Thứ hai, 14/07/2014 - 09:39 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Ngày 17 tháng 11 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTG về “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam”; với mục tiêu giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc; tuyên truyền, vận động làm cho cộng đồng các dân tộc hiểu về nhau, gần gũi, quý trọng và hòa hợp lẫn nhau; góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống cho đồng bào… Vì vậy, đây là một trong những chủ trương có ý nghĩa to lớn đối với đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, trong những năm qua, việc tổ chức “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” ở Tây Nguyên đã được triển khai thường xuyên và được tham gia hưởng ứng của cán bộ, công chức viên chức, người lao động, đặc biệt là sự hưởng ứng của đông đảo đồng bào các dân tộc tại các địa phương. Trên khắp vùng, bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: Giao lưu văn hoá, nghệ thuật; Liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc; Triển lãm văn hóa các dân tộc; các hoạt động du lịch; Trình diễn văn hóa cồng chiêng… từng bước đưa hoạt động “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” trở thành nề nếp, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Bác Hồ gửi thư đến Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku (19/4/1946 - 19/4/2013) và 5 năm “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” (theo Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ), “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2013 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai với quy mô lớn về hình thức và phong phú về nội dung.
Trong các hoạt động của chương trình “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” ở Tây Nguyên, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động trọng tâm, trọng điểm, còn có nhiều nội dung gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo ở các địa phương, tích cực tham gia và lồng ghép với các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"…
Cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Kết luận số 12-KL/TW ngày 24-10-2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 – 2020” đã định hướng phát triển văn hóa Tây Nguyên như sau: “Tập trung xây dựng đời sống văn hóa mới và bảo đảm nhu cầu sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc, trên cơ sở bảo tồn tinh hoa văn hóa và bản sắc truyền thống; từng bước xây dựng giá trị mới về văn hóa nghệ thuật và hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa cơ sở; nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi các di sản văn hóa và chữ viết các dân tộc”. Thực hiện có kết quả chủ trương này, trên địa bàn Tây Nguyên văn hóa đã trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong vùng.
Theo đó, vị trí, vai trò của văn hoá dân tộc được đề cao. Tư tưởng, đạo đức, lối sống của cộng đồng có nhiều chuyển biến tích cực. Thiết chế văn hoá được củng cố, tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng. Nhận thức về giá trị di sản văn hoá được nâng lên. Đời sống văn hoá cơ sở đã có bước phát triển mới. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" trên địa bàn có tác động to lớn đến đời sống xã hội. Hoạt động văn hóa từng bước được xem như là động lực để phát triển kinh tế, xã hội; Công tác bảo tồn và phát huy các di sản vǎn hóa được chú trọng; các địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Trung ương đầu tư phục dựng, tôn tạo nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng… Đã nghiên cứu, bảo tồn và phục dựng nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, sưu tầm biên soạn hàng trăm sử thi các DTTS, khôi phục nghệ thuật diễn xướng sử thi, truyện cổ, diễn tấu cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc ,… Đặc biệt, khi UNESCO công nhận Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” các tỉnh đã xây dựng đề án bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng . Đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học; sưu tập và bảo quản hàng ngàn bộ cồng chiêng, tổ chức hàng chục lớp học kiến thức đánh chiêng cho đồng bào; đã phối hợp tổ chức Liên hoan văn hóa cồng chiêng quốc tế Tây Nguyên lần thứ nhất (năm 2011)…
Bên cạnh đó, Tây Nguyên đã đầu tư bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các DTTS Ba Na, Xê Đăng, Ê Đê... Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chữ viết M’Nông và biên soạn từ điển Việt – M’Nông, M’Nông – Việt, Việt – Ê Đê, Ê Đê – Việt…; môi trường vǎn hóa được cải thiện theo hướng tích cực và phù hợp hơn với tâm lý, tập quán đồng bào. Nhiều buôn, làng đã xây dựng được quy ước, hương ước, phục hồi nhiều giá trị văn hoá truyền thống; nhiều phong tục, luật tục được nghiên cứu, vận dụng vào việc điều hành, quản lý xã hội, góp phần tích cực trong việc xây dựng nếp sống văn minh và xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh. Nhiều phong trào xây dựng đời sống văn hóa được phát động, đặt biệt phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn buôn văn hóa đạt được những kết quả tích cực. Theo thống kế, đến cuối năm 2012 trên địa bàn Tây Nguyên có 881.620/1.200.017 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (đạt 73,46%); có 4.516/7.570 thôn, buôn, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa (đạt 59,65%). Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa được chú trọng. Các tỉnh đều có trung tâm văn hóa cấp tỉnh quy mô lớn; hầu hết các huyện có nhà văn hóa cấp huyện; đa số các xã có nhà văn hóa xã; buôn, bon có nhà văn hóa cộng đồng hoặc cơ sở sinh hoạt cộng đồng .
Đời sống tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Hầu hết các gia đình có phương tiện nghe nhìn; phong trào văn nghệ quần chúng khởi sắc… Hệ thống thông tin, truyền thông phát triển mạnh. Mặc dù, là vùng có địa hình không thuận lợi nhưng nhờ được sư đầu tư thích đáng xây dựng các cơ sở thu, truyền, phát sóng, nên ở Tây Nguyên tỷ lệ diện tích phủ sóng phát thanh đạt gần 100%, phủ sóng truyền hình đạt trên 93,8% . Các loại hình thông tin khác phát triển mạnh; có 4.468.743 thuê bao điện thoại (đạt 83,28 máy/100 dân); 177.884 thuê bao internet (đạt 3,31 thuê bao/100 dân) …
Bên cạnh việc bảo tồn, phát huy, phát triển giá trị văn hóa truyền thống, các tỉnh thường xuyên chỉ đạo triển khai tăng cường công tác tuyên truyền, ngăn chặn, bài trừ các hủ tục lạc hậu trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số như: tục nối dây, nghi ma lai, người chết để lâu ngày, tục tảo hôn, mê tín, dị đoan; các tệ nạn xã hội, các sản phẩm văn hóa độc hại thâm nhập như: ma túy, cờ bạc, bạo hành gia đình...
Có thể nói, gắn với thực hiện chủ trương “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam”, những kết quả đạt được trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn Tây Nguyên đã góp phần duy trì và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp, khắc phục tình trạng mai một về văn hoá, góp phần làm cho các giá trị văn hóa Tây Nguyên thể hiện rõ hơn vai trò tích cực, khẳng định khả năng tác động vào các lĩnh vực của đời sống xã hội…
Nhất Anh
hangnt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
27°C
27°C - 35°C
T6
27°C - 35°C
T7
26°C - 31°C
CN
22°C - 26°C
T2
22°C - 30°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VietinBank
(ThanhtraVietNam) – Chủ tịch UBND Tp Huế yêu cầu tập trung triển khai công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, giám sát thị trường nhằm phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng
T.H
(ThanhtraVietNam) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững là hai nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
BS
(ThanhtraVietNam) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường yêu cầu các đơn vị triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025, VietinBank digiGOLD - tính năng mua, gửi giữ, đặt lịch nhận vàng đã được vinh danh là sản phẩm xuất sắc và công nhận đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2025”.
Hà Anh
(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025, VietinBank digiGOLD - tính năng mua, gửi giữ, đặt lịch nhận vàng đã được vinh danh là sản phẩm xuất sắc và công nhận đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2025”.
Hà Anh
Sở TN-MT TP.HCM đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ hồng) về cấp xã. Theo các chuyên gia, muốn chuyển việc cấp sổ đỏ, sổ hống cho cấp xã được suôn sẻ cần lưu ý một số điều.
Chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu tất yếu để hiện đại hóa nền hành chính quốc gia. Việc chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính cần được triển khai quyết liệt, linh hoạt và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm nhằm tạo động lực phát triển bền vững
(ThanhtraVietNam) - Lần thứ hai nằm điều trị tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tôi càng ấn tượng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng nơi đây, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Hương, Chủ nhiệm Khoa. Với tôi và nhiều bệnh nhân khác, những ngày “gắn bó” với Khoa như kỳ nghỉ dưỡng ngắn dù có lo, có đau nhưng vô cùng thoải mái như đang ở chính ngôi nhà thân thương của mình.
Vũ Minh
Sau 3 năm làm cộng tác viên hỗ trợ kỹ thuật cho dự án chuyển giao, một nông dân ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế được nhận hơn 17 triệu đồng tiền thù lao theo hợp đồng. Tiền vừa về tài khoản, anh đã nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn của nhóm cán bộ thực hiện dự án đòi... chia tiền.