Thứ hai, 16/10/2017 - 09:04 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế, Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành đòi hỏi phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng. Do đó, theo quy định của Luật Đất đai, Dự án thuộc trường hợp phải xây dựng khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tuy nhiên, đến nay Khung chính sách chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định. Do vậy, để bảo đảm tính pháp lý, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung văn bản phê duyệt chính thức của Thủ tướng Chính phủ Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án này.
Trước đó, ngày 19/6/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 38/2017/QH14 về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành thành Dự án thành phần (gọi là Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành) và giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Quy mô khu tái định cư
Theo quy hoạch tái định cư cho Dự án gồm 2 khu là Lộc An - Bình Sơn (282,35 ha) và Bình Sơn (282,79 ha). Theo lý giải của UBND tỉnh Đồng Nai, căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát về nhu cầu và nguyện vọng được bố trí tái định cư đối với các hộ dân bị giải toả trong khu vực Cảng HKQT Long Thành thì 100% hộ dân yêu cầu tái định cư bằng đất nền. Ngoài phần diện tích bảo đảm đủ để bố trí tái định cư cho Dự án, còn tính toán thêm phần diện tích đất nhằm phục vụ tái định cư cho các dự án khác của địa phương.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc quy hoạch cần có tầm nhìn cho tương lai, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hạn chế việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết, tuy nhiên, cần có sự tách bạch rõ ràng nguồn vốn đầu tư, phần nào thuộc Dự án Cảng HKQT Long Thành do ngân sách trung ương bảo đảm, phần nào thuộc các dự án khác do ngân sách địa phương bảo đảm để xác định chính xác khi tính toán mức đầu tư cho Dự án Cảng HKQT Long Thành. Ngoài ra, việc tính toán có khu chung cư dẫn đến phải có các hạ tầng tương ứng kéo theo làm tăng chi phí đầu tư.
Theo báo cáo, thiết kế trong khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn gồm hai loại là nhà liền kề (với diện tích từ 125-150 m2) và nhà liền kề có sân vườn (diện tích 250-300 m2). Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, xem xét lại việc bố trí tái định cư bằng nhà liền kề có sân vườn với diện tích 250-300 m2 vì diện tích phần sân vườn này không có tác dụng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp, trong khi về mặt cảnh quan, môi trường quy hoạch khu tái định cư đã tính đến phần diện tích dành cho cây xanh, đất dành cho công cộng… Thực tiễn cho thấy ở các khu đô thị, diện tích như vậy thường phù hợp với những gia đình có thu nhập khá trở lên, trong khi theo số liệu của báo cáo, hiện trạng nhà ở của các hộ dân có tới 4.039/4.083 căn nhà là cấp 4 và dưới cấp 4 (99%). Như vậy, nhiều hộ dân sẽ khó có điều kiện thanh toán cho diện tích đất tái định cư lớn như vậy.
Mặt khác, theo quy định của Luật Đất đai (khoản 4 Điều 86), trường hợp người có đất bị thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu. Tuy nhiên, Dự án chưa xác định diện tích suất tái định cư tối thiểu và bố trí suất tái định cư tối thiểu trong khu tái định cư. Do vậy, đề nghị giải trình làm rõ sự cần thiết và phù hợp khi thiết kế nhà liền kề có diện tích lớn trong các khu tái định cư, cơ sở tính toán suất tái định cư tối thiểu.
Phối cảnh sân bay Long Thành
Bố trí tái định cư và mức đầu tư
Theo báo cáo, tổng số lô đất nền tái định cư của khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn là 4.823 lô; tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là 4.864 hộ. Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ bố trí một khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn để giải quyết chỗ ở cho người dân có đất bị thu hồi nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư với các lý do sau:
Khoảng cách giữa 2 khu TĐC là không lớn, nếu tiến hành tái định cư toàn bộ các hộ dân vào khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn thì chỉ còn thiếu khoảng 41lô, tuy nhiên, khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn còn quỹ đất quy hoạch làm chung cư chưa dùng đến (khoảng 14 ha), do vậy, có thể sử dụng quỹ đất này để tái định cư cho các hộ dân còn lại, đồng thời rà soát lại các hộ dân có khả năng tự bố trí tái định cư. Trường hợp cần thiết, có thể thiết kế lại diện tích các lô đất tái định cư, giảm bớt nhà liền kề có sân vườn hoặc quy hoạch bổ sung thêm quỹ đất cho khu Lộc An – Bình Sơn có thể đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc tiến hành làm đồng thời 2 khu tái định cư đòi hỏi kinh phí khá lớn để thực hiện (khoảng 4.042 tỷ đồng). Trong khi đó, phương án không phải thực hiện tái định cư tại khu tái định cư Bình Sơn có thể tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng . Đây là vấn đề cần xem xét toàn diện khi xây dựng phương án tái định cư trong bối cảnh ngân sách nhà nước bố trí cho dự án còn khó khăn. Đối với khu tái định cư Bình Sơn thuộc quy hoạch của tỉnh Đồng Nai đã được phê duyệt thì thực hiện theo quy hoạch và sử dụng ngân sách của tỉnh Đồng Nai để phục vụ các dự án thu hồi đất khác trên địa bàn.
Có ý kiến đề nghị trường hợp bố trí người dân vào 01 khu tái định cư thì chính quyền địa phương cần chú ý công tác tuyên truyền, vận động nhân dân vì theo lý giải của UBND tỉnh Đồng Nai, việc về khu nào đã được điều tra tham khảo ý kiến người dân.
Ngoài ra, Báo cáo cần có các diễn giải về dự kiến bố trí tái định cư cho từng nhóm đối tượng hộ gia đình, cá nhân vào nhà liền kề, nhà liền kề có sân vườn, nhà ở tự chỉnh trang và các mức diện tích đất tương ứng cho từng đối tượng cụ thể. Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các khu tái định cư tập trung của dự án thực hiện theo tiêu chuẩn nào. Do vậy, đề nghị bổ sung làm rõ để áp dụng thống nhất, tránh sự so bì, khiếu kiện trong quá trình tổ chức thực hiện sau này.
Công tác đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm
Thường trực Ủy ban Kinh tế thấy rằng, số lượng các hộ dân sinh sống bằng nghề nông bị thu hồi đất trong Dự án chiếm gần 40%. Do vậy, vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất cần phải được quan tâm thỏa đáng. Cần lưu ý là theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, các khu công nghiệp tại địa phương vẫn thiếu lao động, hàng năm vẫn phải thu hút lao động của các địa phương khác đến làm việc. Ngoài ra, việc giải quyết chế độ chính sách do bị mất việc làm của công nhân các nông trường cao su, phần lớn đều trên 40 tuổi (diện tích đất cao su bị giải tỏa là 1.813 ha) là rất cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho họ, không để phát sinh những vấn đề xã hội phức tạp.
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc về ngành nghề, lĩnh vực đào tạo để có thể phục vụ trực tiếp công việc trong vùng quy hoạch sân bay, làm rõ hơn lĩnh vực, ngành nghề mà dự án sau khi đi vào hoạt động cần sử dụng lao động (từ đơn giản, cho đến phức tạp) để định hướng người dân sở tại, không đưa ra chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề nhưng không gắn với thực tế, gây lãng phí nguồn lực. Tính toán thêm đến thời gian đệm khi dự án chưa đi vào khai thác hoạt động thì người dân sẽ phải chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào để duy trì cuộc sống.
Các giải pháp và mô hình phục hồi thu nhập, ổn định đời sống của người dân đang mới chỉ đề cập đến các chương trình, dự án đào tạo nhưng chưa đưa ra giải pháp là Nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh tế để thu hút người dân tham gia nhằm chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tạo việc làm. Do đó, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp tham gia ngay từ đầu để đồng hành cùng người dân chuyển đổi thành công nghề nghiệp, việc làm./.
Lan Anh
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Nghị quyết 57 không phải là khẩu hiệu chính trị, mà là chương trình hành động thực tế để Việt Nam cất cánh. Vì vậy, các công việc triển khai phải được kiểm đếm thường xuyên. Những tồn tại hạn chế, điểm nghẽn phải được đánh giá, tháo gỡ kịp thời, không được chậm trễ.
Theo VGP
Chiều 28/5, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
Theo VGP
(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.
K. Dung (TH)
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.
Nguyễn Hoàng
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đình Thuyết