Thứ hai, 11/10/2010 - 14:43 (GMT+7)
(Thanhtravietnam.vn) - “Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa” là tập hợp những tấm ảnh cũ với cốt lõi là sưu tập bưu ảnh – một ấn phẩm rất phổ biến ở đầu thế kỷ XX. Đó thực sự là một nguồn sử liệu quý giúp ta hiểu được cảnh xưa, người cũ của thành phố Hà Nội thời thuộc địa. Những tấm ảnh lại được sắp đặt thành từng chủ đề chủ yếu là những nét xưa về những con người, những con đường, góc phố và làng nghề truyền thống...
Xem ảnh để nhớ nhung về một “Hà Nội 36 phố phường xưa”, để thấy tự hào về những đổi thay tiến bộ, về cái mất đi thật đáng tiếc. Với người có tuổi nó mang lại nỗi niềm hồi cố những cái đang còn, với những người trẻ tuổi nó là một sự khám phá về những cái không còn nữa. Hiểu hơn để Yêu hơn, để có trách nhiệm hơn như những người thừa kế Hà Nội Xưa để xây đắp Hà Nội “Nay” và “Mai sau”.
Bộ ảnh được “Tạp chí Xưa & Nay của Hội Sử học Việt Nam” sưu tầm và biên soạn được “Công ty cổ phần Đến Vietnam – Trung tâm sự kiện Connect” tổ chức trưng bày vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Phố Hàng Thiếc (Rue des Ferblantiers)
Một con phố không dài, kiến trúc cổ điển, dân ta gọi là Hàng Thiếc để nói đến một loại vật liệu bằng kim loại thời đó là mới mẻ. Thiếc dùng để đúc một số vật dụng như chân đèn, cây nến, lư hương…nhưng chủ yếu là dung để hàn ghép các đồ dung làm bằng kim loại khác. Vì thế Tây gọi phố này là “Phố làm hàng sắt Tây”…Ở đây người ta sử dụng nhiều phế liệu chủ yếu là các loại thùng đựng dàu hỏa để làm thành các vật dụng như chậu, thùng gánh nước…Đặc biệt là những đồ chơi trẻ em trong những ngày Tết Trung Thu hấp dẫn thế hệ trẻ xưa bởi những thiết kế khéo léo làm cho đồ chơi cử động, ví như con thỏ đánh trống, con bướm vỗ cánh, tàu thủy chạy bấc dàu hỏa…
Ban đầu ở đây đa phần là từ Hoài Đức (Hà Đông) ra lập nghiệp, về sau nó cáng phát triển nên có thêm nhiều nghề khác và sản phẩm ngày càng đa dạng theo nhu cầu của đời sống luôn thay đổi.
Phố Hàng Đồng (Rue du Cuivre)
Xưa kia có phố Hàng Chén (Rue des Tasses), về sau bị ngắt ra làm 2, đất thôn Đông Thành (cũ) thành Hàng Bát Sứ; đất thôn Yên Phú (cũ) thành phố Hàng Đồng. Tên gọi như thế có thể vị dân gốc làng Cầu Nôm kéo ra đây làm nghề bán đồ đồng. Vật dụng bằng đồng như đinh hay chân nến cùng các đồ tế tự bằng đồng, chậu thau, ống nhổ và nhất là nồi đồng, chảo đồng và mâm đồng là những đồ gia dụng của những gia đình khá giả. Các cửa hàng ở phố chỉ bày bán sản phẩm và thu mua đồ đồng cũ (vì thế có nghề “đồng nát”), còn việc chế tác tại các lò đổng ở nhiều vùng khác nhau. Hình ảnh cô hàng “đồng nát” đang cùng chủ hiệu lựa các món đồ cũ ngay tại cửa hàng thật sinh động.
Phố Hàng Đào (Rue de la Soie)
Cái tên Hàng Đào được người Pháp dịch thành “Phố Lụa” quả là sát, cho dù các mặt hàng buôn bán trên phố thuộc loại danh giá của dân Hà Thành này rất đa dạng. Sách của Nguyễn Trãi từng nhắc đến Phường Đại Lợi có nghệ nhuộm tơ lụa từ thời Trần qua thời Hậu Lê đã tạo nên sự sầm uất trên con phố này…
Đến đầu thế kỷ XX tại đây vẫn còn những phiên chợi bán the của dân La Cả, La Khê, lụa đũi của Làng Đại Mỗ, gấm vóc của Vạn Phúc, lĩnh của làng Bưởi…Rồi dân nhiều nơi đến nhận hàng về nhuộm, khiến Hàng Đào trở nên đô hội, dân Hàng Đào trở nên giàu có và con gái Hàng Đào trở nên danh giá. Sau Đại chiến I, lại có dân Ấn Độ từ xứ Bombay đến định cư và buôn bán các loại vải bong của phương Tây khiến cho con phố này càng thêm sẩm uất…Rồi Hàng Đào còn có nhà cụ Cử Lương Văn Can (nhà số 4) mở trường Đông Kinh nghĩa thục (nhà số 10).
Phố Hàng Hòm (Rue des Caisses)
Nằm trên đất cũ của thôn Cổ Vũ, dân Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Đông) có nghề cổ truyền là làm đồ gỗ sơn đã lên lập nghiệp tại đây, mang lại cho Thăng Long từ thế kỷ XVIII có thêm một con phố mới. Dù trải qua nhiều biến cố, nay vẫn còn dấu tích ngôi đình thờ Tổ nghề năm trong phố. Đầu thế kỷ trước, đa phần các hộ dân trong phố sản xuất các loại hòm bằng gỗ…Nhưng càng ngày cư dân càng đông, các sản vật được làm và bán trên phố càng đa dạng.
Phố Hàng Khoai (Rue de Tubercules)
Cái phố nằm sát kề cạnh phía Bắc của Chợ Đồng Xuân, kéo từ đường Bờ Sông sát dốc cầu Long Biên chạy thẳng ra Hàng Lược chính là phố Hàng Khoai mà người Pháp đặt tên chung là hàng “Củ” (Rue de Tubercules). Đoạn phố cạnh Chợ sầm uất dễ hiểu vì nó vừa sát chân cầu lại vừa sát cái chợ lớn nhất Hà Nội. Nhưng nhìn vào những tấm ảnh ta đủ thấy nó rất hẹp. Chính đoạn phố này nhà thơ Tản Đà đã mở trụ sở của tờ báo “An Nam Tạp Chí” nổi tiếng một thời.
Phố Mã Mây (Rue des Pavillons Noirs)
Giờ đây, Mã Mây là tên của một phố, xưa kia là của 2 phố với hai đặc trưng hàng nghề là Mây ở đoạn gần Hàng Buồm và Đồ Mã ở đoạn sát Hàng Bạc. Khi còn Sông Tô Lịch thì đây là nơi sầm uất vị buôn bán các thổ sản từ trên rừng xuôi về. Riêng đoạn Hàng Mã thì chuyên làm các đồ vàng mã tùy tang hay để hóa, phục vụ tín ngưỡng với người âm, sau này mới chuyển về khu vực Phố Hàng Mã gần chợ Đồng Xuân như bây giờ. Dãy phố mang kiến trúc cổ điển.
Người Pháp thì goi tên là “Phố quân Cờ Đen” để ghi nhận nỗi kinh hoàng của cả Tây lẫn ta với đám quan quân ít nhiều mang tính phổ phỉ đến từ Phương Bắc hoành hoành và từng đóng quân tại đây. Một thời, người Pháp cũng chọn phố này để lập những công sở, vì nó gần bờ sông để dễ đi lại. Không biết có phải vì vậy mà bây giờ phố này thành nơi đi lại của nhiều du khách nước ngoài.
Phố Hàng Khay và dẫy hàng hoa
Nối dài phố Paul Bert (Tràng Tiền) sầm uất đoạn qua góc Tây Nam Hồ Gươm được gọi là Phồ Hàng Khay vốn là đất của hai thôn Thị Vật và Vũ Thạch. Khay là món đồ gỗ dùng để đựng để đặt ấm chén uống trà hay rượu. Nó đẹp nhờ tài khéo của người thợ khảm trai hay ốc lên mặt gỗ. Làng nghề thợ khảm vốn tập trung tại đất bị Tây lấy làm đường Paul Bert dồn sang đây. Đất trên trục phố chính giá trị cao nên thợ tản về quê chỉ còn một vài cửa hàng, sau cũng mất dần chỉ còn cái tên. Các cửa hàng sang trọng của người Tây, một vài nhà buôn Việt Nam hay Ấn Độ cũng mở cửa hàng…
Phố Hàng Nón (Rue des Chapeaux)
Hàng Nón xưa không dài như bây giờ, chỉ là đoạn giữa Hàng Thiếc và Hàng Điếu chuyên bán nón và còn bán cả áo tơi. Có nhiều loại nón: Đàn ông có nón dừa, nón long, có cái còn gắn chóp bạc. Còn với giới nữ thì chiếc nón còn là một thứ trang phục tạo nên nét duyên dáng rất đặc trưng cho giới tính.
Tuy nhiên, cùng với thời gian và những đổi thay của lối sống đô thị, đàn ông dần ít sử dụng để được thay bằng chiếc ô hoặc chấp nhận Âu phục với các loại mũ trên đầu. Ở chốn thị thành, chiếc nón quai thao rất đặc trưng cũng mất dần, chỉ còn chiếc nón hình chóp đứng.
Phố Hàng Mắm (Rue de la Saumure)
Phố Hàng Mắm là cửa ngõ từ các vạn chài từ sông Hồng đem lại các loại mắm vào quan cửa ô Ưu Nghĩa để vào phố Hàng Bạc và “36 phố phường”. Có lẽ vì đặc trưng của mắm là vị ngon nhưng hương khó chịu nên nó dừng lại thành một phố chuyên bán loại đặc sản này.
Phố nằm trên đất của thôn Tân Khai xưa, nhưng dân nghề thì từ làng Canh (Hòe Thị, Từ Liêm) đến hành nghề như họ đã đi khắm các nơi khác giúp sản xuất và sửa chữa các nông cụ hay vật dụng sinh hoạt bằng sắt nên có thời nó được gọi là Phố Hàng Bừa (vì bán rất nhiều răng bừa). Gần sông Tô Lịch nên sau khi con sông này bị lấp, đất làng được sắp xếp thành phố xá, cư dân đông dần, có cả người từ làng Hà Từ (Sơn Tây) lên mở lò. Gặp lúc cầu Doumer (Long Biên) xây dựng, vật liệu cũng như công nghệ chế tác sắt thép được phổ biến, việc tán đinh bu-lông trên thân cầu đào tạo được nhiều nhân lực bản địa nên nghề rèn có phần phát đạt.
Phố Cầu Gỗ (Rue du Pont-en-bois)
Đôi khi tên phố chỉ là dấu tích còn lại của cái không còn nữa. Cái cầu làm bằng gỗ nay không còn trên một con phố có những ngôi nhà kiểu rất cũ và đặc trưng của kiến trúc Hà Nội trước khi Tây sang. Vị trí khuất nhưng lại kề với những chốn đô hội (Hồ Hoàn Kiếm và phố Hàng Đào) lại gần Ga xe điện Bờ Hồ…nên nó cũng là một phố của những cư dân làm nhiều nghề mà nay gọi là “dịch vụ” cho đời sống thị dân và các phòng trọ cho sĩ tử ra kinh thi trú ngụ, vừa gần phố Hàng Gai bán giấy bút, lại gần nơi thờ Văn Xương trong Đền Ngọc Sơn phù hộ cho việc học hành thi cử.
Phố Hàng Đường (Rue du Sucre)
Hàng Đường là cái tên có từ trong ca dao xưa và không bị thay đổi, có chăng thêm cái tên phố Cầu Đông khi có một chiếc cầu đá bắc ngang con sông Tô Lịch chảy dài từ Hàng Lược quan Hàng Cá dọc Ngõ Gạch ra sông Hồng…Đến khi sông lấp rồi, cầu không còn, để khai thông con đường từ Bờ Hồ ra Hàng Đậu nên chợ Cầu Đông xưa mới dịch chuyển sang một bên đường để lập ra cái chợ to và lấy tên hàng tổng là Đồng Xuân.
Về sau này, Hàng Đường có nhiều cửa hàng bánh mứt kẹo có tiếng và đặc biệt sẩm uất vào những ngày giáp Tết Trung Thu với bánh nướng, bánh dẻo hay Tết Nguyên đán với các loại mứt, kẹo. Ngoài đồ ngọt, còn nhiều cửa hàng vải vóc..Ngày nay, Hàng Đường thay đổi rất nhiều nhưng vẫn sầm uất và vẫn giữ được vị ngọt ngào truyền thống.
Lan Anh (tổng hợp)
letiendat
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu triển khai đợt cao điểm Tháng 5 đấu tranh chống sản xuất, buôn bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa giả và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 17/5/2025, tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng đã diễn ra Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2025 với chủ đề “Cộng đồng bền vững - Thích ứng thiên tai”.
(ThanhtraVietNam) - Liên quan đến sự cố sạt lở tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ, Lai Châu, đến 14 giờ 10 phút ngày 17/5/2025, các lực lượng chức năng đã tìm được 05 thi thể công nhân bị vùi lấp.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 16/5/2025 tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A thuộc bản Lả Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã xảy ra sự cố sạt lở đất, đá khi đang thi công hố móng đập làm 09 công nhân thuộc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Dũng Phúc Lộc bị mất tích và bị thương.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ Tiên Tiến thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ VN chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Sự kiện hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình mang đến các sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn, minh bạch, chất lượng và hiệu quả cao cho người dân Việt Nam.
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Thông tư quy định nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số tạo nền tảng pháp lý vững chắc để ngành lưu trữ quốc gia bắt nhịp chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả bảo quản, khai thác tài liệu trong thời đại công nghệ số bùng nổ.
Dương Nguyễn
Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ tiếp tục sụt giảm, The S-Vista tại Vinhomes Ocean Park 1 nổi lên như một “ngôi sao” của thị trường BĐS phía Đông Hà Nội, khi hội tụ hàng loạt ưu điểm đắt giá, trở thành sản phẩm để ở kết hợp đầu tư đáng tiền đến từng mét vuông.
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm khách quan, trung thực, đúng quy định, không gây cản trở hoạt động của các đơn vị liên quan. Công tác kiểm tra được triển khai khoa học, không chồng chéo, không bỏ sót.
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo, trong đó những đề xuất quan trọng đảm bảo quyền lợi và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày Quốc tế Gia đình 15/5 vừa qua là dịp để cả thế giới tôn vinh vai trò của gia đình như một điểm tựa yêu thương, nơi nuôi dưỡng những giá trị nhân văn và sự gắn kết giữa con người.
Song Anh
Từ ngày chuyển sang VinFast VF 7, chị Hương Giang cảm thấy những chuyến đi xa trở nên hứng khởi hơn bao giờ hết vì trải nghiệm vận hành thú vị, an toàn và không tốn một đồng nhiên liệu.
Khi kinh tế và du lịch bùng nổ mạnh mẽ, Móng Cái bước vào thời kỳ vàng của phát triển đô thị và thu hút đầu tư. Song, giữa làn sóng tăng trưởng, thành phố vẫn “khát” các dự án đồng bộ, hiện đại để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao cấp của tầng lớp cư dân mới. Sự xuất hiện của Vinhomes Golden Avenue chính là lời giải trọn vẹn cho cơn khát ấy.