Tất cả chuyên mục

Tín nhiệm thấp, có thể bị thay thế ngay

Thứ hai, 08/10/2012 - 06:53 (GMT+7)

Mặc dù quy định người hai năm liên tiếp tín nhiệm thấp sẽ bị xem xét miễn nhiệm, nhưng dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn cũng viết rõ rằng người bị 2/3 tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp sẽ bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

Nghị quyết cũng mở đường cho người bị tín nhiệm thấp từ chức. Nội dung này được đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành tại phiên họp chiều 6-10.Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu phát biểu ý kiến tại phiên họp thứ 12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII - Ảnh: TTXVN  

Lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm

“Quy định việc lấy phiếu tín nhiệm cần được tiến hành định kỳ hằng năm theo tinh thần của nghị quyết trung ương 4”, dự thảo viết. Theo đó, “lấy phiếu tín nhiệm được hiểu là việc làm định kỳ hằng năm, nhằm thăm dò tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn làm cơ sở cho việc thực hiện công tác cán bộ; còn bỏ phiếu tín nhiệm là việc đại biểu Quốc hội, HĐND thể hiện thái độ tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do mình bầu ra hoặc phê chuẩn trong những trường hợp do luật quy định (hình thức này gần với bỏ phiếu bất tín nhiệm ở một số quốc gia khác)”.

Căn cứ để đánh giá mức độ tín nhiệm là việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với từng chức danh cụ thể và tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của người đó. Trước khi Quốc hội tiến hành lấy phiếu, người bị lấy phiếu có báo cáo tự đánh giá gửi các đại biểu.

Sau khi kết thúc việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng chức vụ cụ thể để xem xét, xử lý theo quy trình công tác cán bộ.

Người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp có thể xin từ chức nếu xét thấy bản thân không đủ tín nhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ đó; cơ quan hoặc người đã giới thiệu để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm có thể trình để xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm người đó để điều động sang vị trí công tác khác phù hợp hơn, đồng thời chủ động đề nghị cơ quan có thẩm quyền lựa chọn người để giới thiệu thay thế; trường hợp đã hết nhiệm kỳ thì không tiếp tục giới thiệu tái cử chức vụ đó nhiệm kỳ tiếp theo.

Đối với người có trên hai phần ba tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm mà không cần chờ kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai; đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị nhân sự thay thế. Đối với người có hai năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.

Lấy phiếu dàn trải sẽ hình thức?

Theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng và thành viên khác của Chính phủ; chánh án TAND tối cao; viện trưởng Viện KSND tối cao; tổng Kiểm toán Nhà nước (tổng số 49 người).

Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với các phó chủ tịch, phó chủ nhiệm và các ủy viên của hội đồng, ủy ban (tổng số 380 người, trong đó mỗi ủy ban có 30-50 thành viên).

HĐND các cấp lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực HĐND (2-3 người), trưởng các ban của HĐND (2-4 người); chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên của UBND (3-13 người). Các ban của HĐND lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của ban mình, trừ trưởng ban (gồm 2-4 ban, mỗi ban có 5-15 người).

Thẩm tra dự thảo nghị quyết, Ủy ban Pháp luật cho rằng không nên lấy phiếu tín nhiệm trên diện rộng như vậy, chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm đối với diện hẹp, cụ thể là ở Quốc hội chỉ nên lấy phiếu đối với 49 người. “Việc mở rộng phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm ra tất cả những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bao gồm cả thành viên Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội... là quá dàn trải, dễ làm hoạt động này trở nên hình thức” - chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý phân tích. Quan điểm này nhận được sự đồng tình của phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Nguyễn Văn Pha. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lại ủng hộ “nên lấy diện rộng, bởi các vị trí thành viên các ủy ban cũng cần phải đánh giá mức độ tín nhiệm, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì cũng phải miễn nhiệm”.

Theo LÊ KIÊN (TT)

nguyenthuhang

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

K. Dung

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.

PV

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

K. Dung

Cần chú ý đến yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đại biểu và đảm bảo tính công bằng, minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lan Anh

Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng hoạt động thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.

Hữu Anh (TH)

Sửa đổi, bổ sung quy định về vận hành hồ chứa trong các tình huống bất thường, khẩn cấp về thiên tai

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

M. Phương

Chính phủ hỗ trợ Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn gần 700 tấn gạo

(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.

M. Phương

Linh hoạt và quyết đoán trong giải quyết các vấn đề cấp bách

(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, được Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát thẩm tra và trình bày trong Báo cáo số 440/BC-UBDNGS15 ngày 6/5/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bầu cử tại Việt Nam và thể hiện sự linh hoạt và quyết đoán của Quốc hội trong giải quyết các vấn đề cấp bách.

Lan Anh

Đảm bảo nguồn ngân sách chi trả chính sách cán bộ trong sắp xếp bộ máy

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung đảm bảo nguồn lực tài chính, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị theo các chủ trương của Đảng, Nhà nước.

TH

Vận động, thuyết phục hiệu quả, nhiều công dân có đơn thư trở về địa phương

(ThanhtraVietNam) - Ngày 12/5/2025, Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát đã công bố báo cáo chi tiết về tình hình công dân lưu trú trên địa bàn liên quan đến hoạt động khiếu kiện. Báo cáo ghi nhận những nỗ lực trong công tác tiếp dân và vận động, góp phần duy trì trật tự và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.

Lan Anh

Điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Gia Bình

(ThanhtraVietNam) -Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình, các ý kiến cũng thống nhất với đề xuất chuyển từ đầu tư công sang hợp tác công tư; các cơ quan lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí

T.H

Tích cực kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời vướng mắc phát sinh khi thực hiện dự án

(ThanhtraVietNam) - Về kinh nghiệm thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng cho rằng các đồng chí lãnh đạo phải hoạt động tích cực, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, "lao tâm khổ tứ" như với công việc của chính mình.

T.H

Xem thêm