Tất cả chuyên mục

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam: Mục tiêu cao nhất là chỉ huy điều hành bay “An toàn - Điều hòa - Hiệu quả”

Thứ năm, 16/09/2010 - 10:34 (GMT+7)

(Thanhtravietnam.vn) - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (gọi tắt là VATM) là Công ty TNHH một thành viên trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải có lịch sử 55 năm xây dựng và trưởng thành, tiền thân là Cơ quan Bảo đảm bay đã đồng hành cùng với Không quân Việt Nam góp phần quan trọng làm nên những chiến công thật sự oai hùng, dệt nên những trang sử vàng chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Từ những ngày đầu mới thành lập, VATM lúc đó với tên gọi là Cơ quan Bảo đảm bay đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, chiến đấu và phục vụ chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và làm nhiệm vụ quốc tế. Trải qua nhiều thời kỳ, các thế hệ CB-CNV của VATM đã luôn đoàn kết, phát huy bản chất cách mạng trung thành với Đảng, nhân dân và Tổ quốc, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, chuyên ngành Quản lý bay Việt Nam cùng với Vận tải Hàng không và các Cảng hàng không là 03 bộ phận cơ bản nhất cấu thành nên ngành Hàng không Việt Nam.

Từ những cơ sở vật chất hết sức đơn sơ của ngày đầu tiếp quản sân bay Gia Lâm ngày 10/10/1954, chuyên ngành Quản lý bay Việt Nam đã từng bước đầu tư trang thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại theo hướng “đi tắt, đón đầu”, tiếp thu và làm chủ công nghệ mới.Ngày nay nói đến chuyên ngành Quản lý bay Việt Nam là nói đến cơ quan quản lý- điều hành, phối hợp-hiệp đồng giữa các lực lượng: Hàng không, Phòng không-Không quân, Hải quân, các cơ quan An ninh quốc gia, quốc tế để canh giữ không phận của Tổ quốc. Có thể khẳng định, chuyên ngành Quản lý bay là cơ quan tin cậy nhất, quan hệ chặt chẽ giữa mặt đất và bầu trời. Nhiệm vụ quan trọng của chuyên ngành Quản lý bay là đảm bảo “An toàn - Điều hòa - Hiệu quả” cho các hoạt động bay quân sự và dân dụng.

Cho đến nay, hàng triệu chuyến bay đi, đến hoặc bay qua Việt Nam đã luôn được quản lý-điều hành bay an toàn tuyệt đối, bầu trời và chủ quyền quốc gia được giữ vững. Mỗi năm VATM thu về cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động bay dân dụng trong nước và quốc tế, VATM còn xây dựng một đội ngũ kiểm soát viên không lưu, nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trước mắt cũng như lâu dài. Với những thành tích đã đạt được trong hơn nửa thế kỷ qua, VATM đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Đặc biệt là năm 2000, VATM đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (AHLĐ) trong thời kỳ đổi mới đầu tiên của ngành Hàng không Việt Nam.

Bước sang 2010 là tròn 10 năm VATM đón nhận danh hiệu AHLĐ trong thời kỳ đổi mới và cũng là năm đánh dấu sự chuyển đổi mô hình tổ chức từ Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam sang mô hình Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam theo đúng Luật Doanh nghiệp 2005 quy định.

Từ khi chuyển sang cơ chế doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích năm 1998 cho đến nay, VATM (tiền thân là Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam) đã có một bước phát triển vượt bậc trên mọi phương diện, đáp ứng tốt hơn việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công ích Nhà nước giao. VATM đã có điều kiện phát huy nội lực, mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ; Doanh thu, lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng; Công tác an ninh, an toàn bay được đảm bảo tuyệt đối; Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập cần phải sắp xếp, chuyển đổi tổ chức phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới phát triển doanh nghiệp, nhất là sau khi áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi, từ năm 2008 đến nay, VATM đã 02 lần chuyển đổi mô hình tổ chức. Từ tháng 1/2008, từ Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam (VATM) trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam chuyển sang  mô hình Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam (VANSCORP) trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải và tháng 6/2010 đã chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH một thành viên - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM).Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam được hoàn thiện mô hình tổ chức với những mục tiêu đặt ra là:

Thực hiện kế hoạch phát triển theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; Duy trì nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là chính, bao gồm: Dịch vụ không lưu (dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động); Dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; Dịch vụ thông báo tin tức hàng không; Dịch vụ khí tượng và Dịch vụ tìm kiếm- cứu nạn cho tất cả các chuyến bay của các hãng hàng không trong và ngoài nước đi đến các cảng hàng không sân bay tại Việt Nam, bay qua vùng trời thuộc chủ quyền của Việt Nam và bay qua vùng thông báo bay do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế giao cho Việt Nam kiểm soát và điều hành;

Xây dựng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, phát huy vai trò của một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng; Xây dựng thành một doanh nghiệp hoạt động có uy tín, đảm bảo cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động bay an toàn, có năng lực cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả; khắc phục triệt để những nhược điểm của mô hình cũ,  hình thành cơ chế hoạt động của Tổng Công ty thông qua quan hệ kinh tế - tài chính giữa Tổng công ty với các Công ty con trên cơ sở sở hữu về vốn và phát huy quyền tự chủ của các công ty con trực thuộc Công ty Mẹ.

Công ty Mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) là công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh và đầu tư vốn vào các Công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại Tổng công ty và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết. Trong suốt thời gian qua VATM luôn đảm bảo tốt các nhiệm vụ: Cung ứng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho tất cả các tàu bay dân dụng và vận tải quân sự (khi được ủy quyền) hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc, trên vùng trời thuộc chủ quyền Việt Nam và các Vùng thông báo bay (FIR) do Việt Nam quản lý và các vùng không phận được quyền hợp pháp khác, bao gồm: Dịch vụ Không lưu (dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động); dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; dịch vụ thông báo tin tức hàng không; dịch vụ khí tượng; dịch vụ tìm kiếm cứu nạn; Tư vấn thiết kế, thi công, giám sát, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các công trình bảo đảm hoạt động bay; Sản xuất các linh kiện, phụ tùng, vật tư và các trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay và các trang thiết bị linh kiện khác; Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ bảo đảm hoạt động bay; Cung ứng dịch vụ bay kiểm tra hiệu chuẩn và thiết bị phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không;Xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh, mua bán vật tư, thiết bị, phương tiện chuyên ngành Hàng không và các chuyên ngành khác; Huấn luyện, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho các đơn vị trong và ngoài nước; Dịch vụ kỹ thuật, thương mại tổng hợp: Văn phòng cho thuê; du lịch, khách sạn, siêu thị; nhà hàng; dịch vụ văn hóa, giải trí.

VATM luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế, chính trị trọng tâm là chỉ huy điều hành bay tuyệt đối an toàn cho hàng triệu chuyến bay trong vùng trời trách nhiệm:

Trong 10 năm qua, mặc dù đất nước đã có nhiều biến động và đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải hàng không nói chung và hoạt động của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) nói riêng như: chiến tranh Vùng Vịnh và Apganistan năm 2001; dịch SARS năm 2003…Đến năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tiếp tục tạo nhiều cơ hội và thách thức cho ngành Hàng không Việt Nam. Trước tình hình đó, Lãnh đạo VATM đã thường xuyên tập trung chỉ đạo các đơn vị thành viên là các Trung tâm Quản lý bay ở các khu vực Bắc - Trung - Nam triển khai, quán triệt việc chấp hành các quy chế, luật định về đảm bảo an toàn bay; tổ chức hiệp đồng kịp thời và chính xác với các cơ quan quản lý vùng trời, giám sát chặt chẽ các hoạt động bay trong vùng trời trách nhiệm, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các chuyến bay đi/đến và bay qua Việt Nam trong vùng trời trách nhiệm.

Tháng 06/2009, VATM đã được tổ chức Vận tải hàng không quốc tế (IATA) trao giải thưởng Đại bàng (Eagle Awards). Đây là sự ghi nhận của quốc tế cho nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tiêu biểu trên toàn thế giới. Đồng thời, đơn vị cũng nhận giải thưởng Top 10 doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu của Việt Nam năm 2009. Bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và bằng ý chí quyết tâm của tập thể CB-CNV toàn VATM trong 10 năm qua, VATM không để xảy ra một vụ mất an toàn nghiêm trọng nào ảnh hưởng đến an toàn bay. Tổng sản lượng điều hành bay của VATM liên tục được tăng trưởng với tốc độ bình quân là 10%, đạt mức cao so với các nước trong khu vực.  Cụ thể:Tổng thu điều hành bay: đạt gần 14.000 tỷ đồng; Nộp ngân sách Nhà nước: đạt trên  7.400 tỷ đồng.

Nhiều năm qua, VATM đã hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát, quản lý các hoạt động bay thuộc vùng trời chủ quyền quốc gia, đã chỉ huy - điều hành bay an toàn cho hàng nghìn chuyến bay thực hiện nhiệm vụ đặc biệt như: vận tải quân sự, hoạt động phòng chống thiên tai bão lụt phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, phục vụ cứu trợ đồng bào bị thiên tai, ... góp phần giữ vững trật tự, an ninh xã hội.

Đảm bảo tốt công tác quản lý không lưu và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực không vận:

Là quốc gia thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và để đáp ứng, thoả mãn nhu cầu không vận của hàng không dân dụng quốc tế trong khu vực, VATM đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý bay của các quốc gia lân cận, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng liên quan đến an toàn hàng không và góp phần vào sự phát triển của nền không vận khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt là việc hoạch định lại hệ thống đường bay và tổ chức vùng trời như: năm 2000 Tổng công ty đã xử lý thành công sự cố máy tính Y2K được ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương đánh giá cao. Ngay tại thời điểm xảy ra sự cố đã có hàng chục chuyến bay qua vùng trời trách nhiệm của Việt Nam đã được chỉ huy - điều hành bay an toàn tuyệt đối;

Thực hiện Khuyến cáo của ICAO về triển khai áp dụng hệ thống đường bay mới tức là hệ thống đường bay một chiều theo nhiều mực bay, khoảng cách giữa các mực bay là 300m (trong FIR/HCM có 04 đường bay một chiều từ Nam Á đi Bắc Á và ngược lại). Ngoài ra còn có đường bay với tên gọi là đường bay A202. Đây là đường bay thẳng giữa Bangkok và Hongkong qua FIR/HAN. Hệ thống đường bay này do nhóm đặc biệt trong cộng đồng hàng không trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương thiết kế và đã được ICAO phê chuẩn năm 1997. Cuối năm 2000 tại Motreal dưới sự chủ trì của ông Tiến sỹ Assad Kotaite - Chủ tịch Hội đồng ICAO, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất điều hành hệ thống đường bay mới trên Biển Đông và đường bay A202 do Tổng Giám đốc VATM làm Trưởng ban và thành lập 02 sở chỉ huy điều hành thường trực tại Trung tâm Kiểm soát Không lưu Hà Nội (ACC/HAN) và Hồ Chí Minh (ACC/HCM) để tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác điều hành, xử lý sự cố, đảm bảo các hoạt động bay an toàn. Trong gần 01 năm gấp rút triển khai đến cuối năm 2001, VATM đã hoàn thành mọi mặt công tác chuẩn bị.Tháng 10/2001, chuyên gia Văn phòng ICAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vào Việt Nam kiểm tra công tác chuẩn bị cho việc triển khai hệ thống đường bay mới đã kết luận: Việt Nam đã hoàn toàn sẵn sàng điều hành hệ thống đường bay mới.

Ngày 18/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thiết kế chi tiết 22 đường bay quốc tế, 15 đường bay quốc nội qua 02 Vùng thông báo bay của Việt Nam là Vùng thông báo bay Hà Nội (FIR/HAN) và Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR/HCM) quản lý - điều hành. Vào lúc 19h30 - giờ UTC ngày 01/11/2001 tức 23h30 giờ Hà Nội ngày 02/11/2001, hệ thống đường bay mới trong các FIR của Việt Nam gồm 15 đường bay quốc nội và 22 đường bay quốc tế được áp dụng để đảm bảo điều hành hệ thống đường bay mới. Việc chuyển đổi đường bay theo hệ thống đường bay mới đã được ACC/HAN và ACC/HCM thực hiện tốt, đúng quy định theo Khuyến cáo của ICAO.

Ngày 24/10/2001, VATM đã ban hành kế hoạch ứng phó tạm thời của các Trung tâm Kiểm soát không lưu đối với các trường hợp vùng trách nhiệm tạm thời Sanya của Trung Quốc và Vùng thông báo bay (FIR) Manila của Philippin đóng cửa. VATM cũng đã xây dựng phương thức xử lý trong tình huống tàu bay bị khủng bố sinh học. Phương thức đã nêu cụ thể các biện pháp xử lý tình huống khi máy bay bị khủng bố bằng vũ khí sinh học đối với máy bay cất cánh từ các sân bay của Việt Nam, đối với máy bay hạ cánh tại các sân bay trên lãnh thổ Việt Nam và đối với các máy bay quá cảnh trên vùng trời Việt Nam.

Năm 2002, VATM  đã chỉ đạo triển khai thành công nhiệm vụ tổ chức điều hành bay theo phương thức giảm phân cách cao (RVSM) trên toàn bộ các đường bay trong các Vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam. Với việc áp dụng khai thác đường bay mới đã làm thay đổi toàn bộ việc quản lý vùng trời trước đây, mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động hàng không dân dụng là tối ưu hoá việc quản lý vùng trời, tổ chức khai thác, lập kế hoạch bay linh hoạt hơn, giảm tắc nghẽn và sự chậm trễ cho các chuyến bay, tiết kiệm nhiên liệu và thời gian, tăng tần suất bay thoả mãn nhu cầu tăng trưởng của ngành Hàng không trên thế giới. Thực hiện các quy định của ICAO, các cơ sở Kiểm soát không lưu của Việt Nam đã thực hiện thành công cả 03 giai đoạn RVSM: giai đoạn I từ 21/2/2002; giai đoạn II từ 31/10/2002 và giai đoạn III từ 02/07/2008. Để đảm bảo điều hành bay an toàn hệ thống đường bay mới, các Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh (ACC/HCM) và Hà Nội (ACC/HAN) ngoài việc được nâng cấp về thiết bị và còn được củng cố về nhân tố con người bao gồm việc xây dựng hệ thống văn bản, phương thức điều hành và huấn luyện Kiểm soát viên không lưu đảm bảo đủ khả năng điều hành mọi hoạt động bay trong vùng trời trách nhiệm, đồng thời có thể làm dự bị cho nhau trong việc cung cấp các dịch vụ không lưu.

Ngày 04/03/2003, VATM đã phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu xây dựng phương án phối hợp điều hành máy bay quân sự nước ngoài bay quá cảnh giữa hàng không dân dụng và quân sự. Ngày 08/04/2003, VATM đã có thông báo gửi Trung tâm Hiệp đồng-Chỉ huy- Điều hành bay, các Trung tâm Quản lý bay khu vực Bắc – Trung – Nam để yêu cầu công tác hiệp đồng, điều hành các hoạt động bay quân sự nước ngoài giữa hàng không dân dụng và quân sự.

Năm 2005, VATM đã phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam triển khai xây dựng phương thức bay tại các sân bay: Nội Bài, Cát Bi, Tân Sơn Nhất…Đồng thời VATM cũng xây dựng phương thức cất/hạ cánh với các trang thiết bị dẫn đường DVOR/DME, ILS của đường cất/hạ cánh 35R sân bay quốc tế Đà Nẵng và các thiết bị DVOR/DME tại sân bay Đồng Hới…

Cũng trong thời gian qua, VATM đã thực hiện thành công việc áp dụng xử lý kế hoạch bay tự động; sử dụng băng phi diễn điện tử, áp dụng phương thức dẫn đường yêu cầu (RNP); khai thác hệ thống đường bay song song trên Biển Đông và tham gia thử nghiệm phương thức điều hành bay bằng đường truyền dữ liệu và giám sát tự động phụ thuộc (CPDLC/ADS) trên các đường bay trong vùng thông báo bay Hồ Chí Minh… được Văn phòng ICAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đánh giá cao. Đến nay có thể khẳng định VATM có đủ khả năng phối hợp hiệp đồng khai thác với các vùng trời của các quốc gia kế cận và hệ thống hoàn toàn tương thích với các tiêu chuẩn đặc tính kỹ thuật cũng như các chức năng hoạt động theo khuyến cáo thực hành của ICAO.

VATM là một trong những đơn vị của ngành HKVN đi đầu trong việc đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, cải tiến kỹ thuật, nhờ vậy đã nâng cao chất lượng dịch vụ điều hành bay.

Được sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước về tài chính, nguồn vốn đầu tư phát triển của VATM luôn được đảm bảo nên trong nhiều năm qua, VATM đã tiến hành đồng bộ chương trình đổi mới công nghệ bằng việc đầu tư xây dựng hàng trăm dự án Đầu tư-Xây dựng cơ bản (ĐT-XDCB) nhằm nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị quản lý, điều hành bay.

Trong giai đoạn từ năm 2000-2010, VATM đã triển khai 205 dự án ĐT - XDCB với tổng mức đầu tư hơn 4000 tỷ đồng và đến nay đã hoàn thành được 169 dự án. Các dự án được đưa vào khai thác, sử dụng đã đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Từ 2000 đến  nay, VATM đã nâng cấp và xây mới các Đài chỉ huy tại hầu hết các sân bay địa phương. Hàng loạt các Đài kiểm soát không lưu, Đài dẫn đường  tại các sân bay đã phát huy tốt hiệu quả sau đầu tư, khai thác tối đa năng lực của các sân bay từ chỗ chỉ khai thác ban ngày, đến nay đã đủ khả năng khai thác 24/24 giờ kể cả trong điều kiện thời tiết phức tạp. Thời gian qua, VATM đã đầu tư nhiều dự án lớn trọng điểm với tổng số vốn lên tới hàng trăm tỷ như: Trung tâm kiểm soát không lưu Đường dài - Tiếp cận Hồ Chí Minh (AACC/HCM) tại khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có công nghệ hiện đại. Trong đó hệ thống hiện đang ứng dụng công nghệ quản lý không lưu (CNS/ATM) mới như áp dụng phương thức điều hành bay bằng Giám sát tự động phụ thuộc/ Liên lạc không- địa bằng dữ liệu (CPDLC/ADS) giúp cho việc thực hiện điều hành bay trong vùng trời ngoài tầm phủ rađa và thiết bị thông tin VHF một cách hiệu quả và kinh tế hơn.

Bên cạnh đó, hàng loạt các dự án xây dựng áp dụng phương thức quản lý không lưu (CNS/ATM) mới đang được gấp rút triển khai để đưa vào khai thác như Dự án Đài Kiểm soát không lưu tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất; Nâng cấp Đài Kiểm soát không lưu Đà Nẵng; Hoàn thiện 10 trạm VHF thoại không-địa tầm xa (tại Gia Lâm, Mộc Châu, Vinh, Tam Đảo, Sơn Trà, Vũng Chua, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cà Mau, Côn Đảo); Đầu tư mới 01 trạm vệ tinh mặt đất (GES) thuộc hệ thống lưu động hàng không; Đầu tư các trạm DVOR/DME tại các cảng Hàng không tại Nội Bài, Đồng Hới, Phù Cát, Chu Lai, Tuy Hòa, Cam Ranh, Liên Khương, Phú Quốc, Cần Thơ, Nà Sản, Côn Sơn, Cà Mau, Rạch Giá, Gia Lâm; Tăng cường hệ thống đèn đêm CAT-I, CAT-II tại các cảng hàng không quốc tế và đầu tư các hệ thống đèn đêm giản đơn và CAT-I tại các cảng hàng không nội địa; Duy trì và tăng cường năng lực hệ thống giám sát hàng không theo công nghệ truyền thống (radar) và triển khai từng bước công nghệ giám sát phụ thuộc tự động (ADS) trong cả 02 Vùng thông báo bay Hà Nội (FIR/HAN) và Hồ Chí Minh (FIR/HCM); Đầu tư 02 trạm radar giám sát mặt đất tại 02 cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và 02 trạm radar thứ cấp tại cảng hàng không quốc tế Long Thành và Cát Bi; Đầu tư hệ thống xử lý dữ liệu bay, dữ liệu radar (RDF/FDP) tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng…

Đến nay, VATM đã đầu tư nâng cấp và xây dựng được 02 Trung tâm chỉ huy đường dài; 20 đài chỉ huy; 03 trạm radar sơ cấp (Nội Bài, Sơn Trà, Tân Sơn Nhất) và 06 trạm radar thứ cấp (Nội Bài, Vinh, Sơn Trà, Vũng Chua, Tân Sơn Nhất, Cà Mau); 18 đài dẫn đường DVOR/DME; 03 trạm dẫn đường đa hướng (NDB); 07 trạm VHF đường dài… Thông qua  các dự án ĐT-XDCB, VATM đã đổi mới được toàn bộ các dây chuyền công nghệ theo hướng đồng bộ và tự động hoá, đã có nhiều dây chuyền quan trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, chất lượng cao như những hệ thống: xử lý dữ liệu tự động, kỹ thuật số, liên lạc vệ tinh, cáp quang…

Trong 10 năm, chương trình đổi mới trang thiết bị kỹ thuật - công nghệ tại VATM đã đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi cơ bản công nghệ quản lý- điều hành bay từ giản đơn, cổ điển (nghe - nói) sang hiện đại (nghe - nói - giám sát) và hiện nay đã đưa vào khai thác Phương thức điều hành bay bằng đường truyền dữ liệu và giám sát tự động phụ thuộc (CPDLC/ADS) để có thể đáp ứng được việc khả năng phối hợp-hiệp đồng khai thác với các vùng trời của các quốc gia kế cận và hệ thống hoàn toàn tương thích với các đặc tính kỹ thuật của các chức năng hoạt động theo khuyến cáo thực hành của ICAO; Tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra hiệu chuẩn các thiết bị chuyên ngành Hàng không, góp phần cung cấp dịch vụ điều hành bay “An toàn-Điều hòa- Hiệu quả”, đem lại lợi ích kinh tế cao và chủ động trong việc thực hiện kiểm tra hiệu chuẩn các trang thiết bị dẫn đường giám sát hàng không theo đúng quy định của ICAO; Áp dụng hệ thống tự động hóa công tác thông báo tin tức hàng không trong quá trình triển khai, xây dựng Trung tâm thông báo tin tức Hàng không (AIS). Hệ thống này quản lý dữ liệu thống nhất trên cơ sở áp dụng mạng công nghệ thông tin.
Tháng 6/2009, Chủ tịch Hội đồng thành viên VATM Nguyễn Xuân Hiển đón nhận Giải thưởng Đại bàng do Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA) trao tặng. Đồng thời VATM cũng nhận được giải thưởng Top 10 doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu của Việt Nam năm 2009.

Qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, đảng viên, công nhân viên của VATM đã làm nên những thành tích rất đáng tự hào. Với những thành tích vẻ vang ấy, tập thể Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và nhiều cá nhân tiêu biểu đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Cụ thể:
- 02 Danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới” năm 2000 cho tập thể VATM và 01 cá nhân đồng chí Trần Xuân Mùi - nguyên Tổng Giám đốc;
- 01 Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2006;
- 01 Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003 cho Tập thể VATM;
- 03 Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể VATM; Công ty Quản lý bay miền Nam và cá nhân đồng chí Trần Xuân Mùi;
- 15 Huân chương Lao động hạng Ba: tập thể VATM, Công ty Quản lý bay miền Bắc; Công ty Quản lý  bay miền Trung; Trung tâm Hiệp đồng - Điều hành bay; Công ty Dịch vụ kỹ thuật QLB và 09 cá nhân tiêu biểu;
- 03 danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tặng cho 03 cá nhân tiêu biểu là các đồng chí: Trần Xuân Mùi; Nguyễn Xuân Hiển; Đỗ Hồng Quang;
- 20 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm qua.

Những thành tích mà VATM đã đạt được trong 10 năm qua trước hết là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cơ quan cấp trên, trực tiếp là Đảng ủy, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành Hàng không đồng thời của chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương nơi VATM đang hoạt động.

Mục tiêu cao nhất của VATM là chỉ huy điều hành bay “An toàn - Điều hòa - Hiệu quả”. Hướng tới mục tiêu trên, tập thể CB-CNV toàn VATM luôn tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được trong nhiều năm qua, không ngừng phấn đấu xây dựng ngành Quản lý bay Việt Nam ngày càng lớn mạnh và phát triển xứng đáng với truyền thống Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Vũ Thành

letiendat

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

K. Dung

Huế tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả

(ThanhtraVietNam) – Chủ tịch UBND Tp Huế yêu cầu tập trung triển khai công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, giám sát thị trường nhằm phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng

T.H

Nâng cao chất lượng nhân lực, thúc đẩy khoa học công nghệ trong kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững là hai nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay.

Hoàng Minh

Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

BS

Hải Phòng tăng cường đấu tranh phòng chống thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường yêu cầu các đơn vị triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không rõ nguồn gốc trên địa bàn.

PV

VietinBank digiGOLD đạt giải thưởng Sao khuê 2025

(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025, VietinBank digiGOLD - tính năng mua, gửi giữ, đặt lịch nhận vàng đã được vinh danh là sản phẩm xuất sắc và công nhận đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2025”.

Hà Anh

VietinBank digiGOLD đạt giải thưởng Sao khuê 2025

(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025, VietinBank digiGOLD - tính năng mua, gửi giữ, đặt lịch nhận vàng đã được vinh danh là sản phẩm xuất sắc và công nhận đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2025”.

Hà Anh

Chính quyền xã được cấp sổ đỏ: Liệu có khả thi?

Sở TN-MT TP.HCM đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ hồng) về cấp xã. Theo các chuyên gia, muốn chuyển việc cấp sổ đỏ, sổ hống cho cấp xã được suôn sẻ cần lưu ý một số điều.

Chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính

Chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu tất yếu để hiện đại hóa nền hành chính quốc gia. Việc chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính cần được triển khai quyết liệt, linh hoạt và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm nhằm tạo động lực phát triển bền vững

Khoa Phụ sản Bệnh viện 108 - Tâm, Tình, Tin, Tín

(ThanhtraVietNam) - Lần thứ hai nằm điều trị tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tôi càng ấn tượng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng nơi đây, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Hương, Chủ nhiệm Khoa. Với tôi và nhiều bệnh nhân khác, những ngày “gắn bó” với Khoa như kỳ nghỉ dưỡng ngắn dù có lo, có đau nhưng vô cùng thoải mái như đang ở chính ngôi nhà thân thương của mình.

Vũ Minh

Không phải là thứ để đòi

Sau 3 năm làm cộng tác viên hỗ trợ kỹ thuật cho dự án chuyển giao, một nông dân ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế được nhận hơn 17 triệu đồng tiền thù lao theo hợp đồng. Tiền vừa về tài khoản, anh đã nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn của nhóm cán bộ thực hiện dự án đòi... chia tiền.

FPT Long Châu giới thiệu giải pháp mới giúp trẻ sinh non tránh nguy cơ RSV

(ThanhtraVietNam) - Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những tác nhân chính gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Với mong muốn đồng hành cùng các bậc phụ huynh và cộng đồng trong hành trình bảo vệ sức khỏe trẻ em, FPT Long Châu mang đến giải pháp mới giúp dự phòng RSV cho trẻ nguy cơ cao. Đây không chỉ là cam kết về chất lượng và trách nhiệm, mà còn là hành động thiết thực, chung tay vì tương lai Việt Nam khỏe mạnh.

Xem thêm