Thứ hai, 06/03/2023 - 08:59 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu; quy định các nguyên tắc về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu; một số quy định ngưng hiệu lực thi thành trong đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp…là những nội dung đáng chú ý trong Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5/3/2023.
Nhiều điểm mới về trách nhiệm của doanh nghiệp
Chính phủ mới ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (Nghị định 08/2023/NĐ-CP). Trong đó, nhiều điểm mới về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm: "Thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu".
Bên cạnh đó, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP bổ sung quy định: Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo các nguyên tắc sau:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó.
b) Phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận.
c) Doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật".
Các nguyên tắc phải đảm bảo khi thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu
Điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành.
Quy định trên đã được Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi theo hướng cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu nhưng phải đảm bảo một số nguyên tắc quy định.
Nghị định số 08/2023/NĐ-CP nêu, việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này; trường hợp kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư; đối với người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Trường hợp có người sở hữu trái phiếu không chấp thuận phương án đàm phán thì doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (kể cả trường hợp việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận).
Ảnh: vneconomy.vn
Một số quy định ngưng hiệu lực thi thành
Nghị định 08/2023/NĐ-CP nêu rõ, ngưng hiệu lực thi hành đối với các quy định tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP đến hết ngày 31/12/2023 trong các trường hợp:
Thứ nhất, Quy định về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP.
Thứ hai, Quy định về thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP.
Thứ ba, Quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP.
Các đợt chào bán trái phiếu đã gửi nội dung công bố thông tin trước đợt chào bán cho Sở giao dịch chứng khoán trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa hoàn thành việc phân phối trái phiếu thì tiếp tục thực hiện theo quy định về thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP.
Chính phủ chỉ đạo từ sớm các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả
Trước khi ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP, ngày 13/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1163/CĐ-TTg về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả với ba nội dung chính:
Thứ nhất, khẩn trương có các biện pháp kịp thời, hiệu quả để chấn chỉnh, ổn định, thúc đẩy hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm thị trường hoạt động công khai, an toàn, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững; có các biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2022 và năm 2023; chủ động có biện pháp cụ thể, hiệu quả xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì đề xuất ngay các biện pháp phù hợp, hiệu quả, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ. Yêu cầu các tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, tổ chức phát hành trái phiếu chủ động đàm phán với nhà đầu tư để xem xét có các biện pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tế, theo tinh thần “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ” và theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Thứ ba, chủ động đẩy mạnh hơn nữa theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước về phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhất là chống tiêu cực, lợi dụng trục lợi chính sách và các hoạt động không lành mạnh khác để đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch, bền vững. Khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Có các biện pháp cụ thể để bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư, các chủ thể liên quan và an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ./.
PV
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất – kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
(ThanhtraVietNam) - Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp SHB Mastercard Business Platinum – giải pháp tài chính linh hoạt, thiết kế riêng cho nhu cầu dòng tiền cấp thiết của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
(ThanhtraVietNam) - Với chiến lược chuyển đổi toàn diện, bứt phá mạnh mẽ, SHB tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường tài chính, vươn tầm khu vực quốc tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
(ThanhtraVietNam) - Ngay từ tháng 4/2025, khách hàng khi mua thuốc và thực phẩm chức năng tại hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu sẽ luôn biết rõ thông tin về nơi sản xuất thuốc và được hướng dẫn rõ ràng cách thức tra cứu giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm chức năng.
(ThanhtraVietNam) - Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh, tiểu thương quản lý doanh thu hiệu quả, phòng tránh gian lận và nâng cao trải nghiệm thanh toán, vừa qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt dịch vụ Loa thanh toán – thiết bị hỗ trợ thông báo biến động số dư bằng giọng nói, đồng thời dành tặng vô vàn ưu đãi, quà tặng hấp dẫn khác.
(ThanhtraVietNam) - Công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo nhưng việc thực hiện vẫn còn tồn tại, hạn chế, trong đó có liên quan trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra một số giải pháp khắc phục.
Ngô Tân
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính ban hành quy định về đăng ký, hủy tư cách công ty đại chúng, báo cáo vốn điều lệ đã góp được kiểm toán kèm điều kiện, trong đó phân định rõ trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ngô Tân
(ThanhtraVietNam) - Trước những tín hiệu tích cực lẫn thách thức đan xen của môi trường kinh doanh được phản ánh qua các chỉ số PCI và PGI năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 63/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan quyết liệt chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, nhằm tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch và thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trước bối cảnh Việt Nam nằm trong nhóm đầu thế giới về giao dịch tài sản mã hóa nhưng thiếu vắng khung pháp lý, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo Nghị định mới, đề xuất các biện pháp chế tài nghiêm khắc, bao gồm phạt tiền hàng tỷ đồng và đình chỉ hoạt động đối với các hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội gián và vi phạm của các nhà cung cấp dịch vụ.
PV
(ThanhtraVietNam) - Với quyết tâm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và bền vững, UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết triển khai Đề án phát triển công nghiệp công nghệ cao. Một trong những mục tiêu then chốt được đặt ra là đến năm 2030, giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao sẽ chiếm từ 20-25% trong tổng giá trị của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh.
PV
(ThanhtraVietNam) – Ngày 11/5/2025, tại huyện Borovsk, tỉnh Kaluga, Tập đoàn TH (Việt Nam) tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH. Sự kiện đánh dấu bước tiến bền vững mới trong Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao của TH tại Liên bang Nga.