Tất cả chuyên mục

Trách nhiệm xử lý sau thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước

Thứ năm, 01/12/2022 - 15:17 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Ngành Thanh tra đã cố gắng, nỗ lực triển khai thực hiện nhiệm vụ, đạt nhiều kết quả tích cực, được dư luận đồng tình, đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả xử lý sau thanh tra đạt tỷ lệ chưa cao và còn tồn tại, hạn chế. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan ban hành kết luận thanh tra trong kết luận thanh tra, xử lý sau thanh tra ra sao?

Xử lý sau thanh tra đạt tỷ lệ chưa cao

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 5.586 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó có 3.440 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện, chiếm 61,6% tổng số kết luận thanh tra được đôn đốc, kiểm tra trong kỳ.

Thanh tra Chính phủ đã tiến hành theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra theo quy định và triển khai các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện kết luận thanh tra, tham mưu, giúp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Báo cáo tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, toàn ngành Thanh tra đã cố gắng, nỗ lực triển khai thực hiện nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào thành tựu chung của cả nước, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.

Tuy nhiên, hoạt động xử lý sau thanh tra còn có một số tồn tại, hạn chế; một số cuộc thanh tra còn chậm ban hành kết luận thanh tra; kết quả xử lý sau thanh tra đạt tỷ lệ chưa cao; thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp…

Đại tá Lương Ngọc Dùng, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra với UBND tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Bùi Dũng Trí - Thanh tra Bộ Công an

Trong 15 ngày phải tổ chức chỉ đạo thực hiện kết luận

Theo Luật Thanh tra hiện hành, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Về xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, Luật Thanh tra quy định, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra.

Nội dung chỉ đạo bao gồm, xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế; xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật; ap dụng, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật và xử lý vấn đề khác thuộc thẩm quyền trong kết luận thanh tra.

Người có trách nhiệm xử lý kết luận thanh tra mà không xử lý hoặc xử lý không đầy đủ thì bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra tiếp tục xác định rõ, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra; ban hành quyết định xử lý về thanh tra; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; khắc phục kịp thời sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

Sai phạm phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh

Ngày 27/3/2015 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 33/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.

Theo đó, kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh; sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh; kiến nghị, yêu cầu phải được xem xét, xử lý kịp thời và phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

Riêng nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo mà chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền thì chưa bắt buộc phải thực hiện.

Về chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, Nghị định nêu rõ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra khi có một trong các trường hợp sau: kết luận thanh tra có nội dung xin ý kiến chỉ đạo thực hiện; nội dung kết luận thanh tra có yếu tố nước ngoài; nội dung kiến nghị xử lý trong kết luận thanh tra phù hợp với quy định của pháp luật nhưng thiếu tính khả thi; kết luận thanh tra mà thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra cần có văn bản chỉ đạo thực hiện.

Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải thể hiện rõ ý kiến về kiến nghị trong kết luận thanh tra; về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; xác định rõ trách nhiệm, thời gian triển khai và thời hạn báo cáo kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, cơ quan ban hành kết luận thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.

Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý, văn bản yêu cầu, kiến nghị về thanh tra phải được gửi cho cơ quan ban hành kết luận thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện./.

Ngô Tân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 08/2025/QĐ-TTg ngày 4/4/2025 về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2025.

PV

Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg ngày 17/03/2025 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

M. Phương (TH)

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh xác minh tài sản, thu nhập tại huyện Lương Tài năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Năm 2025, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của 20 người tại 8 cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó huyện Lương Tài được lựa chọn với 2 cá nhân thuộc diện kiểm soát.

Lan Anh

Thanh tra Chính phủ tháo gỡ khiếu nại đất đai cho hơn 300 hộ dân phường Phúc La

(ThanhtraVietNam) - Hơn 300 hộ dân tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, đã chờ đợi đất dịch vụ và đất giãn dân từ năm 2007. Tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2025, Thanh tra Chính phủ cùng các cơ quan chức năng quyết tâm giải quyết vướng mắc kéo dài, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.

Lan Anh

Bắc Ninh: Trụ sở huyện Lương Tài sau nhiều năm xây dựng vẫn chưa được đưa vào sử dụng

(ThanhtraVietNam) - Được khởi công xây dựng từ tháng 7/2020, dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Thế nhưng, đến nay dự án xây dựng trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa được bàn giao, đưa vào sử dụng.

Minh Châu

Chuyển đổi số y tế, công nghệ gắn kết triệu trái tim

(ThanhtraVietNam) - 70 năm trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi ngành y tế, có lẽ không ai hình dung được rằng từ những cuốn sổ khám bệnh lem mực, những hàng người dài chờ đợi trong trạm xá nhỏ bé, ngành y Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của chuyển đổi số.

Lan Anh

TS. Phạm Như Hùng: “Tận tâm với bệnh nhân là ngọn lửa dẫn lối hành trình tim mạch”

(ThanhtraVietNam) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi có cơ hội trò chuyện với TS. Phạm Như Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, một trong những bác sĩ tiên phong trong lĩnh vực điện sinh lý học và tạo nhịp tim tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với hành trình hơn 30 năm gắn bó với ngành y, ông không chỉ là người thầy, người bác sĩ tận tâm, mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ. Từ cơ duyên đến với nghề, những ca bệnh để đời, đến tầm nhìn phát triển y tế tim mạch, câu chuyện của ông là minh chứng sống động cho tinh thần “lương y như từ mẫu”.

Lan Anh (thực hiện)

Nghị quyết số 190/2025/QH15: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là hướng dẫn cụ thể về thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực trong bối cảnh tổ chức bộ máy nhà nước được sắp xếp lại.

Lan Anh

Bắc Ninh: Doanh nghiệp kêu cứu vì dự án Cụm công nghiệp Lâm Bình

(ThanhtraVietNam) – Căn cớ là từ việc điều chỉnh quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình (tỉnh Bắc Ninh) chồng lên phần diện tích đất mà Công ty Đông Đô đang sử dụng sẽ gây thiệt hại và khó khăn cho hoạt động của đơn vị, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý.

Minh Châu

Quốc hội thông qua các luật và nghị quyết quan trọng, góp phần sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) – Trong kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật và nghị quyết quan trọng nhằm tiếp tục cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.

Lan Anh

Thí điểm chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(ThanhtraVietNam) - Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn đời sống và sản xuất, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Đây là một quyết định có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi theo hướng dựa vào tri thức, công nghệ và sáng tạo.

Lan Anh

Quốc hội bế mạc kỳ họp bất thường với nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, Quốc hội đã đưa ra một nghị quyết quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho đất nước. Đây là một quyết sách có tầm nhìn chiến lược hướng đến các chỉ tiêu tăng trưởng và đặt nền tảng cho sự ổn định lâu dài.

Lan Anh

Xem thêm