Thứ ba, 11/06/2024 - 14:33 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, sáng ngày 11/6, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Thanh tra Campuchia đã thăm và làm việc tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Dự buổi làm việc có Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam Dương Quốc Huy và đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; bà Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam; Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn cùng đại diện các đơn vị, phòng ban liên quan.
Toàn cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Minh Nguyệt)
PVN đóng vai trò chủ lực, trụ cột của nền kinh tế
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy cho biết, Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Bộ Thanh tra Campuchia có quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và hiệu quả, được gây dựng và vun đắp từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Các thế hệ lãnh đạo của hai Cơ quan đã 5 lần ký Bản ghi nhớ hợp tác, lần gần đây nhất là ngày 10/6/2024. Chuyến thăm làm việc lần này của Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia đã mở ra một chương mới cho quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai Cơ quan Thanh tra hai nước.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy chia sẻ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là tập đoàn kinh tế - công nghiệp đóng vai trò chủ lực, trụ cột của nền kinh tế, giữ vai trò xương sống về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Mỗi năm Tập đoàn đóng góp hàng trăm nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam Dương Quốc Huy (ảnh đứng) phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Trong buổi làm việc, ông Dương Quốc Huy đề nghị lãnh đạo PVN báo cáo Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia, bà Đại sứ và các đại biểu về hoạt động cũng như những đóng góp quan trọng của Tập đoàn và về hệ thống Kiểm soát nội bộ (KSNB) của PVN.
Theo Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn, PVN là doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý và triển khai các hoạt động dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài. Các lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn, gồm: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; công nghiệp khí; công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; chế biến dầu khí; dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.
Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Trong đó, KSNB là một nhiệm vụ quan trọng giúp Tập đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ, giúp giảm bớt rủi ro, sai sót và nâng cao tín nhiệm của doanh nghiệp cũng như các bên liên quan.
“Tôi hy vọng quý đại biểu sẽ trao đổi, chia sẻ thẳng thắn về nội dung KSNB nói chung và kiểm soát nội bộ của Tập đoàn để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện hệ thống KSNB”, Tổng Giám đốc PVN chia sẻ.
PVN có hệ thống Kiểm soát nội bộ chuyên nghiệp, hiệu quả
Cơ sở xây dựng hệ thống KSNB của PVN là khung KSNB COSO 2013, là một quá trình được chi phối bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, quản lý nhà nước và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ.
Theo đó, hệ thống KSNB của PVN gồm có khung KSNB (gồm 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; giám sát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền đạt thông tin); quy định pháp luật của Việt Nam (gồm Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Chứng khoán 2019, Luật Kế toán 2015) và sơ đồ quản trị theo mô hình 3 tuyến trong quản lý rủi ro của doanh nghiệp.
Tổng Giám đốc PVN tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia tặng quà lưu niệm cho Tổng Giám đốc PVN. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Trên cơ sở đó, Tập đoàn thiết lập cơ cấu tổ chức kiểm soát của Tập đoàn, gồm công ty mẹ PVN và công ty thành viên. Tập đoàn sẽ KSNB thống nhất từ công ty mẹ đến công ty thành viên.
Ban KSNB hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan và chuyên nghiệp với 2 nhiệm vụ chính: (1) Giúp Hội đồng thành viên giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành; phát hiện, ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục các sai sót, rủi ro; (2) thực hiện Kiểm toán nội bộ.
Có 17 tiêu chí đánh giá mức độ trưởng thành của kiểm soát nội bộ theo COSO 2013. Trên cơ sở những tiêu chí quy định, đến nay Hệ thống kiểm soát nội bộ tại PVN và các đơn vị thành viên được đánh giá đều nằm ở mức 3 (đã chuẩn hóa), một số ít các đơn vị đang dần tiệm cận đến mức 4 (được giám sát).
Bà Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Campuchia tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam (từ trái sang) tại buổi làm việc. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Bên cạnh đó, công tác quản lý rủi ro trong hệ thống KSNB của Tập đoàn giúp nâng cao trách nhiệm quản trị của Trưởng các Ban/văn phòng... trong thực hiện nhiệm vụ; hệ thống văn bản quy phạm nội bộ được rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm; thành lập Tổ quản lý rủi ro của Tập đoàn; tăng cường kiểm tra, giám sát của Ban điều hành; thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trong Ban Kiểm soát nội bộ trực thuộc Hội đồng thành viên, thực hiện kiểm toán theo kế hoạch; nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ của Ban KSNB.
Trong thời gian tới, PVN đặt mục tiêu mức độ trưởng thành của hệ thống KSNB đạt mức 4, 5 theo COSO 2013. Trên cơ sở đó, Tập đoàn đề ra một số giải pháp thực hiện, như: Hoàn thiện khung pháp lý (quản lý nhà nước, hệ thống văn bản của Tập đoàn); hoàn thiện cơ cấu tổ chức kiểm soát theo tiêu chuẩn quản trị quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo.
Đề nghị PVN nghiên cứu, đầu tư vào Campuchia trong tìm kiếm, khai thác dầu khí
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Huốt Hạ cho rằng bài trình bày về hệ thống KSNB của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiều nội dung đáng quan tâm. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia chúc mừng những thành tựu PVN đã đạt được trong thời gian vừa qua.
Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia đề nghị PVN nghiên cứu, đầu tư vào Campuchia, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và sản xuất khí đốt. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Bộ trưởng Huốt Hạ nhấn mạnh, sự lớn mạnh của Tập đoàn đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam suốt thời gian qua. Đặc biệt, Tập đoàn là một thương hiệu được quốc tế đánh giá cao và ghi nhận. Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu, sự phát triển của Tập đoàn, nhất là trong lĩnh vực hoạt động sản xuất như công nghiệp, năng lượng tái tạo, khai thác dầu khí, thăm dò tìm kiếm...
Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia đề nghị Tập đoàn nghiên cứu, tìm cách đầu tư vào Campuchia trong việc tìm kiếm, khai thác dầu khí, nhất là năng lượng tái tạo và sản xuất các loại khí đốt.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Minh Nguyệt)
“Tại cuộc tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tôi và Thủ tướng đã trao đổi về việc đầu tư thương mại giữa hai nước, trong đó tiếp tục thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế, cả hạ tầng cứng và về thể chế chính sách, cùng hướng tới mục tiêu sớm đạt 20 tỷ USD thương mại song phương. Do đó, tôi đề nghị các ngài quan tâm, tạo điều kiện trong việc khai thác, thăm dò tại Campuchia”, Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia nhấn mạnh.
Ông cho biết thêm, Campuchia là một đất nước có tiềm năng lớn và hy vọng trong thời gian không xa, PVN sẽ nghiên cứu, đầu tư vào Campuchia. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia chúc PVN càng lớn mạnh hơn nữa và tiếp tục quan tâm đến việc đầu tư trong nước cũng như ngoài nước./.
Minh Nguyệt
Từ khóa:
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bộ thanh tra campuchia thăm và làm việc tại việt nam tổng giám đốc pvn khai thác dầu khí đầu tư và thăm dò khai thác dầu khí tại campuchiaÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.
Hoàng Minh (t/h)
(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh