Thứ ba, 22/05/2012 - 06:55 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Lợi ích kinh tế của thuỷ điện là ngắn hạn, song nếu không xem xét kỹ thì tác hại của thuỷ điện lại là dài hạn đối với nền kinh tế đất nước, rừng cây, môi trường và đời sống của người dân. Vì thế phải cân nhắc rất kỹ về số lượng, khả năng về chất lượng công trình, lợi ích đem lại của các dự án xây dựng thuỷ điện. Phải xây dựng thể chế phản biện giám sát của các tổ chức tư vấn độc lập trong suốt quá trình ra quyết định xây dựng và vận hành công trình thuỷ điện.
Sản xuất hiện đại, đời sống hiện đại thì càng không thể thiếu điện, trái lại càng cần dùng nhiều điện. Nên việc tìm nhiều nguồn điện, sử dụng phong phú các cách thức làm ra điện là hết sức hợp lý và cần thiết. Vì thế cùng với nhiệt điện, đã có điện hạt nhân, thuỷ điện, điện gió. Cho đến giờ, nguồn thuỷ điện được khai thác trên đất nước ta đã là không ít, ở các hệ thống sông Đà là 6.800MW, sông Đồng Nai 3.000MW, sông Se San 2.000MW, sông Lô- Gâm 1.600MW, sông Vu Gia-Thu Bồn 1.500MW, sông Mã–Chu 760MW, sông Cả 480MW, sông Hương 280MW, sông Ba Hạ 550 MW, nhiều công trình thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng với tiềm năng khoảng 3.000MW. Thực tế cho thấy, những năm qua cũng như trong tương lai, thuỷ điện đã và sẽ còn là nguồn cung cấp không nhỏ điện cho đất nước. Đó là mặt tích cực của thuỷ điện.
Khắc phục sự cố tại thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh Dân Trí
Song cũng như điện nguyên tử, thuỷ điện lại tạo những mối lo về hiểm hoạ. Trên thế giới đã từng có nước bị vỡ đập thuỷ điện, gây tai hoạ lớn về người và tài sản, khiến từ đó nước này quá sợ, không dám xây dựng thuỷ điện nữa. Cũng như sau tai hoạ điện nguyên tử trong động đất sóng thần ở Nhật Bản, nước Đức đã chấm dứt việc xây dựng điện nguyên tử, một số nước khác cũng cân nhắc, đắn đo hơn. Ở nước ta, các công trình thuỷ điện lớn như Sông Đà, Thác Bà đã luôn yên ổn, nhưng không phải là đã hoàn toàn yên trí, không còn phải canh cánh nỗi lo hậu quả xấu một khi các đập nước có “vấn đề”, do tự thân nó hỏng, hay do tác động lớn của sự thay đổi thiên nhiên, như động đất, lũ lụt lớn. Hiện nay nỗi lo từ rò rỉ lớn, thành vỡ đập, sẽ trôi đi cả một huyện, vẫn còn ngơm ngớp với công trình thuỷ điện Sông Tranh 2. Mấy năm qua nhiều trận lũ lụt lớn đã càng gây thêm tác hại ở miền Trung, rừng núi phía Bắc do có tác động xả lũ của các công trình thuỷ điện.
Thủy điện sông Ba Hạ xả lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân ở phía hạ lưu. Ảnh VnExpress
Một điều dễ thấy và đáng để suy nghĩ, là nhiều tỉnh miền núi ở nước ta có quá nhiều các công trình thuỷ điện nhỏ được cấp phép xây dựng, khi thi công, đã tàn phá mất quá nhiều rừng cây, ảnh hưởng xấu đến môi trường, gây lũ lụt nghiêm trọng. Ví như miền núi tỉnh Quảng Nam có tới 43 công trình thuỷ điện đã được cấp phép, song nghe đâu một số công trình xây dựng thuỷ điện sẽ còn được cấp phép tiếp. Thế mà riêng một huyện Đông Giang, 9 công trình thuỷ điện đã làm mất đi 7.000ha rừng, thử nhân lên với hàng chục, hàng trăm công trình thuỷ điện, thì liệu có đáng sợ không mức rừng bị phá? Rừng bị tàn phá nhiều như thế sẽ không chỉ tác hại lớn đến môi trường, sự sinh sống, làm ăn của dân chúng, nền kinh tế lâm nghiệp của đất nước, mà còn cùng với sự phá rừng ghê gớm của lâm tặc, làm cho núi trống, đồi trọc, hết rừng che đỡ mưa, tất lũ lụt xối xả, trôi bản, lở đồi lấp đường, chôn vùi người. Mức hung dữ của lũ cuốn càng tăng khi các công trình thuỷ điện để tự cứu đã xả lũ bừa bãi. Mặt khác các công trình thuỷ điện khi xây dựng do thiếu điều tra kỹ, không chú ý đến địa chất, công nghệ kém, đã làm nảy sinh những vấn đề bất cập đến môi trường, đất rừng, thay đổi thuỷ văn các sông ngòi, gây rung chấn kích thích dễ dẫn đến động đất, như đã và vẫn còn xảy ra với huyện Trà Mi do những sai sót kỹ thuật khi xây dựng công trình thuỷ điện Sông Tranh 2. Nhiều công trình thuỷ điện không có vùng chuyên nước lớn nên việc tích nước vào mùa lũ, điều tiết nước vào muà khô rất kém.
Những nhận định trên vừa được đưa ra tại một cuộc hội thảo về phát triển thuỷ điện bền vững. Muốn bền vững, chống những tác hại không nên có như thế, phải xem xét kỹ ngay từ thiết kế, phải có hồ chứa thuỷ điện đủ đảm bảo dung tích phòng lũ, phải giám sát nghiêm nhà đầu tư thuỷ điện trong quá trình thi công và sau khi đưa nhà máy thuỷ điện vào vận hành, phải minh bạch, thông tin, có sự tham gia giám sát của cộng đồng, đảm bảo nguồn lực sản xuất và sinh kế bền vững của dân di dời để lấy đất xây dựng thuỷ điện, chia sẻ công bằng lợi ích thuỷ điện, công khai giám sát quản lý môi trường ở tất cả các công đoạn của dự án thuỷ điện.
Lợi ích kinh tế của thuỷ điện là ngắn hạn, song nếu không xem xét kỹ thì tác hại của thuỷ điện lại là dài hạn đối với nền kinh tế đất nước, rừng cây, môi trường và đời sống của người dân. Vì thế phải cân nhắc rất kỹ về số lượng, khả năng về chất lượng công trình, lợi ích đem lại của các dự án xây dựng thuỷ điện. Phải xây dựng thể chế phản biện giám sát của các tổ chức tư vấn độc lập trong suốt quá trình ra quyết định xây dựng và vận hành công trình thuỷ điện. Công tác thanh tra về việc bảo vệ rừng cây, môi trường, đất đai, nguồn nước, đền bù lấy đất, thực tế chuyển dân, sử dụng vốn đầu tư,.. phải tiến hành thường xuyên và kịp thời. Cần phát huy vai trò giám sát quy trình vận hành kiểm tra các công trình thuỷ điện trước và sau lũ của chính quyền điah phương, lắng nghe và khuyến khích sự phản ánh của dân địa phương về tình hình hồ chứa thuỷ điện. Theo kế hoạch phát triển thuỷ điện đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, tổng công suất thuỷ điện đạt 17.400MW, chiếm 23,1% tổng nguồn điện năng quốc gia, do đó các công trình thuỷ điện rất cần tiến hành các công việc cần thiết, hiệu quả để có thể tạo lập được một sự ổn định bền vững từ quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng, đến vận hành.
Trung Vũ
tranthanhhuyen
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương ban hành Kết luận thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng theo Quyết định thanh tra số 324/QĐ-TTGSNH2. Đây là một trong những giải pháp cấp bách được đưa ra trong bối cảnh thị trường vàng trong nước có nhiều biến động phức tạp, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, xử lý nghiêm các vi phạm và ổn định thị trường. Kết quả thực hiện cần được báo cáo Thủ tướng trong tháng 5 năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Với việc ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP, Chính phủ đã chính thức khởi động kế hoạch hành động chi tiết nhằm hiện thực hóa chủ trương đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội. Nghị quyết này không chỉ đặt ra khung pháp lý mà còn phân công cụ thể, ấn định thời gian cho từng hạng mục, hướng tới mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2030 với chất lượng, hiệu quả và sự minh bạch cao nhất.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, những vụ việc thân nhân người bệnh hành hung nhân viên y tế tại các cơ sở y tế gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh bệnh viện.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong năm 2025, với quyết tâm đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp toàn trình trên môi trường mạng.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo công tác quản lý và triển khai các chương trình, dự án đầu tư công không bị gián đoạn hay đình trệ trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.
PV