Thứ ba, 18/09/2018 - 09:02 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Ngày 16/9, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài sản ảo, tiền ảo: Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề pháp lý đặt ra” với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, số hóa, tài chính, blockchain… đến từ nhiều nước đã thảo luận về kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng khung pháp lý để quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo.
Hiện nay, tài sản ảo, tiền ảo hay tài sản mã hóa, tiền mã hóa chưa được ghi nhận chính thức trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào tại Việt Nam. Khái niệm tài sản tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 được tiếp cận theo cách truyền thống, có bao trùm tài sản ảo, tiền ảo hay không còn đang có quan niệm khác nhau. Dưới góc độ ngân hàng, ngoại hối, tài sản mã hóa, tiền mã hóa không phải là tiền pháp định, không phải ngoại hối, không phải phương tiện thanh toán. Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2016) về thanh toán không dùng tiền mặt, quy định tài sản ảo, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán. Việc sử dụng tài sản ảo, tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý theo pháp luật hành chính hoặc pháp luật hình sự. Ngoài ra, dưới góc độ pháp luật thuế, tài sản mã hóa, tiền mã hóa có phải là hàng hóa, dịch vụ hay không còn chưa rõ ràng, chưa đi vào bản chất.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng tài sản ảo, tiền ảo là vấn đề mới, khó, đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia, các tổ chức quốc tế nói chung, của Việt Nam nói riêng. Hiện có nhiều hướng tiếp cận, cách hiểu khác nhau dưới nhiều góc độ về vấn đề này. Cách ứng xử, khung pháp lý điều chỉnh của nhiều quốc gia cũng khác nhau. “Dù tiếp cận dưới góc độ nào thì mục đích cuối cùng vẫn phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan và phòng chống các rủi ro cho xã hội, người dân”, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chỉ rõ, nhóm chuyên gia của Bộ Tư pháp đã nghiên cứu kinh nghiệm một số nước và quốc tế về tài sản ảo, tiền ảo, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tế của Việt Nam về vấn đề này để đề xuất định hướng xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy còn nhiều vấn đề phức tạp.
Theo Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, hiện nay chưa có quan niệm thống nhất tài sản ảo, tiền ảo cả nội hàm lẫn ngoại diện, trong khi thực tế đã và đang tạo ra nhiều loại sản phẩm phi truyền thống khác nhau bởi những công nghệ khác nhau, được sử dụng vào các mục đích khác nhau như tài sản mã hóa, tiền mã hóa, kim cương… Vì vậy, cần làm rõ nội dung, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với tiền thật, tiền pháp định để nghiên cứu, đề xuất chính sách, xây dựng khung khổ pháp luật.
Bên cạnh đó, cách tiếp cận chính sách pháp luật của một số nước rất khác nhau. Qua nghiên cứu bước đầu có 3 xu hướng: thả nổi, chưa quản lý, mặc dù có khuyến cáo những rủi ro liên quan; không thừa nhận và cấm sử dụng, giao dịch; cho phép sử dụng, giao dịch, đồng thời hướng dẫn các vấn đề liên quan và quản lý chặt chẽ khâu trung gian như sàn giao dịch, doanh nghiệp… Do đó, cần có thêm thông tin, kinh nghiệm quốc tế, gợi mở giải pháp phát huy mặt tích cực, giảm thiểu mặt tiêu cực để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng, phòng chống rửa tiền, lừa đảo, trốn thuế.
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh, dù thực tế khung pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng nhưng tài sản ảo, tiền ảo vẫn được giao dịch dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài việc mua bán, nhiều người còn thiết lập hệ thống máy tính, máy chủ để đào tiền mã hóa. Trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều vụ việc lừa đảo gây mất trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, cần có thêm thông tin về kinh nghiệm của các nước trên thế giới, quy định pháp luật về quản lý tài sản ảo, đánh giá sự cần thiết trong việc xây dựng khung khổ pháp luật và gợi mở những vấn đề này cho Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các hoạt động quản lý liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo và hoàn thiện khung pháp lý quản lý tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử, Bộ Tư pháp đã rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, nhận diện, đề xuất các định hướng hoàn thiện. Kết quả của Hội thảo sẽ được Bộ Tư pháp tổng hợp, nghiên cứu, tham khảo để tiếp tục hoàn thiện Báo cáo rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và quốc tế; nhận diện, đề xuất các định hướng để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2018./.
Dương Thái
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm khách quan, trung thực, đúng quy định, không gây cản trở hoạt động của các đơn vị liên quan. Công tác kiểm tra được triển khai khoa học, không chồng chéo, không bỏ sót.
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo, trong đó những đề xuất quan trọng đảm bảo quyền lợi và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày Quốc tế Gia đình 15/5 vừa qua là dịp để cả thế giới tôn vinh vai trò của gia đình như một điểm tựa yêu thương, nơi nuôi dưỡng những giá trị nhân văn và sự gắn kết giữa con người.
Song Anh
(ThanhtraVietNam) - Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ gia tăng ca mắc COVID-19 tại Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 do biến thể phụ XBB.1.16 lây lan nhanh, dù chưa ghi nhận ca nặng. Trên thế giới, Thái Lan đối mặt đợt bùng phát với hơn 53.000 ca từ đầu năm, trong khi số ca toàn cầu giảm mạnh.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Trước tình hình thực phẩm giả, kém chất lượng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đồng loạt ra quân, siết chặt quản lý an toàn thực phẩm. Trọng tâm của đợt này là quyết liệt ngăn chặn thực phẩm giả, nhất là sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện thị trường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025 - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Đây là một trong những biện pháp được UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 11/05, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể hội nông dân phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức đưa vào sử dụng công trình nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Kênh đường Cầm.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, thách thức đang đặt ra.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong năm 2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu rõ ràng là lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PV