Tất cả chuyên mục

Xin chữ ngày Tết- nét đẹp văn hóa của người Việt

Thứ ba, 24/01/2017 - 10:40 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - Ngày xuân đang về rộn ràng trên các nẻo quê hương, người người nhà nhà rủ nhau đi xin chữ cầu một năm mới an lành hạnh phúc. "Mỗi năm hoa đào nở; Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua”,… những câu thơ này luôn khiến cho người nghe bồi hồi xúc động, nhớ về một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Một năm bắt đầu từ mùa Xuân. Tục xin chữ và cho chữ là một nét đẹp, là dấu hiệu của niềm tin, là món quà mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh, tạo mối giao lưu văn hóa trong cộng đồng, cùng nhau hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Đó cũng là một minh chứng về truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Cùng với vạn vật hòa vào sắc xuân của trời đất thì những dòng chữ “như phượng múa rồng bay” mà thi nhân đã gửi lời, gửi ý, gửi những hoài vọng trong câu đối, câu chúc Tết để đón chào năm mới, cũng là một trong những món quà tinh thần được “vật chất hóa” để biểu thị cho những ước vọng ngày xuân. Vì vậy, phong tục xin chữ đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

"Mỗi năm hoa đào nở; Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua” Câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên như vẽ nên trước mắt chúng ta hình ảnh ông đồ già với bút, mực ngồi trên phố cho chữ mỗi dịp Tết đến Xuân về. Ông như một chuẩn mực về lễ giáo, còn người xin chữ là người biết lễ nghi, trọng đạo thánh hiền. Xin chữ không chỉ là xin những may mắn, tài lộc cho người đi xin, mà còn là sự thưởng thức tài năng của người "có chữ". Xin chữ treo trong nhà đầu năm là một việc làm quan trọng với mỗi gia đình từ xa xưa, treo chữ gì trong nhà thể hiện bản sắc của mỗi gia đình, cũng là thể hiện những mong ước trong năm mới.

Người già, trẻ nhỏ háo hức xem Ông đồ viết chữ - Ảnh - KIm Ngân

Ngay từ xa xưa, khi ông cha chúng ta còn dùng chữ Hán, chữ Nôm làm chữ viết chính thống thì sự quý chữ, trân trọng chữ và kính chữ luôn được đặt lên hàng đầu và rất được coi trọng như một chuẩn mực ngầm để đánh giá học vấn của mỗi người. Hơn thế nữa, nó còn được coi là một trong những chuẩn mực làm nên nhân cách con người. Ông đồ nào, văn nhân nào viết chữ đẹp, danh giá sẽ được lan truyền hàng tỉnh, hàng miền và cả nước. Tại sao cái tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam không phải là những kiến trúc nguy nga của vua chúa mà là chữ? Chữ ghi lại trong các câu đối, hoành phi, trong các gia phả, trong trí nhớ mọi người...”. Và nhất là những ngày Tết, khắp tỉnh cùng quê ở Việt Nam, hầu hết mọi nhà, từ giới thượng lưu đến giới bình dân, đều dán hoặc treo câu đối Tết. Hình ảnh “ông đồ” đã trở thành hình ảnh đại điện cho ngày Tết cổ truyền, hình ảnh đẹp trong lòng của mỗi người con Đất Việt, hình ảnh đó gợi nhớ lại một thời vang bóng của chữ Hán trong sinh hoạt tập quán của xã hội Việt Nam. Hình ảnh thiêng liêng đó là tấm gương phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hóa Việt - một dân tộc yêu kính, quý trọng chữ viết. Đây cũng là nguồn mạch tinh thần của phong tục xin chữ đầu năm.

Người Việt Nam từ thời xa xưa đã có tục xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết đến, Xuân sang. Cùng với việc khai bút đầu năm, tục xin chữ và cho chữ trở thành nét đẹp văn hoá người Việt thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ may mắn, cầu một năm Phúc - Lộc - Thọ - Khang…

Đối với người cho chữ thì thận trọng dồn hết tâm tư, cái hồn của mình vào đường đi của từng nét cọ điêu luyện, để có cái thần của nét chữ, sao cho đẹp cả hình thức và nội dung, thể hiện khả năng viết chữ đẹp của mình. Và rất nhiều khi người cho chữ đã trở thành người dạy chữ, vì có khá nhiều người xin chữ nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa của từng con chữ.

Theo tìm hiểu, người xin chữ cũng đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp, mọi ngành nghề. Người trung niên xin chữ Tâm, chữ Đức, chữ Nhẫn; nam thanh, nữ tú xin các chữ: Danh, Duyên, Hiếu, Trung; người ít tuổi, còn đang đi học, xin chữ Minh, Đăng khoa, Trí tuệ, Chí hướng; tặng bố mẹ xin chữ Tâm, An khang, Bình an; mừng các cụ cao tuổi không thể thiếu chữ Phúc, Lộc, Thọ. Người làm nghề buôn bán, kinh doanh sẽ là chữ Lộc, chữ Tín, Phát đạt.... Mỗi chữ ứng với mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi công việc, mang nỗi niềm, tâm tư, mong ước thầm kín… hoặc một trạng thái tinh thần, một ý niệm tự răn mình, khuyên con, khuyên cháu ăn ở “có phúc có phần”…

Ông đồ viết chữ cho khách tại Hồ Văn - Quốc Tử Giám. Ảnh - Kim Ngân

Với những dòng chữ đầu năm, văn nhân đem ý nguyện lồng vào nét mực, gửi mong mỏi trong một bài thơ, đặt tâm sự trong từng câu đối. Mơ ước cho một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt... nên nội dung xin chữ đầu năm đều mang ý nghĩa tốt đẹp, như xin chữ: Phúc, Lộc, Thọ, An, Phát, Thịnh... Mỗi chữ hiện ra dưới tay các “ông đồ” là một bức họa. Thú vị nữa, mỗi nét như hiển hiện tâm hồn đầy xúc cảm. Những con chữ sinh động, đầy ma lực như quấy động trên giấy và gieo vào lòng người xin chữ niềm suy tưởng vừa sâu xa vừa bát ngát lạ lùng. Thú vị hơn nữa là bên cạnh những chữ chủ đề, lại còn lời đề từ có hàm ý cực kỳ thâm hậu và mênh mang. Chẳng hạn, tặng chữ Thọ cho khách, ông đồ còn viết thêm dòng chữ: Thọ tỉ Nam Sơn. Cạnh chữ Phúc thì thêm Phúc sinh phú quý gia đình thịnh; chữ Lộc thì Lộc phát trường hưng...

Trong tâm thức của người Việt, từ lâu đã quan niệm Phúc bao giờ cũng đi đôi với Đức. Thuật ngữ phúc đức luôn gắn liền nhau. Chữ Phúc chính là một ân huệ mà con người tự tạo ra qua những hành động tốt của mình. Người Việt Nam chú trọng đến việc “làm ơn, làm phước”. Muốn được đức phải có phúc và ngược lại đức sẽ đem lại phúc, đó là quy luật. Vì lẽ đó, bên cạnh những nội dung xin chữ mang ý nghĩa tốt đẹp đầu năm thì người Việt cũng xin chữ với những nội dung nhắc nhở con người ta đến điều đạo đức, mang ý nghĩa giáo dục. Chẳng hạn như, họ xin chữ Tâm với câu: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử; Lưu thủy đan tâm chiếu hãn thanh” (Con người tự cổ ai không chết, một tấm lòng son với sử xanh) hay Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (Nguyễn Du). Hoặc chữ Nhẫn với câu: Nhẫn nhất thời, phong bình lãng tịnh. Thoái nhất bộ, hải khoát thiên không (Nhẫn một chút gió yên sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao).

Những nội dung, câu đối thường được viết trên giấy đỏ, bởi màu đỏ vốn là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian là biểu tượng của sự may mắn. Nó vừa nổi trội, vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai... làm tươi sáng thêm không khí Tết. Ngày Tết, bên chung trà, chén rượu cùng ngẫm nghĩ về thú chơi tao nhã của người xưa, khiến ta một lần nữa thêm lòng tự hào về trí thông minh, tài sáng tạo, nét tài hoa của tổ tiên đã tạo ra một sản phẩm văn hóa đặc biệt đầy uyên thâm của chiều sâu triết lý phương Đông.

Đối với các em nhỏ, Ông đồ sẽ cho chữ với hàm ý chúc sức khỏe, ngoan ngoãn. Ảnh - Kim Ngân

Khi nhịp sống ngày càng hối hả, thì giao lưu văn hóa đầu xuân với việc xin chữ và cho chữ đã tạo nên những giá trị tinh thần nhân văn cao cả. Việc xin chữ đầu năm ngày nay đã trở nên phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn. Những năm gần đây, để bảo tồn giá trị văn hóa cao đẹp này, ngoài việc tổ chức Hội thi viết thư pháp, ngành văn hóa còn tổ chức các hoạt động này tại Hội chợ xuân, Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư và các lễ hội mùa xuân trên khắp mọi miền của Tổ Quốc...

Mong rằng, hoạt động mang ý nghĩa tốt đẹp này tiếp tục được duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo tại nhiều nơi trong cả nước. Điều đó khẳng định, dù cuộc sống ngày càng hối hả tưởng sẽ làm con người ta quên đi những phong tục cũ, nhưng không khí nhộn nhịp, trang trọng tại lễ Khai mạc "Hội chữ Xuân Đinh Dậu 2017" tại Văn Miếu Quốc Tử Giám vừa qua là một minh chứng cho thấy những phong tục đẹp ngày Tết không dễ bị lãng quên./.

Kim Ngân

anhdt

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

(ThanhtraVietNam) - Đây là một trong những biện pháp được UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.

Hoàng Minh

An Giang: Phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn, hỗ trợ hộ nghèo

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 11/05, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể hội nông dân phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức đưa vào sử dụng công trình nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Kênh đường Cầm.

PV

Vĩnh Phúc chỉ đạo "nóng": Siết chặt phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường

(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, thách thức đang đặt ra.

PV

Bắc Ninh đặt mục tiêu lọt Top 10 Chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia

(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong năm 2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu rõ ràng là lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

PV

Mở thẻ tín dụng Bac A Bank là có quà - miễn phí thường niên, hoàn tiền "ngập ví"

(ThanhtraVietNam) - Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

K. Dung

VietinBank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực lâm, thủy sản

(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

VietinBank

Huế tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả

(ThanhtraVietNam) – Chủ tịch UBND Tp Huế yêu cầu tập trung triển khai công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, giám sát thị trường nhằm phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng

T.H

Nâng cao chất lượng nhân lực, thúc đẩy khoa học công nghệ trong kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững là hai nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay.

Hoàng Minh

Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

BS

Hải Phòng tăng cường đấu tranh phòng chống thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường yêu cầu các đơn vị triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không rõ nguồn gốc trên địa bàn.

PV

VietinBank digiGOLD đạt giải thưởng Sao khuê 2025

(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025, VietinBank digiGOLD - tính năng mua, gửi giữ, đặt lịch nhận vàng đã được vinh danh là sản phẩm xuất sắc và công nhận đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2025”.

Hà Anh

Xem thêm