Thứ hai, 24/03/2025 - 10:37 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Để phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Định phát huy tổng thể các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Trong đó, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tránh lãng phí.
Nội dung chỉ đạo đáng chú ý trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội thời gian qua và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.
Nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực
Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Định đã đoàn kết, nỗ lực, chủ động, sáng tạo; triển khai nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, kết luận của Trung ương, các giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện về kinh tế-xã hội.
Đặc biệt, từ năm 2023, tỉnh tiên phong áp dụng phương pháp tính toán và giao chỉ tiêu kinh tế-xã hội theo giá trị sản phẩm, bảo đảm sự đồng bộ từ cấp tỉnh tới cấp xã, chuyển từ định tính sang định lượng.
Theo đó, tỉnh đã đạt nhiều kết quả nổi bật về kinh tế, xã hội. Năm 2024, đạt và vượt 20/21 chỉ tiêu đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; GRDP tăng 7,78%, xếp thứ 26/63 cả nước, 6/14 vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; GRDP bình quân đầu người đạt 86,1 triệu đồng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. (Ảnh: chinhphu.vn)
Các ngành, lĩnh vực tăng trưởng khá toàn diện. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất lớn, nâng cao giá trị; thủy sản tăng khá, đẩy mạnh khắc phục cảnh báo thẻ vàng IUU, đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới. Sản xuất công nghiệp năm 2024 tăng 12,07%, là điểm sáng của nền kinh tế. Xuất khẩu đạt 1,752 tỷ USD-vượt kế hoạch năm, tăng 10,5%. Tổng mức bán lẻ, dịch vụ tăng 12%; khách du lịch 9,7 triệu lượt, vượt 67% kế hoạch.
Thu ngân sách nhà nước đạt 16.572 tỷ đồng, tăng 30,9%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 56.061 tỷ đồng, tăng 8,5%; giải ngân vốn đầu tư công đạt 115,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bên cạnh đó, cải cách hành chính, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo được đẩy mạnh. Tập trung cải thiện các Chỉ số PAPI, PCI, PAR Index và SIPAS, trong đó chỉ số Phục vụ người dân, doanh nghiệp tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu cả nước. Đồng thời, triển khai hiệu quả sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế.
Tỉnh chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh; tập trung xoá nhà tạm, nhà dột nát (trước ngày 31/5/2025 hoàn thành cho 4.418 hộ). Quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Những tháng đầu năm 2025, kinh tế-xã hội tiếp tục xu hướng tích cực; dự kiến quý I sản xuất công nghiệp tăng 10%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt 23,2% kế hoạch; xuất khẩu hàng hóa ước đạt 27,1% kế hoạch; thu hút 26 dự án đầu tư với tổng vốn 11.254,7 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 12,6% kế hoạch…
Song tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Bình Định chưa được phát huy, khai thác tương xứng. Hạ tầng kinh tế, xã hội còn hạn chế. Sản xuất, kinh doanh, còn khó khăn; thu hút đầu tư hiệu quả chưa cao, nhất là các dự án, doanh nghiệp lớn. Tỉnh chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực; sản phẩm du lịch còn đơn điệu…
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm
Phát biểu kết luận buổi làm việc, ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu, kết quả Bình Định đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp vào kết quả chung của đất nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Bình Định tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Bình Định cần tiên phong hơn nữa, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, không trông chờ, ỷ lại, luôn kiên định, giữ vững lập trường, xây dựng tỉnh Bình Định phát triển nhanh nhưng bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bình Định phát huy tổng thể các nguồn lực, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. (Ảnh: chinhphu.vn)
Đặc biệt, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tránh lãng phí; đặt mình vào vị trí của người dân, doanh nghiệp khi giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải mang lại hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được.
Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu lấy nguồn lực bên trong (gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, tỉnh phải bám sát quan điểm là nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp. Cần triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”. Đó là có lợi cho đất nước, có lợi cho người dân, có lợi cho doanh nghiệp, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; không có động cơ cá nhân, tham nhũng, tiêu cực và không để thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, của Nhân dân, tài nguyên của đất nước.
Tập trung làm tốt, tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Về nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu tỉnh tập trung triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp địa giới hành chính bảo đảm tiến độ, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Quan trọng nhất là làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong cấp ủy, chính quyền, trong Nhân dân.
Đồng thời, đẩy mạnh tăng trưởng theo chỉ tiêu đã đề ra, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP cả nước từ 8% trở lên trong năm 2025, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh Bình Định và các đại biểu dự buổi làm việc. (Ảnh: chinhphu.vn)
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm Thủ tướng đề nghị Bình Định lưu ý là làm tốt công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn; quan tâm đời sống người dân đã nhường mặt bằng cho các dự án; hoàn thành dứt điểm các dự án đã và đang triển khai, đồng thời chuẩn bị tham gia các dự án mới như triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
Mặt khác, Thủ tướng cũng gợi ý, cùng với việc sáp nhập xã, phường, bỏ cấp huyện, tỉnh có thể nghiên cứu sử dụng các trụ sở cơ quan để phục vụ y tế, giáo dục…; tiếp tục cụ thể hóa, đẩy mạnh hơn nữa triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tăng năng suất lao động.
Thủ tướng mong muốn tỉnh làm tốt hơn nữa việc phát triển hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, thể thao, phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng, tinh thần thượng võ; chú trọng xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện...
Hoàng Minh
Từ khóa:
thủ tướng Bình Định thủ tướng làm việc với bình định ban thường vụ tỉnh ủy bình định thủ tướng làm việc với ban thường vụ tỉnh ủy bình địnhÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.
Hoàng Minh (t/h)
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh