Thứ tư, 17/10/2018 - 09:57 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Trong việc tìm vốn ngoại, khai thác sự hỗ trợ từ các quan hệ thân giao hữu nghị với các nước, hợp tác và mở rộng hội nhập, kêu gọi đầu tư nước ngoài (ĐTNN), nhất là đầu tư trực tiếp (FDI), nước ta đã có nhiều nỗ lực, đạt được nhiều hiệu quả, làm gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh sự hữu ích thì nhìn lại mấy chục năm nước ta tiếp nhận hai nguồn vốn ngoại chính yếu là FDI và ODA, mới thấy không phải mọi nguồn vốn vay ưu đãi lãi suất, mọi sự đầu tư FDI đều là màu hồng. Việc khai thác, tiếp nhận các nguồn vốn ngoại ngày càng có xu hướng giảm đi cả về lượng lẫn chất, cũng như hiệu quả đem lại do ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và do những sự yếu kém, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư ngoại của chính một số nơi trong nước. Riêng vốn ODA thì đang mỗi năm một giảm, song lại gia tăng các điều kiện đi kèm như phải nhận một số người làm và vật tư của chủ cấp dự án, tính giá cao trừ vào tổng số tiền của dự án, nên giá trị thực tính bằng tiền của mỗi dự án ODA đã chẳng còn là bao. Đây chính là lý do vì sao Chính phủ phải ban hành Nghị định nêu rõ việc kiểm soát chi nguồn vốn ODA cũng phải theo như đối với chi ngân sách nhà nước. Bởi trong thời gian dài vừa qua, nhiều địa phương, nhiều người có liên quan trách nhiệm trong việc giải ngân, sử dụng vốn ODA đã nhầm tưởng hoặc cố tình nhầm tưởng ODA là vốn cho không nên tiêu sài khá phung phí.
Theo Nghị định này, kho bạc nhà nước các cấp sẽ thực hiện việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của hai loại dự án: dự án hoặc hợp phần dự án được ngân sách nhà nước cấp phát, loại thứ hai là dự án áp dụng cơ chế cấp phát một phần, vay lại một phần theo tỷ lệ và dự án vay lại của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cơ quan cho vay lại được bộ tài chính ủy quyền thực hiện việc kiểm soát hồ sơ thành toán của dự án hoặc hợp phần dự án áp dụng cơ chế vay lại toàn bộ. Đối với các chương trình, dự án khác chưa được xác định theo các loại dự án trên thì Bộ Tài chính xác định cơ quan kiểm soát chi phù hợp, đảm bảo nguyên tắc không có hai cơ quan kiểm soát chi cùng kiểm soát một hoạt động chi tiêu của dự án.
Việc ban hành Nghị định trên cũng như thực hiện cho nghiêm là để thắng vượt một thực tế là lâu nay, như nhận định của một số Đại biểu Quốc hội khi chất vấn Bộ kế hoạch và Đầu tư là ODA đã ngoài tầm kiểm soát. Còn theo chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá thì tình trạng điều chỉnh tổng mức đầu tư đã xảy ra đối với nhiều chương trình, dự án, điển hình là các dự án đường sắt đô thị.
Ảnh minh họa
Để chấn chỉnh, Bộ sẽ có các giải pháp lập lại trật tự vay và chi nguồn vốn ODA. Bộ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương và các ban quản lý dự án ODA tăng cường quản lý, giám sát theo dõi từ khâu đề xuất, báo cáo khả thi, đến khâu triển khai thực hiện dự án. Theo đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi trong giải quyết các vướng mắc cho từng dự án cụ thể cần sự phối hợp liên ngành. Hoàn thiện đưa vào vận hành khai thác hệ thống theo dõi giám sát trực tuyến các chương trình dự án ODA và vốn vay ưu đãi tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tăng sự chủ động, tính kịp thời, tính công khai minh bạch trong công tác quản lý vốn.
Mới đây, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành hàng loạt quy định nhắm tăng cường kỷ luật ngân sách, như ấn định các mức trần nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách, nghĩa vụ trả nợ quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn cho giai đoạn 2016 - 2020. Việc kiểm soát chặt ODA cũng là sự cần thiết để thực hiện các quy định trên.
Về đầu tư FDI, tại Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút ĐTNN tại Việt Nam,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định: Các nhà ĐTNN đã mang vốn, công nghệ vào nước ta, nhìn chung là rất quý, có tranh thủ được nguồn lực này cho phát triển nâng cao quốc lực của đất nước thì phải là trách nhiệm của chúng ta. Khu vực ĐTNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam, đang đồng hành cùng lớn lên với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận: Hợp tác ĐTNN là hợp tác cả về cả quản lý kết nối đầu tư mua lại, sát nhập lẫn nhau, đặc biệt hợp tác bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo đảm các lợi ích xã hội. Hợp tác ĐTNN phải mang tính chủ động, có sự bình đẳng, lựa chọn, không phải nhà ĐTNN mang gì vào, Việt Nam cũng chấp nhận, mà phải có lựa chọn, dần thoát khỏi gia công, lắp ráp đơn thuần, nâng tầm trình độ sản xuất, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia.
Xuất phát từ thực tiễn của đất nước, Việt Nam tiếp tục thu hút vốn ĐTNN để giải quyết lao động việc làm ở các vùng nông thôn, miền núi. Còn khu vực thành phố phát triển, thị xã thì ưu tiên thu hút đầu tư kỹ thuật, tiên tiến, công nghệ cao. Đây là quan điểm nhân văn của phát triển bền vững, bao trùm, chia sẻ thành quả phát triển với mọi người dân. Nhìn lại chặng đường 30 năm thu hút ĐTNN cũng như nhìn cả hai mặt của tấm huy chương, cần thẳng thắn phân tích những hạn chế, tồn tại, cả những thua thiệt trong thu hút ĐTNN. Các doanh nghiệp đầu tư ĐTNN về cơ bản đang sử dụng công nghệ trung bình, hoặc trung bình tiên tiến so với khu vực, chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia trong các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn. Liên kết giữa khu vực ĐTNN và khu vực trong nước, chuyển giao công nghệ chưa đạt như kỳ vọng, chủ yếu là gia công lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành còn thấp, giá trị gia tăng trên một số đơn vị sản phẩm không cao. Một số dự án ĐTNN tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, còn có biểu hiện báo lỗ, chuyển giá, đầu tư chui.
Một mặt, Chính phủ cam kết với các nhà ĐTNN xây dựng môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, mang tính cạnh tranh, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế tiên tiến và phù hợp với các cam kết tiêu chuẩn cao trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ: Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe và luôn đồng hành cùng các nhà ĐTNN để hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển bền vững. Nhưng mặt khác, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và địa phương cần rà soát và hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách, giải pháp trong lĩnh vực quản lý của mình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo tổng kết 30 năm thu hút ĐTNN trình Chính phủ, báo cáo Bộ Chính trị ban hành nghị quyết mới về định hướng hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030. Trên cơ sở đó Chính phủ ban hành chương trình hành động cụ thể để thực hiện tốt hơn nữa công tác thu hút và khai thác hiệu quả ĐTNN .
Trung Vũ
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
22°C
22°C - 32°C
T3
22°C - 32°C
T4
24°C - 32°C
T5
25°C - 31°C
T6
26°C - 31°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, những vụ việc thân nhân người bệnh hành hung nhân viên y tế tại các cơ sở y tế gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh bệnh viện.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong năm 2025, với quyết tâm đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp toàn trình trên môi trường mạng.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo công tác quản lý và triển khai các chương trình, dự án đầu tư công không bị gián đoạn hay đình trệ trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.
PV
(ThanhtraVietNam) - HĐND tỉnh Cao Bằng quyết nghị hai vấn đề trọng tâm: sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và phân bổ vốn bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu hoàn thiện đề án trước 1/5 để trình Chính phủ phê duyệt.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) 2 cấp ban hành Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 19/4/2025 phân công các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến việc kết thúc hoạt động của CQĐP cấp huyện và tổ chức CQĐP 2 cấp.
PV