Tất cả chuyên mục

Bế tắc trên chính trường Hàn Quốc

Thứ hai, 11/03/2013 - 09:34 (GMT+7)

Nửa tháng đã trôi qua kể từ sau lễ nhậm chức được tổ chức trọng thể tại thủ đô Seoul ngày 25-2, tân Tổng thống Park Geun-hye vẫn chưa thể thành lập được chính phủ với đầy đủ các thành viên nội các cần thiết. Sự cố khá hy hữu trong lịch sử này không chỉ đẩy chính trường xứ Kim Chi rơi vào thế bế tắc không đáng có mà còn ảnh hưởng phần nào đến uy tín của nữ Tổng thống 61 tuổi này.

 Tân Tổng thống Park Geun-hye xin lỗi người dân vì không thể thành lập được chính phủ.


Nút thắt quan trọng nhất dẫn đến thế bế tắc trên chính trường Hàn Quốc hiện nay là Quốc hội nước này không thể thông qua đề xuất của tân Tổng thống P.Geun-hye về tái cơ cấu chính phủ. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm mở đường cho việc thành lập các bộ, ngành và văn phòng mới cũng như điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chính phủ. Một trong những trở ngại gây bế tắc là đề xuất thành lập Bộ Khoa học và Sáng tạo tương lai của Tổng thống P.Geun-hye nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế lớn thứ 4 khu vực Châu Á này trở thành "một nền kinh tế sáng tạo". Tuy nhiên trọng trách đầu tiên hết sức nặng nề này của tân Tổng thống P.Geun-hye đã không thể trở thành hiện thực do phe đối lập phản đối mạnh mẽ. Làn sóng phản đối của các đảng đối lập - đặc biệt với ý tưởng thành lập Bộ Khoa học và Sáng tạo tương lai - khiến việc chất vấn để tiến tới việc phê chuẩn một số đề cử chủ chốt trong nội các của nữ Tổng thống P.Geun-hye đã phải tạm hoãn.

Giữa lúc chính trường Hàn Quốc đang ngổn ngang khó khăn khi phải làm việc trong tình cảnh không có một chính phủ hoàn chỉnh, sự nóng lên trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên những ngày qua kể từ khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ 3 (ngày 12-2) đang là phép thử lớn với kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị điều hành đất nước của nữ Tổng thống P.Geun-hye. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang từng giờ sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết 2094 gia tăng lệnh trừng phạt Triều Tiên do thử hạt nhân. Cùng với đe dọa sẽ tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Hàn Quốc, Triều Tiên còn tuyên bố sẽ áp dụng những biện pháp mạnh, trong đó có cả việc phá bỏ khu công nghiệp Kaesong và biến khu vực này thành căn cứ quân sự để trả đũa động thái siết chặt kiểm soát các phương tiện chuyên chở linh kiện, thiết bị từ Hàn Quốc sang khu công nghiệp này theo nghị quyết của LHQ. Trong bối cảnh đó, làm thế nào để bảo đảm an ninh đất nước, an toàn cho người dân là mối quan tâm hàng đầu của tân Tổng thống P.Geun-hye. Nhưng việc Quốc hội Hàn Quốc không thể thông qua dự luật tái cơ cấu chính phủ để bổ nhiệm các thành viên nội các mới khiến những khó khăn càng trở nên nặng nề hơn.

Không hề khuất phục trước những khó khăn trước mắt, tân Tổng thống P.Geun-hye nhìn thẳng vào sự thật để tìm cách giải quyết. Trong một phát biểu mới nhất trước các lãnh đạo Quốc hội, nữ Tổng thống P.Geun-hye thừa nhận, hơn bao giờ hết Hàn Quốc đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn từ bên trong lẫn bên ngoài. Cùng với lời xin lỗi người dân khi để xảy ra sự trì hoãn "nghiêm trọng" và "chưa từng có" trong việc điều hành các vấn đề quốc gia, tân Tổng thống P.Geun-hye đã kêu gọi các chính khách đối lập hành xử có trách nhiệm và giải quyết tình trạng bế tắc trong Quốc hội vốn đang làm tê liệt chính quyền mới do bà lãnh đạo.

Mặc dù đến nay đã có 11 thành viên chính phủ hoàn tất quá trình điều trần, chất vấn ở Quốc hội nhưng sẽ chỉ có 7 bộ trưởng gồm Bộ trưởng Thống Nhất, Tư pháp, Văn hóa, Phúc lợi xã hội, Môi trường, Lao động và Bình đẳng giới chính thức nhậm chức vào hôm nay (11-3). Bốn vị trí còn lại chưa thể nhậm chức do dự luật cơ cấu chính phủ mới vẫn còn trên bàn nghị sự của Quốc hội nước này. Ngay sau khi chính thức công bố quyết định bổ nhiệm, Tổng thống P.Geun-hye sẽ có cuộc họp đầu tiên với bảy thành viên chính phủ. Song đây chưa phải là cuộc họp nội các đầu tiên, bởi luật pháp Hàn Quốc quy định cuộc họp nội các phải có số lượng ít nhất là 15 thành viên chính phủ tham gia. Trước khó khăn này, nữ Tổng thống Park Geun-hye hy vọng các đảng đối lập hãy trao cho bà cơ hội phục vụ đất nước bằng việc nhanh chóng ủng hộ chính phủ mới để sớm đưa guồng máy của nội các đi vào hoạt động.

Theo Đình Hiệp (HNM)

nguyenthuhang

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Việt Nam và Singapore: Mở ra chương mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

TH

Việt Nam đẩy nhanh sáp nhập tỉnh, xã, hành trình tinh gọn bộ máy chính trị đến tháng 8/2025

(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.

Lan Anh

Chống tham nhũng ở Ukraine: 5 bài học từ quá trình cải cách

(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.

Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Xây dựng văn hóa liêm chính: Ghana hướng tới mô hình quản trị minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore: Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững

(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.

Dương Nguyễn (TH)

Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.

Dương Nguyễn (TH)

Dấu ấn Việt Nam tại ASEAN: Tổng Bí thư Tô Lâm và tầm nhìn chiến lược

(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.

TH

Việt Nam - Indonesia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

TH

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước Indonesia và thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN

(ThanhtraVietNam) - Chuyên cơ chở Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Jakarta, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia và thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN theo lời mời của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.

TH

Giáo dục liêm chính: Chìa khóa chống tham nhũng ở Haiti

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ tập trung vào việc điều tra và truy tố tham nhũng, Haiti còn đặt trọng tâm vào giáo dục, trang bị cho thế hệ trẻ những giá trị đạo đức và trách nhiệm giải trình. Các câu lạc bộ liêm chính tại trường học đang dần hình thành, góp phần thay đổi nhận thức và tạo nền tảng cho một xã hội minh bạch hơn.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Ukraine đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng: Tiến bộ và thách thức

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo gần đây từ GRECO ghi nhận những cải cách đáng kể của Ukraine trong việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, một số khuyến nghị vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, đòi hỏi nỗ lực bền bỉ để giải quyết các điểm yếu còn tồn tại.

Dương Nguyễn (Theo JURISTnews)

Việt Nam tham luận về phòng, chống tham nhũng trong khuôn khổ SOM1 APEC 2025

(ThanhtraVietNam) - Các tham luận của Việt Nam tập trung vào nội dung như tiến triển trong công tác phòng, chống rửa tiền gắn với phòng, chống tham nhũng (giai đoạn 2023-2024); việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; cơ cấu quản trị, hệ thống tổ chức các cơ quan phòng, chống tham nhũng và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này ở Việt Nam.

Ngọc Vân - Hoàng Minh

Xem thêm