Thứ ba, 24/03/2015 - 15:06 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – Thanh tra Chính phủ vừa Thông báo Kết luận Thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm việc chấp hành pháp luật quản lý khoáng sản đối với các sở, ban, ngành; việc cấp phép, quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, cửa sông, ven biển, xuất khẩu cát nhiễm mặn.
Kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu kịp thời cho Chính phủ chỉ đạo việc tận thu khoáng sản tại những dự án, công trình quan trọng quốc gia tránh lãng phí tài nguyên, khoáng sản, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra được Bộ chú trọng quan tâm, kết quả thanh tra đã chỉ ra những yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, kiến nghị, xử lý nhiều tổ chức, cá nhân có sai phạm.
Từ năm 2009 đến năm 2013 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham mưu, đề xuất, chủ trì soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản.Tuy nhiên, tiến độ ban hành VBQPPL, văn bản hướng dẫn còn chậm so với kế hoạch phê duyệt; hoạt động rà soát, sửa đổi, bổ sung một số văn bản chưa kịp thời; chất lượng, nội dung một số văn bản còn hạn chế, chưa đồng bộ với Luật Khoáng sản hiện hành. Có văn bản ban hành nhưng khó thực hiện, phải sửa đổi, bổ sung, lúng túng trong xử lý, thực hiện. Chưa xây dựng được các cơ chế phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho khai thác các loại khoáng sản, đảm bảo mục tiêu chế biến sâu, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, hoạt động khoanh định và công bố các khu vực có khoáng sản, phân tán, nhỏ lẻ còn chậm ảnh hưởng đến hoạt động cấp phép, phát triển kinh tế - xã hội; chưa thực hiện tốt trong công tác hướng dẫn một số địa phương về khoanh định các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Chưa kịp thời ban hành thông tư hướng dẫn theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thực trạng khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra phổ biến trên nhiều tỉnh, thành phố với nhiều loại khoáng sản khác nhau.
Căn cứ vào kết quả thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hiệu quả, triệt để hơn việc thực hiện Nghị quyết 130/NQ-CP ngày 22/11/2011 về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02 – NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoán sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ trong đó yêu cầu nhiều giải pháp nhằm lập lại trật tự trong quản lý khoáng sản.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý khoáng sản đối với các sở, ban, ngành có liên quan theo thẩm quyền; việc cấp phép, quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, cửa sông, ven biển, xuất khẩu cát nhiễm mặn. Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện theo thẩm quyền việc lập, trình phê duyệt quy hoạch khoáng sản; khoanh định các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; các khu vực cấm, tạm thời cấm, khu vực dự trữ quốc gia,... đảm bảo đủ, đúng nội dung trình tự, sớm hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần đảm bảo việc bố trí nguồn ngân sách tập trung, khắc phục việc đầu tư dàn trải, kéo dài trong nhiều năm do các Dự án điều tra cơ bản trong nguồn dự toán ngân sách hàng năm của Bộ.
Đối với nhiệm vụ xây dựng và trình ban hành VBQPPL theo thẩm quyền Bộ Tài nguyên và Môi trường phải kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế.
Đặc biệt, Bộ cần rà soát lại các giấy phép khoáng sản, kiên quyết thu hồi đối với các mỏ có vi phạm các quy định về thu hồi giấy phép theo Luật Khoáng sản hiện hành; gia hạn hoặc làm thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản đối với giấy phép hết hạn; cấp lại giấy phép khai thác cho các khu vực đã được cấp phép trước Luật Khoáng sản năm 1996; xử lý theo thẩm quyền và phối hợp với UBND các tỉnh xử lý đối với 28 doanh nghiệp có vi phạm, khuyết điểm theo biên bản kiểm tra, xác minh mà Thanh tra Chính phủ và Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đã ghi nhận.
Về xử lý trách nhiệm, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện và chỉ đạo thực hiện việc kiểm điểm và tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng ban hành VBQPPL; trong phân giao nhiệm vụ xác định, tính tiền điều tra thăm dò,... và các nội dung tồn tại, khuyết điểm./.
Quang Vững
hangnt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.
Hữu Anh (TH)
(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.
M. Phương (tổng hợp)
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.
Hữu Anh (TH)
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, được Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát thẩm tra và trình bày trong Báo cáo số 440/BC-UBDNGS15 ngày 6/5/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bầu cử tại Việt Nam và thể hiện sự linh hoạt và quyết đoán của Quốc hội trong giải quyết các vấn đề cấp bách.
Lan Anh