Tất cả chuyên mục

Kiềm chế sự gia tăng nợ công

Thứ tư, 22/06/2016 - 15:15 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Số liệu nợ công được đưa ra tại một hội thảo chuyên đề tổ chức mới đây tại Hà Nội: năm 2010 tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức 50,7%, thì tỉ lệ này đến năm 2013 là 54,2%, năm 2014 tăng lên mức 59,6% và năm 2015 là 62,2%.Theo dự báo của bộ Tài chính, năm 2016 nếu tính cả 50.000 tỷ đồng giải ngân vốn ODA, quy mô nợ công của Việt Nam sẽ lên đến mức 63,2% GDP, tiệm cận mức trần 65% GDP được Quốc hội thông qua.

Tin mới, một số báo đăng: năm 2016 Chính phủ vay 452. 000 tỷ đồng (bao gồm: vay để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu chính phủ cho đầu tư là 60.000 tỷ đồng; vay ODA để cho vay lại là 43.000 tỷ đồng, vay đảo nợ khoảng 95.000 tỷ đồng, kế hoạch trả nợ năm 2016 là 273. 000 tỷ đồng. Tin này ngắn, nhưng ảnh hưởng, tác động tâm lý lại không ngắn, nó gợi nhiều suy nghĩ, lo âu về tình hình nợ công quá lớn và khả năng huy động vốn để trả nợ công cũng không dễ, nhất là khi mức nợ công lại đang tăng nhanh. Dù Chính phủ khẳng định quy mô nợ công vào thời điểm hiện nay và cho đến năm 2020 vẫn sẽ nằm trong giới hạn quy định, song theo nhiều chuyên gia kinh tế, với tốc độ tăng nợ công nhanh như thời gian vừa qua, không thể không lo ngại. Số liệu nợ công được đưa ra tại một hội thảo chuyên đề tổ chức mới đây tại Hà Nội: năm 2010 tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức 50,7%, thì tỉ lệ này đến năm 2013 là 54,2%, năm 2014 tăng lên mức 59,6% và năm 2015 là 62,2%.Theo dự báo của bộ Tài chính, năm 2016 nếu tính cả 50.000 tỷ đồng giải ngân vốn ODA, quy mô nợ công của Việt Nam sẽ lên đến mức 63,2% GDP, tiệm cận mức trần 65% GDP được Quốc hội thông qua. Thống kê cũng cho thấy: trong giai đoạn 2012- 2013 nợ chính phủ chiếm tỷ lệ tương đối ổn định khoảng 79% tổng nợ công, còn cơ cấu nợ công đến cuối năm 2015 bao gồm: nợ chính phủ đã chiếm tới 80,8% dư nợ, nợ được chính phủ bảo lãnh là 17,8% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4%. Cũng theo báo cáo của tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2016 tổng thu ngân sách đạt 346. 200 nghìn tỷ đồng, trong khi đó tổng chi ngân sách lên tới 412.600 tỷ đồng, bội chi ngân sách nhiều tất yếu sẽ góp phần đẩy nợ công tăng cao. Kỳ hạn vay  nợ ngắn dưới  5 năm cũng đang là một vấn đề khiến áp lực trả nợ gốc bị dồn vào thời điểm hiện tại cũng như tương lai gần, buộc Chính phủ phải vay để đảo nợ. Nhưng khả năng vay nợ hiện tại lại gặp 2 vấn đề lớn: một là các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường chủ yếu là các ngân hàng thương mại với vốn huy động ngắn hạn nên trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài trở nên kém hấp dẫn. Hai là tình trạng đô la hoá cùng kỳ vọng giá USD tăng khiến người dân chỉ chấp nhận giữ và gửi VND vào hệ thống ngân hàng nếu lãi suất tăng cao. Do thế dù nợ công hiện đang nằm trong giới hạn cho phép, nhưng những vấn đề liên quan đến lãi suất, tỷ giá và kỳ hạn đang ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước trong thời gian tới, nhất là khi vẫn phát sinh nợ mới mà lại là với tốc độ tăng nhanh nợ công.

Cho nên những người quan tâm đến tài chính, kinh tế nước nhà thấy bụng dạ không yên với nợ công là điều không thể khác, cũng như phải tìm cách kiềm chế sự gia tăng nợ công, tìm nguồn tiền để trả nợ công đến hạn trả là mối lo tất yếu của Chính phủ và Chính phủ rất cần tham khảo giải pháp từ các chuyên gia. Nhiều đề xuất giải pháp đáng để lưu tâm, như: để đảm bảo tính ổn định tài khoá trong mối quan hệ với quản lý nợ công cần xây dựng lại các vùng đệm tài khoá bằng việc hợp nhất tài khoá, giảm dần nợ công thông qua việc kết hợp cân bằng giữa các công cụ thu, chi ngân sách. Đồng thời thực hiện tối ưu hoá chi phí và thời gian đáo hạn của danh mục nợ, bao gồm việc đẩy nhanh giải ngân ODA trong ngắn hạn, tìm kiếm các nguồn vốn thay thế trong nước và quốc tế. Cần sử dụng hiệu quả vốn vay ODA, tránh đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, dẹp bỏ tâm lý ỷ lại trông chờ nhà nước, xác định cơ chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với địa phương, yêu cầu các địa phương xác lập các kênh thông tin giữa các cơ quan địa phương với nhau để bảo đảm tính công bằng, thống nhất, minh bạch khoản vay. Để đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, đừng để chúng biến thành thứ nợ công khó trả, quản lý chặt chẽ nợ công, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn cho vay, hay bảo lãnh vay, ngăn ngừa và xử lý nghiêm tham nhũng, lãng phí. Chi ngân sách phải tăng chậm lại, thậm chí chậm hơn so với tốc độ tăng nguồn thu để bước đầu khống chế, sau đó tiến tới giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước. Việc giảm mạnh chi ngân sách cần thông qua nhiều hình thức, trong đó quan trọng nhất là giảm nhẹ bộ máy hành chính. Phải siết chặt trở lại quy định quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Trong phát biểu tại họp Chính phủ, cũng như tại các hội thảo chuyên đề về quản lý đầu tư công và kiềm chế sự gia tăng nợ công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có sự chỉ đạo sâu sát, đại ý: các bộ ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phải tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công, quản lý, kiểm soát nợ công một cách nghiêm túc, đầy đủ và thực hiện theo đúng các quy định. Thủ tướng giao bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, gắn trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư, sử dụng vốn với trách nhiệm trả nợ để có thêm cơ sở xây dựng và ban hành các văn bản thi hành các quy định về: quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; cho vay lại chính quyền địa phương; thẩm định tài chính các dự án cho vay lại, đăng ký khoản vay nợ công theo quy định, chấm dứt tình trạng không cần biết khả năng trả nợ ra sao của lãnh đạo các cấp, cứ quen thói “vung tay quá trán”, rồi để lại hậu quả nặng nề cho nợ công. Phải bằng nhiều biện pháp hữu hiệu kiềm chế sự gia tăng nợ công.

                                                                                                                            Trung Vũ 

anhdt

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thời tiết / Tỷ giá

22°C

22°C - 32°C

Nhiều mây

T3

22°C - 32°C

T4

24°C - 32°C

T5

25°C - 31°C

T6

26°C - 31°C

Mua

Bán

AUD

16,250.96

16,941.14

CAD

18,168.72

18,940.34

CHF

30,381.51

31,671.81

CNY

3,502.45

3,651.20

DKK

-

3,986.32

EUR

28,430.33

29,988.16

GBP

33,620.41

35,048.27

HKD

3,242.90

3,400.98

INR

-

315.44

JPY

172.00

182.93

KRW

16.05

19.34

KWD

-

87,728.48

MYR

-

6,113.77

NOK

-

2,560.31

RUB

-

331.63

SAR

-

7,180.70

SEK

-

2,730.66

SGD

19,488.19

20,356.53

THB

693.85

803.65

USD

25,760.00

26,150.00

Hành động cấp bách để bảo vệ người bệnh và nhân viên y tế

(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, những vụ việc thân nhân người bệnh hành hung nhân viên y tế tại các cơ sở y tế gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh bệnh viện.

Lan Anh

Cao Bằng đặt mục tiêu 100% thủ tục đủ điều kiện lên trực tuyến trong năm 2025

(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong năm 2025, với quyết tâm đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp toàn trình trên môi trường mạng.

PV

Ninh Bình: Đảm bảo liên tục quản lý đầu tư công trong sáp nhập đơn vị hành chính

(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo công tác quản lý và triển khai các chương trình, dự án đầu tư công không bị gián đoạn hay đình trệ trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025.

PV

Khởi công, khánh thành đồng loạt các công trình kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.

PV

Ngành Tòa án: 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, 7 người bị xử lý hình sự trong 6 tháng đầu năm

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.

PV

Ninh Bình đẩy mạnh số hoá hệ thống thông tin phục vụ mô hình chính quyền hai cấp

(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.

Pv

Thủ tướng ban hành Kế hoạch triển khai Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Pv

Khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/12/2025

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.

PV

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2025: Tập trung luật mới, đẩy mạnh số hóa

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.

PV

Hà Nội thông qua phương án giảm 400 xã, phường

(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.

PV

Cao Bằng thông qua phương án sáp nhập xã, đẩy nhanh chuyển đổi mô hình chính quyền

(ThanhtraVietNam) - HĐND tỉnh Cao Bằng quyết nghị hai vấn đề trọng tâm: sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và phân bổ vốn bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu hoàn thiện đề án trước 1/5 để trình Chính phủ phê duyệt.

PV

Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, xử lý các hồ sơ dự thảo văn bản được các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) 2 cấp ban hành Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 19/4/2025 phân công các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến việc kết thúc hoạt động của CQĐP cấp huyện và tổ chức CQĐP 2 cấp.

PV

Xem thêm