Thứ sáu, 16/08/2019 - 08:53 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem theo sự hình thành và phát triển rất nhanh của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, robot. Cũng từ đó mà robot đang làm nhanh và đỡ cho con người rất nhiều việc, song, cũng đem lại hậu quả là làm mất vị trí lao động của nhiều người. Robot đang xuất hiện càng nhanh, càng nhiều, thì liệu rồi nó có chiếm hết chỗ làm, việc làm của con người hay không? Nếu nó sẽ nhanh chóng chiếm hết, thì nên chăng là ngăn, ngừng ngay việc sử dụng và phát triển robot?
Theo lẽ thường, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, trong khi lao động cực nhọc, con người luôn cần sự hỗ trợ của các công cụ lao động để được giảm bớt sức lao động. Rồi từ công cụ giản đơn, thô sơ, đến máy móc ngày càng tinh vi, hiện đại, con người càng tiến theo chiều hướng dựa vào những thứ giúp mình đỡ nặng nhọc hơn, làm được nhiều việc trong cùng một thời gian hơn.
Với mục tiêu phát triển nhanh, mạnh, nền kinh tế đất nước, cũng như trước sự tiến bước ào ạt của cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu, trong đó có sản phẩm là trí tuệ nhân tạo và robot, nước ta sao có thể chối từ, mà phải tiến nhanh lên đứng vào hàng đầu cuộc cách mạng số hóa đó. Chúng ta phải tiếp nhận ngay một thực tế là trí tuệ nhân tạo và robot đang tác động lớn đến nền kinh tế đất nước với nhiều lợi ích, đồng thời cũng ảnh hưởng không ít đến mối quan hệ giữa con người và việc làm. Sự xuất hiện của robot với ưu điểm là làm giỏi, làm nhanh. Một chiếc robot làm được số lượng công việc lớn gấp nhiều lần so với một người lao động trong cùng một thời gian, đã góp phần cách mạng hóa các ngành sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp trong những thập niên gần đây.
Robot cũng đang tiến vào môi trường kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, khám chữa bệnh, khách sạn, nhà hàng, kể cả cuộc sống đời thường của con người. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn tài chính Oxford Economics, robot sẽ thay thế 20 triệu việc làm của con người trong lĩnh vực chế tạo vào năm 2020, đồng nghĩa với việc robot lấy đi hàng triệu việc làm trong hoạt động chế tạo và đang lấn sân sang các lĩnh vực dịch vụ nhờ sự phát triển của thị giác máy tính, nhận diện giọng nói và máy học. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những lao động tay nghề thấp sẽ có nguy cơ mất việc làm gấp 2 lần so với lao động có tay nghề cao. Sự phát triển của robot đang rất mạnh trong dịch vụ vận chuyển và giao nhận hàng hóa, đủ khỏe để nâng đỡ và sắp xếp các khối hàng có trọng lượng lớn và có thể giữ thăng bằng khi va phải chướng ngại vật, leo cầu thang hay thay đổi hướng di chuyển để né tránh các chướng ngại vật trên đường đi. Nhiều hãng vận chuyển lớn trên thế giới đã sử dụng robot để đóng gói và vận chuyển hàng trên quy mô lớn. Robot cũng đang trở nên phổ biến trong không gian sống của nhiều gia đình qua những chiếc robot hút bụi, đang có ý tưởng làm những robot giống người giúp việc tại gia, robot bạn đồng hành với người cao tuổi, robot nuôi thú vật trong nhà… Các nhà nghiên cứu ước tính công nghệ robot có thể đóng góp 5.000 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu vào năm 2030 nhờ mang đến năng suất lao động cao hơn.
Công nghệ robot ngày càng phát triển (Ảnh: Internet)
Công nghệ mới đang và sẽ mang đến càng nhiều hơn những tiến bộ vượt bậc về năng suất lao động, thay đổi bản chất của việc làm, một số công việc bị mất đi và một số công việc mới được ra đời, đòi hỏi lao động có tri thức và trình độ công nghệ cao. Thực tế đặt ra là, robot đang làm thay đổi mối quan hệ giữa công việc và người lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động, cũng như cần sự bổ sung trong vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế xã hội kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Về mặt tích cực, những công việc dựa trên nền tảng công nghệ cao đã mang lại cơ hội lớn cho người lao động, giúp họ chủ động, linh hoạt và nhàn hạ hơn, làm được nhiều việc hơn. Song, sẽ là tác động tiêu cực nếu không biết ứng xử phù hợp, ấy là robot cũng chiếm chỗ trong nhiều việc làm, khiến gia tăng số người mất việc, nhất là với người lao động giản đơn, tạo nên sự bất an xã hội.
Để có giải pháp cho sự thách thức trong dung hòa giữa sử dụng robot và đảm bảo việc làm cho người lao động, theo các chuyên gia kinh tế, trước hết đòi hỏi nhà nước phải thay đổi những chính sách, quy định, luật pháp về lao động, vừa đảm bảo an sinh xã hội, vừa không cản trở của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì nước ta là một trong những nước sẽ gặt hái được nhiều lợi ích kinh tế qua sự tiến nhanh theo cách mạng công nghiệp 4.0, song cũng phải phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực khi mà trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn quá thấp, chỉ chiếm hơn 20% về lực lượng lao động. Ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng vẫn dễ bị loại bỏ khỏi công việc nếu như không trang bị cho mình các kiến thức mới. Do đó, các cơ sở đào tạo nghề của Việt Nam cần phải nhận thức được điều này để thay đổi hình thức đào tạo cho phù hợp.
Việc tiếp nhận cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo thêm nhiều, thêm mạnh các lĩnh vực kinh tế, kéo theo sự đòi hỏi rất lớn lực lượng lao động kỹ thuật cao. Một con số đáng để suy nghĩ: Trí tuệ nhân tạo, tự động hóa từ nay đến năm 2022 sẽ làm mất đi 75 triệu việc làm kiểu cũ, nhưng lại đem đến thêm 133 triệu việc làm theo kỹ thuật mới ở các nhóm phát triển AI, sử dụng AI. Để đáp ứng, các trường đại học cần cập nhật công nghệ mới, tăng cường đào tạo kỹ năng mềm và cởi mở hợp tác đào tạo lao động công nghệ cao với các tập đoàn, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn cần phải có sự chuyển đổi theo kinh tế số, phải vượt lên khỏi sự yếu thế so với nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài đang đầu tư kinh doanh ở Việt nam về kinh tế số và đào tạo, sử dụng lao động kỹ thuật cao, song hành với sử dụng robot. Dĩ nhiên, cùng với sự tự thân vận động, các doanh nghiệp cũng rất mong sự chỉ đạo, hỗ trợ của nhà nước, mong các cơ quan quản lý kinh tế có sự đổi mới về chính sách, pháp luật cho phù hợp, các bộ ngành tăng cường phối hợp chia sẻ thông tin, dữ liệu trong điều hành quản lý nhà nước về lao động việc làm. Trước tác động của công nghệ cao, ro bot đang làm thay con người trong nhiều việc, rất cần sự tái cấu trúc lại thị trường lao động, dựa nhiều vào lực lượng lao động trẻ trên cơ sở các doanh nghiệp cùng với nhà trường đào tạo lại các sinh viên khi họ còn thiếu hiểu biết về công nghệ cao. Cũng rất cần đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cho kịp với đà tiến của cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo thế mạnh, đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế đất nước, không để có nỗi lo là robot sẽ chiếm hết việc làm của người lao động, trái lại còn tận dụng được cơ hội nền kinh tế số đang tạo thêm nhiều việc làm cho cả robot lẫn đông đảo người lao động./.
Trung Vũ
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
26°C
26°C - 31°C
T7
26°C - 31°C
CN
20°C - 27°C
T2
22°C - 31°C
T3
22°C - 32°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.
PV
(ThanhtraVietNam) - HĐND tỉnh Cao Bằng quyết nghị hai vấn đề trọng tâm: sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và phân bổ vốn bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu hoàn thiện đề án trước 1/5 để trình Chính phủ phê duyệt.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) 2 cấp ban hành Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 19/4/2025 phân công các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến việc kết thúc hoạt động của CQĐP cấp huyện và tổ chức CQĐP 2 cấp.
PV
(ThanhtraVietNam) - Hà Nội đang bước vào một giai đoạn chuyển mình đầy táo bạo khi lên kế hoạch di dời 11 trụ sở cơ quan nhà nước và khoảng 40 hộ dân ở phía đông hồ Hoàn Kiếm, nhường chỗ cho một không gian công cộng hơn 20.000 m².
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025, qua đó góp phần hòa giải, giải quyết các thủ tục hành chính và phát huy dân chủ ở cơ sở.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) là dịp đặc biệt để chúng ta tri ân những người thầy thuốc – những "chiến sĩ áo trắng" đã không ngừng cống hiến, hy sinh thầm lặng vì sức khỏe của cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để nhìn lại chặng đường 70 năm đầy tự hào của ngành y tế Việt Nam, từ những ngày đầu gian khó đến những bước tiến vượt bậc trong thời đại mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lan Anh