Ổn định dân cư vùng biên giới vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Thứ sáu, 16/07/2021 15:00
(ThanhtraVietNam) – Dự án ổn định dân cư biên giới xóm Lũng Mần và cụm dân cư Lũng Pịa, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm là 2 trong 5 dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện nhằm ổn định dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh.

leftcenterrightdel
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng nỗ lực ổn định dân cư vùng biên giới vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh. (Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng)
Về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành nông nghiệp đã tham mưu trình UBND tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch trung hạn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025 trên cơ sở kế hoạch đào tạo của các huyện, năm 2021 nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2021 là 1.050 người.

Về công tác bố trí ổn định dân cư, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh đang  thực hiện 5 dự án trong đó tiếp tục thực hiện 2 dự án bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh đó là Dự án ổn định dân cư biên giới xóm Lũng Mần và cụm dân cư Lũng Pịa, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, dự án tiếp tục được giao kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) năm 2021 được đầu tư 15 tỷ đồng và Dự án ổn định dân cư biên giới xóm Nà Trào, xã Cách Linh, huyện Quảng Hòa được đầu tư 10 tỷ đồng. Cùng với đó, Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đầu tư 3 dự án bố trí dân cư khởi công mới thực hiện năm 2021 (Quyết định số 118/QĐ-TTg) đó là  Dự án bố trí dân cư vùng thiên tại xóm Bản Riềng, xã Sơn Lộ, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng: 10 tỷ đồng; Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai xóm Cốc Ngòa, xóm Riềng Thượng, xã Hưng Đạo, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng: 10 tỷ đồng; Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai thôn Nặm Dạng, Pò Làng, xã Quang Trọng, huyện Thạch An: 10 tỷ đồng. Hiện nay UBND các huyện đang triển khai thực hiện chưa có kết quả giải ngân.

Về công tác thực hiện hỗ trợ ổn định dân cư, đã thực hiện di dân ra khỏi vùng thiên tai 76 hộ, di dân ra biên giới 68 hộ nằm trong vùng có nguy cơ bị thiên tai, sạt lở và vùng biên giới có nhu cầu di chuyển ổn định đời sống với tổng nhu cầu vốn là 4.920 triệu đồng. Tuy nhiên hiện nay khó khăn gặp phải là chưa được giao vốn hỗ trợ thực hiện.

Về Công tác phát triển lâm nghiệp, tổng hợp kết quả trồng rừng tính đến ngày 14/6/2021 đạt 437,74 ha. Trong đó, trồng rừng sau khai thác của các hộ gia đình 68,64 ha; trồng rừng sản xuất 23,4 ha, trồng rừng phục hồi thay thế 5,5ha; Diện tích trồng cây phân tán 340 ha. Kết quả thực hiện chỉ tiêu trồng rừng trong 6 tháng đầu bằng 133% so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên so với kế hoạch năm 2021 còn thấp, nguyên nhân là do chưa được bố trí kinh phí trồng rừng năm 2021 để thực hiện; Kết quả chăm sóc, bảo vệ rừng trồng 6 tháng đầu năm thanh toán tiền chăm sóc rừng trồng thay thế năm thứ 2, năm 3 và trồng mới trồng rừng thay thế. Tổng số tiền là 1.295.482.729 đồng. Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho toàn bộ chủ rừng thuộc lưu vực thủy điện liên tỉnh lưu vực thủy điện trên địa bàn huyện Bảo Lâm là 11,547 triệu đồng trong đó chi cho chủ rừng là cộng đồng xóm: 150 cộng đồng, nhóm hộ: 293 nhóm. Hộ gia đình: 2.643 hộ.

Về công tác chăn nuôi, thú y, công tác di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà, Kết quả di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở đạt 337/2.600 hộ, đạt 13% kế hoạch giao nguyên nhân chậm là do hiện nay Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 đã hết hiệu lực và chưa có văn bản mới thay thế để làm căn cứ thực hiện.

Về công tác tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vắc xin theo nhu cầu của các huyện, thành phố hiện nay đang tập trung triển khai thực hiện, tuy nhiên tại một số địa phương công tác này gặp nhiều khó khăn do không có thú y viên hoặc công chức thực hiện kiêm nhiệm, không có chuyên môn chăn nuôi thú y do đó chỉ đạt khoảng 20-40% kế hoạch UBND tỉnh giao.

Đối với công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai và nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, ngành nông nghiệp đã tham mưu giúp UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, diễn biến về thời tiết và kiểm tra nguồn nước tại các hồ chứa, sông, suối, khe lạch để điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp; chỉ đạo các Chủ đầu tư khẩn trương xây dựng hoàn thành các hạng mục công trình, công trình xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp đúng tiến độ để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ sản xuất nông nghiệp; theo dõi chặt chẽ thông tin diễn biến thời tiết, nguồn nước. Khắc phục rò rỉ thất thoát nước trên tuyến dẫn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước; Chủ động kế hoạch tích nước trong ao, hồ chứa và điều tiết nước hợp lý, và khai thác hiệu quả nguồn nước. 8 Với chỉ tiêu phấn đấu năm 2021 tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 91%, hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị, UBND huyện lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao./.

H.T

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra