miếng ngon này. Và qua rất nhiều tranh cãi, tất cả vẫn chưa ngã ngũ. Cho đến nay, các DN quản lý KĐTM, khu dân cư mới vẫn chỉ do các chủ đầu tư đẻ ra. Có thể nói quan hệ này (chủ đầu tư - người dân) khá đặc biệt, không chấm dứt sau cuộc mua bán nhà, nó tiếp diễn dài lâu cho đến khi một mô hình quản lý mới nào đó tốt hơn ra đời.

Có thể kể ra nhiều nỗi đau đầu của DN quản lý, đơn giản nhất như nếu KĐTM nằm trên địa giới của nhiều phường, xã khác nhau, thì mỗi lần DN cần họp hành yêu cầu hỗ trợ về trật tự, an ninh hay quản lý, nhân khẩu… mời được “liên quân” ấy, còn lâu. Quản lý KĐTM như quản lý một xã hội thu nhỏ, rất phức tạp. Các DN làm nghề này đang tự bươn chải trong hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh, trong vòng luẩn quẩn không quản lý tốt thì không bán được nhà. Quản lý tốt thì cần nhiều tiền, cần nhiều tiền nhưng không thể bắt dân tăng phí dịch vụ… Chưa có một lối ra rõ ràng cho DN quản lý? Còn đối với người dân - chọn KĐTM chất lượng xây dựng tốt, giao thông với trung tâm thuận lợi v.v… chưa đủ, nếu không chọn đúng, có thông tin đầy đủ về khả năng của DN quản lý và cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống lâu dài của mình.

Theo Báo Xây dựng

letiendat

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Vận động, thuyết phục hiệu quả, nhiều công dân có đơn thư trở về địa phương

(ThanhtraVietNam) - Ngày 12/5/2025, Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát đã công bố báo cáo chi tiết về tình hình công dân lưu trú trên địa bàn liên quan đến hoạt động khiếu kiện. Báo cáo ghi nhận những nỗ lực trong công tác tiếp dân và vận động, góp phần duy trì trật tự và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.

Lan Anh

Điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Gia Bình

(ThanhtraVietNam) -Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình, các ý kiến cũng thống nhất với đề xuất chuyển từ đầu tư công sang hợp tác công tư; các cơ quan lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí

T.H

Tích cực kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời vướng mắc phát sinh khi thực hiện dự án

(ThanhtraVietNam) - Về kinh nghiệm thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng cho rằng các đồng chí lãnh đạo phải hoạt động tích cực, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, "lao tâm khổ tứ" như với công việc của chính mình.

T.H

Để Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị sớm đi vào thực tiễn

(ThanhtraVietNam) - Thường trực Chính phủ yêu hoàn thiện trình cấp thẩm quyền để trình Quốc ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân ngay tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch hành động của Chính phủ, tập trung ưu tiên những nội dung cần thiết, quan trọng cấp bách.

PV

Cam kết an sinh xã hội và đoàn kết dân tộc

(ThanhtraVietNam) - Quyết định 54/QĐ-BCĐ và Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, khẳng định mục tiêu hoàn thành cơ bản chương trình trước 31/10/2025.

Lan Anh

Chính phủ ban hành Nghị định thay đổi quy định điều kiện, thủ tục mở sân bay chuyên dùng

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam và Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng.

H.T

Định hướng chiến lược cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và giáo dục toàn diện năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Tại Công điện 61/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, kỳ thi tốt nghiệp THPT phải được tổ chức an toàn, hiệu quả, đảm bảo biên chế giáo viên và tạo kỳ nghỉ hè bổ ích cho hơn 22 triệu học sinh.

Lan Anh

Đầu tư dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt

(ThanhtraVietNam) - Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn để thực hiện đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang trong giai đoạn 2026 - 2030.

T.H

Chủ tịch TP Cần Thơ chỉ đạo triển khai kết luận của Thanh tra Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương, nghiêm túc thực hiện Kết luận thanh tra số 138/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, trong đó quy định thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2025.

Hữu Anh

Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 9/5/2025 thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 do Bộ Nội vụ trình, hoàn thành việc sắp xếp 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.

Hữu Anh

Bài 3: Nhiều lãnh đạo Cần Thơ các thời kỳ có trách nhiệm liên quan đến sai phạm đất đai

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 463,8 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND TP Cần Thơ các thời kỳ có liên quan.

Hữu Anh

TP. Hồ Chí Minh sau hợp nhất sẽ có 168 đơn vị hành chính cấp phường xã

(ThanhtraVietNam) - Sau khi Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương lần lượt thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sáp nhập, phương án về cơ cấu hành chính mới của TP. Hồ Chí Minh (tên gọi sau hợp nhất) đã được định hình.

Thanh Thủy - Hữu Anh

Xem thêm