Thứ tư, 31/03/2021 - 22:51 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Tại Thông báo Kết luận thanh tra số 356/TB- KLTT, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt tồn tại hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Thiếu sót trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Giai đoạn 2008-2018, UBND tỉnh Hòa Bình đã không ban hành quyết định quy định về tỷ lệ quy đổi khoáng sản thành phẩm sang khoáng sản nguyên khai để tính phí bảo vệ môi trường, vi phạm quy định tại Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ; Thông tư số 158/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 74/2011/NĐ-CP; Thông tư số 66/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 12/2016/NĐ-CP và Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngày 17/7/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1521/QĐ-UBND quy định về khối lượng riêng, hệ số nở rời từ thể tự nhiên sang thể nguyên khai, tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng nguyên khai của một số loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên tại quyết định này có một số nội dung còn nhầm lẫn, không phù hợp với thực tế. Thanh tra Chính phủ chỉ rõ: “Trách nhiệm thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Cục Thuế tỉnh, trách nhiệm chung thuộc UBND tỉnh Hòa Bình.”
Hầu hết các điểm mỏ trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt phương án/đề án cải tạo phục hồi môi trường theo quy định. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở TN&MT, vẫn còn 07/93 điểm mỏ chưa được phê duyệt, trong đó có: 3 dự án đang trình UBND tỉnh phê duyệt, 02 dự án chưa được phê duyệt (chưa khai thác), 02 dự án đã thực hiện hoạt động khai thác nhưng chưa được phê duyệt, gồm: Dự án khai thác mỏ sét của Công ty CP tập đoàn XD và DL Bình Minh được Bộ TN&MT cấp Giấy phép số 2439/GP-BNTMT ngày 21/12/2009 và Mỏ đá của Công ty TNHH MTV Thiên Hà - Hòa Bình được UBND tỉnh cấp Giấy phép số 98/QĐ-UBND ngày 10/12/2009.
Về thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan, công tác hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế, một số doanh nghiệp thực hiện việc quy đổi khối lượng khoáng sản thành phẩm sang khoáng sản nguyên khai để nộp phí bảo vệ môi trường chưa thống nhất về hệ số, chưa nhân với hệ số khai thác lộ thiên (K) theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 12/2016/NĐ-CP và Điều 5, Nghị định số 164/2016/NĐ- CP của Chính phủ; vẫn còn tình trạng nợ phí bảo vệ môi trường.
Bất cập công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Ảnh minh họa (Internet)
Chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành nhưng vẫn khai thác
Qua kiểm tra trực tiếp tại 17 dự án khai thác khoáng sản cho thấy vẫn còn một số chủ đầu tư dự án chưa thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như: Chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành nhưng vẫn khai thác; việc quan trắc, giám sát môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất chưa đầy đủ về tần suất, vị trí; chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ kết quả giám sát môi trường; số lượng cây trồng nhằm ngăn ngừa, phát tán bụi tại khu vực khai thác, chế biến khoáng sản chưa đảm bảo về mật độ; chưa làm sân công nghiệp; không xây dựng hệ thống mương dẫn đều khắp tường bao khu vực nhà điều hành và khu vực chế biến đá để thu gom nước mưa chảy tràn trên bề mặt; khu vực lưu giữ chất thải nguy hại chưa đảm bảo; chưa lắp đặt trạm cân tại khu vực khai thác, hoặc có lắp đặt nhưng không sử dụng được... vi phạm Khoản 1, Điều 26 và Điều 27, Luật Bảo vệ môi trường.
Trong số 17 dự án được thanh tra, có 07 dự án chưa được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành. Cá biệt có 02/07 dự án chưa được cấp nhưng vẫn hoạt động khai thác.
Một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản kê khai nộp phí bảo vệ môi trường chưa đúng quy định, như: áp giá tính phí chưa đúng, chưa nhân với hệ số khai thác lộ thiên (K), gây thất thu ngân sách nhà nước.
Một số dự án khai thác khoáng sản đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành, hiện đang hoạt động khai thác. Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy xác nhận chủ đầu tư không duy trì thực hiện các biện pháp, không bảo dưỡng, bảo trì các công trình bảo vệ môi trường, dẫn đến các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện trước đó không phát huy tối đa hiệu quả, tác dụng.
Dự án khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại xóm Rụt, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn của Công ty CP Vinh Quang Hòa Bình, chưa lắp đặt chạm cân tại khu vực khai thác, dẫn đến không quản lý được khối lượng khoáng sản khai thác, không quản lý được trọng tải xe trước khi ra khỏi mỏ theo yêu cầu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 42, Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.
Ngoài ra, qua kiểm tra cho thấy vẫn còn một số phương tiện vận tải trong khu vực khai thác, chế biến khoáng sản của một số dự án đã hết hạn kiểm định nhưng vẫn hoạt động, tiềm ẩn mất an toàn giao thông, an toàn lao động trong quá trình vận chuyển khoáng sản.“Trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư dự án; trách nhiệm liên quan thuộc Sở TN&MT, Cục Thuế tỉnh (liên quan việc thu phí phí bảo vệ môi trường); trách nhiệm chung thuộc UBND tỉnh Hòa Bình" - Thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu.
Kiến nghị kiểm tra, rà soát toàn bộ các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn
Thanh tra Chính phủ báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình kiểm tra, xác định lại hệ số nở rời từ thể tự nhiên sang thể nguyên khai, tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng nguyên khai của một số loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với thực tế, tránh gây thất thu ngân sách nhà nước; kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy định về quy đổi khối lượng, nhân hệ số khai thác lộ thiên, kê khai khối lượng nộp phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên để truy thu đối với các chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản chưa thực hiện đúng quy định trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Đồng thời kiểm tra, rà soát toàn bộ các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh và tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về khoáng sản theo đúng quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ; xử lý theo quy định đối với chủ đầu tư 37 dự án còn nợ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; các dự án khai thác khoáng sản còn nợ phí bảo vệ môi trường theo quy định.
H.T
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ gia tăng ca mắc COVID-19 tại Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 do biến thể phụ XBB.1.16 lây lan nhanh, dù chưa ghi nhận ca nặng. Trên thế giới, Thái Lan đối mặt đợt bùng phát với hơn 53.000 ca từ đầu năm, trong khi số ca toàn cầu giảm mạnh.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Trước tình hình thực phẩm giả, kém chất lượng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đồng loạt ra quân, siết chặt quản lý an toàn thực phẩm. Trọng tâm của đợt này là quyết liệt ngăn chặn thực phẩm giả, nhất là sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện thị trường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025 - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Đây là một trong những biện pháp được UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 11/05, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể hội nông dân phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức đưa vào sử dụng công trình nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Kênh đường Cầm.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, thách thức đang đặt ra.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong năm 2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu rõ ràng là lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PV
(ThanhtraVietNam) - Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VietinBank