Tất cả chuyên mục

Chuyển thành công trình đầu tư công nếu không hoàn thành năm 2024

Thứ ba, 02/07/2024 - 18:00 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trả lời họp báo của ông Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II, chiều 02/7.

Ông Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II. Ảnh: N. Lộc

Ông Lê Đình Thăng đã thông tin với báo chí về thực trạng chậm phân bổ vốn đầu tư công theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Sau kiểm toán Chuyên đề "Công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục và phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15" (Chương trình), Kiểm toán nhà nước (KTNN) khuyến nghị công trình nào đến năm 2024 không hoàn thành thì chuyển thành công trình đầu tư công và coi Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã kết thúc “sứ mệnh”.

Ông Lê Đình Thăng cũng cho biết, mặc dù đã hết thời gian thực hiện Chương trình theo kế hoạch đề ra (theo yêu cầu ban đầu, phải thực hiện giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình trong năm 2022-2023), nhưng đến nay vẫn còn một số dự án chưa phê duyệt được dự án đầu tư nên chưa thể triển khai thực hiện, chưa phân bổ hết một lượng lớn nguồn lực của Chương trình. Những tồn tại nêu trên dẫn đến không thể hoàn thành được yêu cầu, mục tiêu đề ra nêu tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Tại các địa phương, các dự án chậm triển khai tác động trực tiếp đến việc không hoàn thành được mục tiêu cấp thiết đầu tư của các dự án như theo yêu cầu tại Nghị quyết “bố trí vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022-2025”.

Trách nhiệm của các cơ quan Trung ương trong công tác tham mưu

Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến việc chậm phân bổ, giải ngân vốn của chương trình. Bên cạnh những nguyên nhân thuộc trách nhiệm của các cơ quan Trung ương có liên quan trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông báo, giao kế hoạch vốn Chương trình còn chậm trễ, chưa đảm bảo mốc thời gian theo yêu cầu, còn có trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương từ khâu lựa chọn danh mục.

Các địa phương lựa chọn danh mục các dự án tham gia Chương trình hầu hết là các dự án chưa có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 trong khi nguyên tắc, tiêu chí ưu tiên của Quốc hội có quy định “Ưu tiên phân bổ vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đang triển khai thực hiện, có khả năng hoàn thành sớm nhưng chưa được bố trí vốn hoặc chưa được bố trí đủ vốn”.

Do đó, thời gian chuẩn bị thủ tục đầu tư để đáp ứng yêu cầu được giao vốn thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công còn mất nhiều thời gian, kéo theo chậm trễ trong việc trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị thủ tục đầu tư, phân bổ chi tiết kế hoạch vốn, bố trí vốn đối ứng ngân sách địa phương, thực hiện đầu tư và thực hiện giải ngân kế hoạch vốn của chương trình, các địa phương còn chưa có giải pháp quyết liệt để hoàn thành theo đúng cam kết khi tham gia thực hiện chương trình cũng là một trong những nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện dự án.

KTNN cũng chỉ rõ nhóm nguyên nhân thuộc trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông báo, giao kế hoạch vốn Chương trình.Trong đó, danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho các dự án trình Quốc hội chưa cụ thể, do đó, phải thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng để đề xuất lại danh mục, dẫn đến mất nhiều thời gian và chậm ban hành thông báo mức vốn của Chương trình.

Việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tổng mức vốn, chi tiết danh mục và mức vốn dự kiến cho từng nhiệm vụ, dự án của từng Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để làm căn cứ hoàn thiện thủ tục đầu tư còn chưa đáp ứng tiến độ.

Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn, xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 cho các nhiệm vụ chi thuộc Chương trình chưa kịp thời. Công tác tham mưu cho Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về phương án phân bổ số vốn còn lại của Chương trình chưa bảo đảm quy định về thời gian.

Bên cạnh đó, theo KTNN, nhóm nguyên nhân thuộc trách nhiệm của các đơn vị thực hiện Chương trình là do đa số các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chủ yếu đăng ký các dự án chưa có trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 (255/264 dự án) trong khi Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu “Ưu tiên phân bổ vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đang triển khai thực hiện, có khả năng hoàn thành sớm nhưng chưa được bố trí vốn hoặc chưa được bố trí đủ vốn” nên tính sẵn sàng và khả năng hấp thụ vốn không cao.

Đối với lĩnh vực y tế, do công tác chống dịch và nhiều nhiệm vụ khác Bộ Y tế cùng phải giải quyết khẩn cấp; cơ chế cấp vốn mới, thực hiện lần đầu; quy trình, thủ tục đầu tư phải thực hiện qua nhiều bước; thủ tục báo cáo, xét duyệt qua nhiều khâu và quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan để đảm bảo chặt chẽ; phạm vi đầu tư rất rộng, trên toàn quốc; nhiều địa phương, đơn vị chuẩn bị đề xuất chưa tốt, phải sửa nhiều lần, chậm gửi báo cáo cho Bộ Y tế. Một số đơn vị, địa phương có đăng ký, nhưng sau đó trả lại vốn, dẫn đến việc phải điều chỉnh, thay đổi danh mục dự án và số vốn phân bổ; chưa có cơ chế huy động thêm các nguồn lực cho phòng, chống dịch như huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia, chính sách xã hội hóa nguồn lực.

Toàn cảnh buổi họp báo tại KTNN, chiều 02/7. Ảnh: N. Lộc

Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương từ khâu lựa chọn danh mục

Cũng theo ông Lê Đình Thăng, Nghị quyết số 43/2022/QH15 được ban hành gấp gáp nên khó thiết kế được chính sách hoàn hảo. Sau khoảng 10 ngày khi Nghị quyết số 43/2022/QH15 được ban hành thì Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11 để triển khai ngay.

Tuy nhiên, các Bộ, ngành, địa phương đã bổ sung danh mục các công trình, dự án cấp bách khác do địa phương và Bộ, ngành xác định nhưng nhiều công trình được bổ sung chưa được chuẩn bị đầu tư và từ lúc bổ sung vào danh mục phân bổ vốn để trình cấp có thẩm quyền đến lúc triển khai đã quá thời gian theo quy định. Vì vậy, Quốc hội phải kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, nhưng đến nay có thể thấy rất nhiều nội dung sẽ khó thực hiện.

Việc chậm triển khai phân bổ vốn dẫn đến việc một số công trình đưa vào giải ngân chậm do thủ tục hành chính chưa đầy đủ nên không thể giải ngân được.

Nghị quyết số 43/2022/QH15 quy định KTNN định kỳ kiểm toán và báo cáo kết quả với Quốc hội. Theo đó, từ năm 2022, KTNN đã bổ sung vào Kế hoạch kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15. Tháng 10/2022, KTNN báo cáo việc phân bổ vốn đầu tư công và khuyến nghị rõ, đến cuối năm 2023 sẽ có những công trình nào không được thực hiện được. Chính báo cáo đó của KTNN và các báo cáo tổng kết, đánh giá khác của Chính phủ về việc những công trình, dự án đến 31/12/2023 không thực hiện được nên Quốc hội đã ban hành Nghị quyết cho kéo dài đến hết năm 2024. Đó là khuyến nghị của nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó có khuyến nghị của KTNN.

Năm 2023, KTNN đã kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này và KTNN cũng khuyến nghị công trình nào đến năm 2024 không xong thì chuyển thành công trình đầu tư công và coi Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã kết thúc “sứ mệnh”.

Báo cáo của KTNN cho biết, đến 30/6/2023, tổng số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao các nhiệm vụ, dự án cho  Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trong 02 năm 2022 - 2023 là 116.848,3 tỷ đồng; các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ vốn hằng năm cho các dự án thuộc Chương trình là 81.801,26 tỷ đồng, đạt 70%.

Số vốn còn lại chưa được các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ là 48.416,52 tỷ đồng; Lũy kế vốn giải ngân của các dự án thuộc Chương trình đến 30/6/2023 là 24.143 tỷ đồng, đạt 18,4% so với số vốn được giao trong 02 năm 2020-2023, đạt 29,5% so với số vốn hằng năm mà các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ.

Đến 31/03/2024, còn 20.491 tỷ đồng của hạn mức vốn Chương trình chưa được các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ, điều chỉnh linh hoạt, chiếm tỷ lệ 15,7% tổng mức.

K. Dung (Theo Kiểm toán nhà nước)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực

(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.

PV

Huy động tổng thể các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.

Hoàng Minh (t/h)

Xây dựng khung pháp lý cho đội ngũ nhà giáo

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Lan Anh

Bộ Dân tộc và Tôn giáo bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.

K. Dung

Tạo điều kiện tối đa để phát triển kinh tế tư nhân toàn diện, hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Hoàng Minh

Thanh Tra Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.

Lan Anh

Phòng ngừa tham nhũng thông qua cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.

Lan Anh

Thanh tra, phòng chống tham nhũng: Đột phá tháo gỡ dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Lan Anh

Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…

Hoàng Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.

Thanh tra Chính phủ: Tăng cường kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.

Lan Anh

600 tấn sữa giả - Lời cảnh tỉnh từ Luật sư về lằn ranh kinh doanh và tội phạm

(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.

Lan Anh

Xem thêm