Thứ năm, 26/09/2024 - 08:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 của Chính phủ liên quan đến đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi).
Cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi), tại Nghị quyết số 148/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ.
Trong đó, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển hoạt động báo chí theo hướng bảo đảm điều kiện hoạt động, kinh phí, thu nhập cho các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, định hướng tuyên truyền; đổi mới hoạt động quản lý chặt chẽ, thông thoáng, đúng quy định pháp luật và phù hợp với quy hoạch.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. (Ảnh: Nhật Bắc)
Đáng chú ý, tại Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất với đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông về 04 nhóm chính sách; đồng thời giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nghiên cứu, rà soát các giải pháp của từng chính sách để bảo đảm phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của thực tiễn. Cụ thể:
Một là, tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động báo chí
Trong đó, chỉnh lý chính sách không cho phép tạp chí khoa học được mở văn phòng đại diện tại địa phương để bảo đảm tính chủ động của tạp chí và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tạp chí khoa học. Phạm vi thông tin của cơ quan báo chí cần phù hợp với tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ được giao.
Hai là, nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí
Đối với chính sách này, cần có chính sách khuyến khích để nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí tổ chức hoạt động hiệu quả.
Ba là, thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí
Cần hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế báo chí để hoạt động đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, cân nhắc tên gọi “tập đoàn báo chí” để phù hợp với bản chất của báo chí cách mạng, tránh cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau.
Bốn là, điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng
Đây là chính sách rất quan trọng, cần hoàn thiện các giải pháp để vừa quản lý hiệu quả, vừa thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động báo chí. Mặt khác, có công cụ xử lý các hành vi vi phạm trên không gian mạng cũng như có hình thức khen thưởng và chế tài phù hợp, kịp thời, phòng ngừa các hành vi trục lợi không hợp pháp từ hoạt động báo chí.
Để thực hiện hiệu quả nội dung Nghị quyết về xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi), Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật. Trong đó, đảm bảo có các nội dung được Bộ Tư pháp nêu tại Báo cáo thẩm định và các cơ quan báo chí nêu tại Phiên họp.
Bên cạnh đó, giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025./.
Hoàng Minh
Từ khóa:
Xây dựng pháp luật Bộ thông tin và truyền thông nghị quyết phiên họp pháp luật tháng 9/2024 xây dựng luật báo chí sửa đổi 4 chính sách đối với báo chí chính sách đối với báo chí trong xây dựng luật báo chí sửa đổiÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.
Hoàng Minh (t/h)
(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh