Thứ tư, 21/11/2012 - 07:45 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Hiện nay, theo xu hướng xã hội hiện đại, đã và đang xuất hiện các tranh chấp giữa người dân với các cơ quan nhà nước, các tranh chấp giữa các nước với nhau và các tranh chấp này đang diễn ra ngày càng đa dạng, phức tạp. Và nếu như hệ thống tư vấn pháp luật cho người dân càng cao, mức độ tranh chấp ngày càng gay gắt, thì điều đặt ra là các cơ quan quản lý nhà nước cần phải xây dựng đội ngũ chuyên gia pháp lý nội bộ có trình độ, chất lượng chuyên môn cao để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tại Hội thảo Dịch vụ pháp lý cho khu vực công – Kinh nghiệm một số quốc gia và khả năng ứng dựng tại Việt Nam do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 20/11, nhiều chuyên gia nhận định gần đây các cơ quan công quyền đang phải đối mặt với một số tranh chấp pháp lý như một số vụ kiện của một số tổ chức, cá nhân đối với các cơ quan công quyền và cần có luật sư để bảo vệ quyền lợi của các cơ quan này, thậm chí là bảo vệ quyền lợi của Chính phủ Việt Nam. Nhu cầu cần có đội ngũ luật sư để hỗ trợ pháp lý là không cần phải bàn đến nhưng cách thức tổ chức, thực hiện, mô hình quản lý đội ngũ “luật sư công” này như thế nào để phù hợp với pháp luật cũng như đạt hiệu quả cao đang được các đại biểu bàn đến.Có quan điểm cho rằng, “luật sư công” là luật sư làm việc cho các cơ quan, tổ chức nhà nước. Nhiệm vụ của các luật sư này là trợ giúp pháp lý cho các cơ quan, tổ chức nhà nước khi giải quyết các tranh chấp pháp lý. Và đối tượng phục vụ của “luật sư công” trong các trường hợp này là hỗ trợ pháp lý cho các cơ quan công quyền.Hội thảo Dịch vụ pháp lý cho khu vực công – Kinh nghiệm một số quốc gia và khả năng ứng dựng tại Việt Nam.Theo quan điểm của ông Đinh Dũng Sỹ - Văn phòng Chính phủ thì nếu coi “luật sư công” như những công chức làm việc trong cơ quan nhà nước, thực hiện một số nhiệm vụ của Nhà nước giao thì sẽ có nhiều vướng mắc trong thực tế vì có sự khác biệt về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của luật sư với công chức.Thực tế giải quyết một số trường hợp cũng cho thấy Việt Nam có luật sư hành nghề độc lập có đủ trình độ có thể đáp ứng được công việc này. Vì vậy, các cơ quan nhà nước đang phải thuê các công ty luật tư vấn pháp lý giải quyết vụ việc. Để giải quyết vấn đề này trong điều kiện của Việt Nam hiện nay và trong những năm tới ông Đinh Dũng Sỹ cho rằng Nhà nước nên có chính sách sử dụng luật sư giỏi của Việt Nam để hỗ trợ Chính phủ giải quyết các vụ tranh chấp pháp lý. Về mô hình tổ chức luật sư trong cơ quan nhà nước, thì việc sử dụng luật sư không nhất thiết phải đào tạo, trả lương như công chức mà nên tuyển chọn, bồi dưỡng các luật sư có đủ năng lực và khi cần thiết thì ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với các luật sư này. Cách giải quyết này phù hợp với thông lệ quốc tế, các luật sư hành nghề độc lập, không phải thực hiện nhiệm vụ chính trị hoặc hành chính nào. Với phương thức này sẽ nâng cao khả năng các luật sư do Chính phủ lựa chọn được chấp nhận tại các cơ quan tài phán quốc tế. Vì nếu luật sư là công chức thì rất khó chấp nhận tham gia tranh tụng tại các cơ quan tài phán quốc tế vì họ là những người hưởng lương của Chính phủ nên khó đảm bảo cho luật sư hành nghề với vai trò bảo vệ công lý khách quan, công bằng.Việt Nam ngày càng chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, không chỉ hội nhập về kinh tế mà còn hội nhập ở tất cả các lĩnh vực như chính trị - an ninh, văn hóa – xã hội... Tuy nhiên, một khi quá trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng càng được mở rộng và đi vào thực chất, thì khả năng phát sinh tranh chấp ngày càng nhiều, trong đó có thể phát sinh tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam. Nhưng do chất lượng của đội ngũ luật sư Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Vì vậy ông Nguyễn Thanh Tú – Phó Vụ trưởng vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp cho rằng, mặc dù Luật Luật sư 2006 không đề cập đến khái niệm “luật sư công” nhưng Bộ Tư pháp nên có cơ chế nội bộ hình thành và ưu đãi các “luật sư công” thông qua việc mạnh dạn đào tạo, đầu tư và có cơ chế thu hút, tạo đều kiện cũng như ưu đãi thỏa đáng cho đội ngũ luật sư này thì đây là giải pháp khả thi.Về mô hình tổ chức quản lý đội ngũ “luật sư công” theo ông Tú thì tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia, nhất là tùy thuộc vào vấn đề nhân lực, kinh phí và chiến lược giải quyết tranh chấp, mỗi quốc gia có thể sử dụng mô hình “luật sư công” hay “luật sư tư”. Vấn đề quan trọng là phải sử dụng có hiệu quả và phải hỗ trợ các chuyên gia pháp lý này trong quá trình giải quyết tranh chấp, nhất là vấn đề tiếp cận thông tin. Nhiều trường hợp tranh chấp quốc tế, mặc dù “luật sư công” của Chính phủ rất giỏi và kinh nghiệm, Chính phủ cũng cần phải thuê “luật sư tư” để cung cấp ý kiến chuyên gia pháp lý độc lập. Ngược lại, mặc dù có thể thuê “luật sư tư”, Chính phủ cũng không thể phó mặc mọi hoạt động tranh chấp cho “luật sư tư”. Vì vậy, có thể sử dụng đội ngũ “luật sư tư” nhưng Chính phủ cần có các chuyên gia pháp lý làm việc cho Chính phủ - tức “luật sư công” – nhằm giám sát, theo dõi và hỗ trợ “luật sư tư” hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng dịch vụ.Từ thực tiễn của ngành Ngoại giao Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà – Vụ trưởng Vụ Lập pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết vai trò không thể thiếu và ngày càng tăng lên của hỗ trợ/tư vấn pháp lý trong triển khai các hoạt động đối ngoại. Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu tư vấn pháp lý càng tăng đối với tất cả các đối tác. Hệ thống tư vấn pháp lý ở các cơ quan nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp vì vậy nhu cầu có luật sư tranh tụng là tất yếu. Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà đề nghị mô hình của đội ngũ “luật sư công” trong cơ quan nhà nước là cần được kết hợp tốt giữa xây dựng và củng cố bộ máy chuyên gia pháp lý chuyên trách của các bộ, ngành với hướng đào tạo và thể chế hóa nghề “luật sư công” để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, cũng như tận dụng tốt nhất sự đóng góp của các "luật sư công"./.
Quang Vững
tranthanhhuyen
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.
Hữu Anh (TH)
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, được Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát thẩm tra và trình bày trong Báo cáo số 440/BC-UBDNGS15 ngày 6/5/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bầu cử tại Việt Nam và thể hiện sự linh hoạt và quyết đoán của Quốc hội trong giải quyết các vấn đề cấp bách.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung đảm bảo nguồn lực tài chính, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị theo các chủ trương của Đảng, Nhà nước.
TH
(ThanhtraVietNam) - Ngày 12/5/2025, Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát đã công bố báo cáo chi tiết về tình hình công dân lưu trú trên địa bàn liên quan đến hoạt động khiếu kiện. Báo cáo ghi nhận những nỗ lực trong công tác tiếp dân và vận động, góp phần duy trì trật tự và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) -Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình, các ý kiến cũng thống nhất với đề xuất chuyển từ đầu tư công sang hợp tác công tư; các cơ quan lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí
T.H
(ThanhtraVietNam) - Về kinh nghiệm thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng cho rằng các đồng chí lãnh đạo phải hoạt động tích cực, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, "lao tâm khổ tứ" như với công việc của chính mình.
T.H