Tất cả chuyên mục

Vinh danh doanh nghiệp niêm yết xuất sắc trong minh bạch thông tin

Thứ hai, 05/12/2022 - 09:13 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Với sứ mệnh hỗ trợ, khích lệ các doanh nghiệp niêm yết nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch, tăng cường khả năng truyền tải thông tin đến nhà đầu tư, hướng đến quản trị hiệu quả, phát triển ngày càng bền vững, Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết lần thứ 15 đã vinh danh 40 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất trong minh bạch thông tin năm 2022. Tiêu chí chấm báo cáo thường niên năm nay lần đầu tiên thực hiện theo Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Đại diện doanh nghiệp lọt Top 10  báo cáo thường niên tốt nhất nhóm vốn hóa lớn. Ảnh: HOSE

15 năm đồng hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2022 (Vietnam Listed Company Awards - VLCA) là sự mở rộng từ Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên.

Năm 2022 là năm thứ 15 Cuộc bình chọn đồng hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp niêm yết.

Vượt qua gần 600 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 40 doanh nghiệp này được vinh danh ở 3 hạng mục Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị công ty và Báo cáo phát triển bền vững.

Ngoài ra, ở mỗi hạng mục, Ban Tổ chức chọn 01 doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt bậc để trao giải “Tiến bộ vượt trội” nhằm ghi nhận nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc minh bạch thông tin.

Đặc biệt, năm 2022, lần đầu tiên Ban Tổ chức bổ sung thêm 01 giải thưởng dành cho doanh nghiệp quản lý tốt phát thải khí nhà kính (tại hạng mục Báo cáo phát triển bền vững) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết nâng cao nhận thức và quan tâm hơn đến các vấn đề về môi trường và tác động của biến đổi khí hậu, chung tay vì mục tiêu chung của Việt Nam trong cam kết giảm phát thải khí nhà kính ròng về mức bằng 0 vào năm 2050.

Lần đầu chấm Báo cáo thường niên theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

Năm nay, việc chấm điểm báo cáo thường niên (BCTN) ở vòng sơ khảo tiếp tục được thực hiện bởi nhóm chuyên gia độc lập đến từ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo (thuộc Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh). Kết quả sơ khảo được soát xét bởi 4 công ty kiểm toán hàng đầu là Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PwC nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan và chuyên sâu trong việc xét chọn. HOSE và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thẩm định lại kết quả lần cuối trước khi công bố.

Tiêu chí chấm BCTN năm nay lần đầu tiên thực hiện theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó có nội dung đáng chú ý là mẫu lập BCTN bổ sung thông tin tác động lên môi trường của công ty.

Năm 2022 là năm cho thấy được khả năng vượt khó đi lên của các doanh nghiệp sau giãn cách. Các báo cáo top đầu có các phân tích tình hình kinh doanh, tài chính nội dung đầy đủ, rõ ràng, thông tin có tính thống nhất và kết nối, giúp cổ đông có thể nắm bắt tốt hơn về tình hình tài chính, hoạt động và quản trị của doanh nghiệp.

Đồng thời, thông tin rõ ràng về hoạt động hoặc nêu rõ tình hình tài chính, có số liệu cụ thể đã qua kiểm toán tại các công ty con, công ty liên kết. Ngoài ra, có thông tin về các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và nêu được các hoạt động quản trị rủi ro, bao gồm chính sách và quy trình quản trị rủi ro, thực tế triển khai tại doanh nghiệp của mình.

Số lượng doanh nghiệp có báo cáo phát thải khí nhà kính đã tăng đáng kể so với năm trước, 80 doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin về tổng phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp, so với số lượng năm 2021 là 37 doanh nghiệp. Về công bố giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, năm nay có 120 doanh nghiệp thực hiện, tăng gần 2 lần so với năm trước.

Bên cạnh các BCTN có đầy đủ tiêu chí thông tin đánh giá, một số BCTN chưa thực hiện một cách chi tiết việc phân tích tài chính, chưa cung cấp đầy đủ và phong phú các thông tin cần thiết cho cổ đông; chưa chú trọng trong việc thể hiện đầy đủ phong phú các hoạt động quan hệ với nhà đầu tư trong năm. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nêu bật cam kết thực hiện quản trị công ty theo các tiêu chuẩn quản trị theo thông lệ tốt; chưa tự đánh giá, thống kê những điểm chưa thực hiện được theo các thông lệ tốt về quản trị công ty và chưa đưa ra kế hoạch cải thiện quản trị công ty hướng đến các thông lệ tốt.

Nhìn lại dữ liệu của 5 năm đánh giá cho thấy sự tăng điểm trung bình qua từng năm, là minh chứng cho những nỗ lực cải thiện công bố thông tin, tăng tính minh bạch của doanh nghiệp niêm yết Việt Nam

Doanh nghiệp có báo cáo phát triển bền vững đạt giải nhất. Ảnh: HOSE

Doanh nghiệp niêm yết nỗ lực tăng tính minh bạch

Bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc HOSE, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc bình chọn VLCA 2022, chia sẻ, với những nỗ lực không ngừng của Ban Tổ chức, những hoạt động xung quanh Cuộc Bình chọn không những đã có tác động tích cực đến sự thay đổi tư duy của doanh nghiệp trong vấn đề quan hệ với nhà đầu tư, minh bạch hóa thông tin, đặc biệt là các thông tin phi tài chính, mà còn là tiền đề để HOSE xây dựng và cho ra mắt chỉ bộ chỉ số phát triển bền vững VN Sustainability Index (VNSI) từ năm 2017.

Năm 2022 đánh dấu cột mốc 5 năm ra đời giải thưởng Quản trị công ty (QTCT) trong khuôn khổ VLCA.

Số lượng doanh nghiệp đánh giá tăng dần qua từng năm và chạm mốc 581 doanh nghiệp vào năm 2022. Bộ tiêu chí cũng được liên tục sửa đổi, bổ sung. Trải qua vòng đánh giá sơ khảo, 45 doanh nghiệp cao điểm nhất được lựa chọn vào vòng chung khảo để Hội đồng giám khảo thảo luận và bỏ phiếu bầu chọn ra danh sách trao giải.

Điểm số của 3 năm nay cho thấy sự cải thiện của các DN, đặc biệt năm 2022 có một số lượng lớn doanh nghiệp lần đầu được đưa vào giải chấm. Cụ thể, với sự gia tăng gần 12% số lượng DN (từ 520 lên 581), điểm số trung bình năm 2022 vẫn có sự tăng điểm nhất định so với năm trước, cho thấy đã có sự cải thiện quản trị trong các doanh nghiệp đã được đánh giá từ các năm trước.

Xét khía cạnh tuân thủ so với quản trị theo tiêu chuẩn thông lệ tốt, doanh nghiệp Việt Nam thực hành quản trị ở mức đáp ứng tuân thủ thay vì áp dụng các thông lệ quản trị tiến bộ trên thế giới. Mức độ đáp ứng tuân thủ ở mức 62,5 - 73,94% tùy vốn hoá, thì doanh nghiệp chỉ đáp ứng 23,3 - 44,1% điểm số các tiêu chí theo thông lệ tốt. Để đáp ứng được các yêu cầu từ các quỹ đầu tư quốc tế, chất lượng quản trị cần thiết phải nhanh chóng được chú trọng. Áp dụng quản trị tốt không chỉ ở mức đáp ứng yêu cầu luật pháp, mà còn cần đưa vào áp dụng các thực hành quản trị tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Nhìn chung, các doanh nghiệp quản trị tốt cũng là các doanh nghiệp được định giá tốt hơn (tỷ số P/B cao hơn). Các ngành có vốn hoá cao, có quản trị tốt sẽ là các doanh nghiệp được quan tâm chú ý của nhà đầu tư. Quản trị tốt cũng giúp tạo hiệu quả trong hoạt động và từ đó đem lại thành quả trong kinh doanh cho doanh nghiệp.

Bên cạnh bảo vệ cổ đông, bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan cũng là một khía cạnh quan trọng trong QTCT. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, dễ dàng thấy được mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các bên liên quan vẫn còn hạn chế khi chỉ một vài doanh nghiệp lớn (khoảng 20% công ty thuộc Top 45) bước đầu có sự đầu tư xây dựng và công bố các chính sách kể trên.

Nhìn lại dữ liệu của 5 năm đánh giá cho thấy sự tăng điểm trung bình qua từng năm, là minh chứng cho những nỗ lực cải thiện công bố thông tin, tăng tính minh bạch của doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Để có thể rút ngắn khoảng cách so với các nước ASEAN, cần nhiều hơn các doanh nghiệp áp dụng những thông lệ quốc tế tiên tiến. Qua đó thị trường sẽ lấy lại sự tin tưởng của nhà đầu tư hiện hữu cũng như xây dựng niềm tin cho các nhà đầu tư tiềm năng.

Vinh danh Top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa lớn. Ảnh: HOSE

Vinh danh Top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa lớn. Ảnh: HOSE

Vinh danh Top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa lớn. Ảnh: HOSE

Vinh danh Top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa lớn. Ảnh: HOSE

Vinh danh Top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa lớn. Ảnh: HOSE

Dự báo chất lượng công bố thông tin tiếp tục cải thiện

Năm 2022 đánh dấu lần thứ 10 các công ty niêm yết của Việt Nam công bố thông tin về phát triển bền vững. Đây cũng là năm có nhiều dấu mốc và thay đổi đáng nhớ đối với các hoạt động phát triển bền vững tại Việt Nam.

Công bố thông tin về phát thải khí nhà kính năm 2022 vượt trội so với năm trước. Nhiều doanh nghiệp đã bắt nhịp rất nhanh với các thay đổi trong quy định luật pháp cũng như xu hướng chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên thế giới. Có khá nhiều doanh nghiệp đã công bố thông tin về tổng lượng phát thải khí nhà kính theo các phạm vi khác nhau.

Mặc dù các công bố thông tin về phát thải khí nhà kính có sự thay đổi rõ nét so với năm trước, số lượng các doanh nghiệp có công bố thông tin chuẩn về phát thải khí nhà kính còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Việc phân tích chuyên sâu về kết quả phát thải khí nhà kính cũng như các giải pháp và định hướng về phát thải khí nhà kính cũng còn rất khiêm tốn.

Rất nhiều vấn đề được nêu lên trong những mùa báo cáo trước chưa được các doanh nghiệp chú ý như: Việc công bố các mục tiêu tương ứng cho từng chỉ tiêu được báo cáo: thiếu việc phân tích kết quả thực hiện xuyên suốt qua các năm; chưa thể hiện được sự tích hợp của các hoạt động ESG từ chiến lược tới kế hoạch, hành động và báo cáo; thiếu phân tích các hoạt động ESG xuyên suốt chuỗi cung ứng của doanh nghiệp…

Mặc dù còn nhiều điểm cần cải thiện, nhưng với những thay đổi tích cực trong công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong mùa báo cáo năm 2022 và sự thay đổi ở góc độ chính sách, quy định pháp luật, dự báo trong những năm tới, chất lượng công bố thông tin sẽ tiếp tục được cải thiện.

Thái Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Cảnh báo của Bộ Công an về đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo

(ThanhtraVietNam) - Dùng hình ảnh cá nhân có ngoại hình đẹp, đối tượng lừa đảo tương tác bài viết có nội dung cho thuê, bán bất động sản, gửi yêu cầu kết bạn, sau đó, chủ động nói chuyện sang chủ đề khác như về hoàn cảnh gia đình, công việc…để chiếm cảm tình của nạn nhân và dụ dỗ tham gia vào các sàn đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo.

Ngô Tân

Chứng khoán Alpha bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì loạt sai phạm nghiêm trọng

(ThanhtraVietNam) - Không lưu giữ đầy đủ báo cáo phân tích, vi phạm quy định về phòng chống rửa tiền, bố trí nhân sự không đạt chuẩn, không đảm bảo đầy đủ thông tin trong hồ sơ chào bán trái phiếu và thay đổi phương án sử dụng vốn không qua cổ đông… là loạt hành vi vi phạm khiến Công ty Chứng khoán Alpha (APSC) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hơn 1 tỷ đồng cùng với nhiều biện pháp khắc phục nghiêm ngặt được yêu cầu áp dụng.

Minh Bạch

Quỹ KIM của Hàn Quốc bị phạt và đình chỉ giao dịch do vi phạm quy định báo cáo

(ThanhtraVietNam) - Uỷ ban chứng khoán nhà nước vừa ra quyết định xử phạt nặng đối với một trong những quỹ đầu tư nước ngoài do không tuân thủ quy định về công bố thông tin giao dịch.

PV

Quy định mới về đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán

(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

PV

Cho cổ đông lớn vay tiền, Xây dựng và Năng lượng VCP bị phạt nặng

(ThanhtraVietNam) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định xử phạt Công ty Xây dựng và Năng lượng VCP do vi phạm nghiêm trọng quy định về công bố thông tin liên quan trái phiếu doanh nghiệp và giao dịch với cổ đông lớn qua việc cho vay hàng trăm tỷ đồng.

Minh Bạch

BB Power Holdings bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt liên quan trái phiếu

(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp do không có nguồn, Công ty BB Power Holdings vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt do vi phạm quy định về công bố hàng loạt thông tin, bao gồm báo cáo kiểm toán tình hình sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu.

Minh Bạch

PXC bị xử phạt vì vi phạm công bố thông tin

(ThanhtraVietNam) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Dầu khí (mã: PXC) vì hành vi không công bố thông tin theo quy định pháp luật. Vi phạm nghĩa vụ minh bạch của doanh nghiệp này làm dấy lên lo ngại về quản trị công ty và trách nhiệm với cổ đông.

Minh Bạch

TPBank bị xử phạt 92,5 triệu đồng do chậm đăng ký, lưu ký trái phiếu

(ThanhtraVietNam) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 92,5 triệu đồng đối với Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Nguyên nhân là do ngân hàng này chậm trễ trong việc đăng ký, lưu ký hai mã trái phiếu phát hành riêng lẻ tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

PV

Eximbank Đắk Lắk bị chỉ ra hàng loạt vi phạm trong hoạt động tín dụng

(ThanhtraVietNam) - Vi phạm quy định cho vay, thiếu thẩm định, định giá tài sản cao - kết luận thanh tra của Ngân hàng nhà nước đã chỉ ra nhiều vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động cấp tín dụng tại Eximbank chi nhánh Đắk Lắk.

BS

Tư vấn xây dựng Vinaconex: Kiểm toán ghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

(ThanhtraVietNam) - Kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến, vốn chủ sở hữu âm, nợ ngắn hạn vượt xa tài sản ngắn hạn - những dấu hiệu nghiêm trọng về khả năng hoạt động liên tục của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Vinaconex đang đặt ra hàng loạt câu hỏi về tương lai doanh nghiệp.

BS

Một ngân hàng thương mại ở TP Hồ Chí Minh đã chủ động trong việc khắc phục các vấn đề tồn đọng, đảm bảo hoạt động bền vững

(ThanhtraVietNam) - Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. HCM đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm và quản trị rủi ro tại một ngân hàng thương mại. Sau thanh tra, ngân hàng này đã nhanh chóng khắc phục mọi sai phạm được chỉ ra.

BS

Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội: Trách nhiệm trong quản lý vốn và tài sản

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện hàng loạt vi phạm trong quản lý vốn và tài sản tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP. Từ trích lập dự phòng sai quy định đến đầu tư vào công ty thua lỗ, các khoản nợ phải thu, phải trả quá hạn chưa được xử lý.

PV

Xem thêm