Thứ tư, 12/01/2022 - 23:37 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Ngành Thanh tra sẽ bám sát định hướng chương trình thanh tra năm 2022; yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp và tình hình thực tế để triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, bảo đảm phù hợp, hiệu quả, trong đó tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực như: đất đai, tài nguyên khoáng sản; các dự án đầu tư xây dựng; cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; tài chính, ngân hàng, công tác quy hoạch điện...
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành Thanh tra tổ chức ngày 12/1, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, là năm bản lề thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp, nhất là với biến chủng mới Omicron.
Để góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, Chương trình công tác của Chính phủ, theo đúng tinh thần "Ổn định, kỷ cương, an toàn, linh hoạt, hiệu quả", ngành Thanh tra cần tiếp tục đoàn kết, thống nhất, chủ động, linh hoạt, quyết tâm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp giao.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Ngô Tân
Tổng Thanh tra yêu cầu toàn Ngành tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, bám sát định hướng chương trình thanh tra năm 2022; yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp và tình hình thực tế để triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, bảo đảm phù hợp, hiệu quả, trong đó:
(1) Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực như: đất đai, tài nguyên khoáng sản; các dự án đầu tư xây dựng; cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; tài chính, ngân hàng, công tác quy hoạch điện …
(2) Thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã và đang thành lập 3 Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra trực tiếp tại Bộ Y tế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, Kit xét nghiệm, thuốc chữa bệnh phục vụ phòng, chống dịch. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 61 tỉnh, thành phố triển khai thanh tra việc mua sắm phục vụ phòng, chống Covid-19 ngay trong Quý I/2022; Thanh tra Chính phủ sẽ thành lập Tổ công tác đôn đốc, kiểm tra một số tỉnh, thành phố có giá trị lớn trong việc mua sắm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Các tỉnh, thành phố cần tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thanh tra nội dung này sớm hoàn thành, báo cáo về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Ban chỉ đạo TW.
(3) Thực hiện Nghị quyết 127/NQ-CP của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan liên quan thành lập Đoàn công tác liên ngành, kiểm tra tình hình giải quyết, khắc phục tồn tại theo các kết luận thanh tra ở các địa phương mà việc xử lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, gây lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước, doanh nghiệp nhất là nguồn lực đất đai, tài nguyên. Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đã thành lập 4 Đoàn kiểm tra liên ngành để triển khai tại Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh.
(4) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã thành lập Đoàn khảo sát để tiến hành thanh tra công tác quản lý và thực hiện quy hoạch điện VII trên phạm vi cả nước ngay đầu năm 2022 (việc này có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập, dư luận xã hội quan tâm để làm cơ sở cho việc xây dựng và phê duyệt quy hoạch điện VIII).
(5) Tăng cường công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra, nhất là về tiền, tài sản, đất đai; việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và xử lý cán bộ vi phạm.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó, tập trung, rà soát giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định 1849, Văn bản số 3581 và Kế hoạch 363.
Thứ ba, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tập trung cao độ cho việc thanh tra việc mua sắm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, là điểm nóng mà hiện nay nhiều Đại biểu Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Thứ tư, cần quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng thể chế, nhất là trình Luật Thanh tra sửa đổi vào kỳ họp thứ 3 Quốc hội (tháng 5/2022); các Nghị định, Thông tư hướng dẫn nghiệp vụ theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Đối với các địa phương cần rà soát việc ban hành các văn bản đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Thứ năm, tăng cường hơn nữa để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, tạo sự đồng thuận, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Năm 2021, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 6.809 cuộc thanh tra hành chính và 177.245 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã kiến nghị chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 179 nghìn tỷ đồng, 9.258 ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi hơn 22 nghìn tỷ đồng và 811 ha đất; ban hành 132.319 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân số tiền 3.694 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 2.341 tập thể và 6.244 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 437 vụ, 259 đối tượng.
Ngô Tân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
P.V
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
K. Dung