Thứ hai, 28/12/2015 - 00:01 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Việt Nam luôn có dư thừa lao động, tưởng đâu rằng các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, sản xuất thì cũng không phải lo thiếu công nhân. Thực tế là đã có nhiều năm như thế. Lợi thế dôi dư lao động và giá thuê công nhân rẻ ở nước ta cũng là lý do thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài, nhưng rồi gần đây họ bỗng chững lại, hoặc giảm bớt sự đầu tư mà một trong những lý do là thiếu lao động phù hợp.
Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải đưa lao động kỹ thuật từ nước họ sang hay thuê các nước khác. Còn với các doanh nghiệp Việt Nam, thì nhiều nhà quản lý, chuyên gia kinh tế đã cảnh báo là phải nhanh chóng tạo dựng một lực lượng lao động mới, hay nói kiểu chữ nghĩa là tái cơ cấu nguồn lực. Có làm được việc này mới đáp ứng được những yêu cầu của một nền kinh tế đang đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững và mở rộng hội nhập. Bởi vì nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, như người ta quen nói, muốn phát triển kinh tế rất cần nhân vật lực. Vật lực là tiền vốn, là nguyên vật liệu, tất nhiên phải cần có, nhưng cần hơn hết bao giờ cũng phải là người làm việc, là nhân lực. Đó là nói với ý hiểu thông thường về nền kinh tế giả như chỉ thuần người trong nước với nhau, kiểu trâu ta ăn cỏ đồng ta, cày ruộng quê ta. Chứ trước thực tế đang mở rộng việc hội nhập kinh tế với thế giới, theo Hiệp định thương mại thế giới (WTO) và mười mấy hiệp định thương mại song phương (FTA) ta đã ký tham gia, rồi sắp tới là sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), là Hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương (TPP), các doanh nghiệp nước nhà không cải thiện nguồn nhân lực thì sẽ khó tồn tại, phát triển tại chỗ, càng khó cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như toàn cầu với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tất nhiên, nâng cao trình độ nhân lực, đâu dễ tìm được lời giải cho bài toán khó đó. Vấn đề là lao động có tay nghề cao và làm thế nào để tăng năng suất lao động. Mặt khác, có lao động giỏi rồi lại cần có những người biết quản lý và sử dụng lao động, tổ chức bộ máy điều hành công việc sao cho hiệu quả nhất, khắc phục tình hình hiện nay là đang thiếu những chuyên gia, nhà quản lý giỏi trong sử dụng lao động. Việt
Khi mở rộng hội nhập, để tồn tại, cạnh tranh các doanh nghiệp cần một nguồn nhân lực chất lượng thì mới không bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn lướt. Cũng theo các hiệp định thương mại nhất là với AEC, sự chuyển dịch lao động sẽ không chỉ được chấp nhận, mà nhiều phần còn ồ ạt dịch chuyển, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ thoải mái tiếp nhận hay đem lao động các nước sang làm việc ở nước ta, giảm bớt đi nhiều việc tuyển dụng lao động tại chỗ, đẩy tăng số lao động thất nghiệp mà chính các doanh nghiệp trong nước vì sự tồn tại, phát triển, cạnh tranh cũng không thể tuyển dụng những lao động kém kỹ thuật, mà thay bằng tuyển dụng lao động các nước cho phù hợp. Sự lệch pha cung cầu, dôi dư lao động sẽ đặt ra những vấn đề xã hội hết sức phức tạp dẫn đến nhiều sự thua kém của kinh tế xã hội nước ta. Trong cạnh tranh của hội nhập, vấn đề về nguồn nhân lực bao gồm cả việc những lao động giỏi của nước ta sẽ vì mức lương, chính sách đãi ngộ mà bỏ các doanh nghiệp trong nước chạy sang tìm việc ở các nước, hoặc đến làm việc có lương cao tại các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể rộng tay thu nhận lao động giỏi của Việt
Đa quốc gia nguồn nhân lực quản lý
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu nguồn nhân lực ngay trong nước là yếu tố tốt nhất cho sự phát triển bền vững, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước, vừa dễ hơn cho các doanh nghiệp nội địa trong đối xử với các chuyên gia vì sử dụng người nước ngoài không chỉ phải thù lao cao, mà còn liên quan đến môi trường làm việc, ngôn ngữ bất đồng. Cần ý thức một điều là cùng với đầu tư máy móc thiết bị phát triển công nghệ để đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, thì cũng cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động trên cơ sở đào tạo kỹ năng đa dạng và chuyên nghiệp, trả lương phù hợp theo khả năng, năng lực đóng góp của công nhân và những chuyên gia quản lý lao động, quản trị doanh nghiệp. Về phần nhà nước, cần có những chính sách, biện pháp hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo nguốn nhân lực, đồng thời cũng cần xem xét, chỉnh sửa các quy định luật pháp về lao động sao cho phù hợp với tái cơ cấu nguồn nhân lực.
Trung Vũ
hangnt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
22°C
22°C - 32°C
T3
22°C - 32°C
T4
24°C - 32°C
T5
25°C - 31°C
T6
26°C - 31°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, những vụ việc thân nhân người bệnh hành hung nhân viên y tế tại các cơ sở y tế gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh bệnh viện.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong năm 2025, với quyết tâm đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp toàn trình trên môi trường mạng.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo công tác quản lý và triển khai các chương trình, dự án đầu tư công không bị gián đoạn hay đình trệ trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.
PV
(ThanhtraVietNam) - HĐND tỉnh Cao Bằng quyết nghị hai vấn đề trọng tâm: sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và phân bổ vốn bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu hoàn thiện đề án trước 1/5 để trình Chính phủ phê duyệt.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) 2 cấp ban hành Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 19/4/2025 phân công các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến việc kết thúc hoạt động của CQĐP cấp huyện và tổ chức CQĐP 2 cấp.
PV